EU sẽ cho phép tịch thu tài sản của Nga trên lãnh thổ của khối
Liên minh châu Âu (EU) sẽ cho phép thu giữ tài sản của Nga trên lãnh thổ của khối vào tháng 10 tới.
Phát biểu với các phóng viên trước cuộc họp không chính thức của các Bộ trưởng Tư pháp và Nội vụ, Ủy viên Tư pháp Liên minh châu Âu (EU), ông Didier Reynders cho biết, Nghị viện châu Âu đã thông qua biện pháp này và đã có sự đồng thuận trong Hội đồng châu Âu.
Cờ Nga và EU. Ảnh: Modern Diplomacy.
Chỉ thị này sẽ có thể được áp dụng vào tháng 10 tới. Số tài sản bị tịch thu có thể đưa vào quỹ chung dành cho người dân Ukraine.
Ủy viên Tư pháp Liên minh châu Âu cũng cho biết, EU đã “đóng băng” khối tài sản của Nga trị giá 13,8 tỷ USD trong đó hơn 12 tỷ USD đến từ 5 quốc gia thành viên kể từ khi Nga tiến hành chiến dịch đặc biệt tại Ukraine vào ngày 24/2.
Các nước phương Tây bao gồm cả EU đã áp đặt một loạt các biện pháp trừng phạt sâu rộng đối với Nga bao gồm cả việc đóng băng tài sản và lệnh cấm vận chuyển dầu của Nga bằng đường biển. Các biện pháp này chủ yếu nhắm vào nền kinh tế của Nga.
EU dự định mở rộng quy định thiết lập chứng chỉ COVID kỹ thuật số
Theo phóng viên TTXVN tại Brussels, ngày 11/3, Ủy ban đại diện thường trực (COREPER) đã chính thức phê duyệt nhiệm vụ đàm phán của Hội đồng châu Âu với Nghị viện châu Âu (EP) nhằm mở rộng quy định thiết lập chứng chỉ COVID kỹ thuật số của Liên minh châu Âu (EU).
Hộ chiếu và Chứng chỉ COVID-19 của EU. Ảnh: AFP/TTXVN
Trên thực tế, công cụ này đã đóng góp phần lớn vào việc tạo điều kiện cho người dân tự do đi lại trong thời kỳ đại dịch. Ngoài ra, nguyên tắc dỡ bỏ dần các hạn chế đi lại nếu tình hình dịch tễ học cho phép vẫn được áp dụng.
Trước đó, vào ngày 3/2 vừa qua, Ủy ban châu Âu (EC) đã đề xuất gia hạn thêm một năm, tức là cho đến ngày 30/6/2023, quy định về chứng chỉ COVID kỹ thuật số của EU. EC cũng đưa ra những thay đổi có mục tiêu khác để mở rộng phạm vi xét nghiệm kháng nguyên được phép và cho phép cấp giấy chứng nhận tiêm chủng cho những người tham gia thử nghiệm lâm sàng.
Những thay đổi chính do Hội đồng thực hiện đối với các đề xuất của EC bao gồm việc yêu cầu EC gửi báo cáo chi tiết trước ngày 1/2/2023. Báo cáo này, nếu thích hợp, có thể kèm theo các đề xuất lập pháp để có thể đánh giá lại nhu cầu bãi bỏ hoặc gia hạn chứng chỉ khi có những thay đổi về tình hình dịch bệnh.
Quy định hiện tại về thiết lập chứng chỉ COVID kỹ thuật số của EU đã được thông qua vào ngày 14/6/2021 và được áp dụng ngay từ tháng 7/2021. Quy định này sẽ hết hạn vào ngày 30/6/2022. Để việc gia hạn được thông qua kịp thời trước ngày hết hạn, Hội đồng châu Âu và EP phải đạt được thỏa thuận theo thủ tục lập pháp thông thường trước thời hạn đó.
Tin thế giới 11-7: 'Hồ sơ Uber' gọi tên Tổng thống Macron; 11 ứng viên tranh ghế Thủ tướng Anh Tọa đàm giữa nghị sĩ Nghị viện châu Âu và các đại sứ Việt Nam; số ứng viên thông báo chạy đua tranh cử thay thế Thủ tướng Johnson tăng lên 11... là một số tin thế giới đáng chú ý sáng 11-7. Giới tài xế taxi ở Pháp từng phản đối mạnh mẽ sự tham gia của Uber. Trong ảnh là dòng...