EU sắp “tung” đòn trừng phạt mạnh nhất với Nga
Những trừng phạt mới với ngân hàng và các công ty năng lượng của Nga dự kiến sẽ được Liên minh châu Âu hoàn tất vào ngày hôm nay 29/7, nhằm gia tăng áp lực đối với Mátxcơva vì cuộc khủng hoảng ở Ukraine.
Anh thừa nhận các biện pháp trừng phạt này cũng sẽ gây “đau đớn” cho London, nhưng cho rằng cần phải nhìn vấn đề trong bối cảnh gần 300 người trên máy bay MH17 đã thiệt mạng ở miền đông Ukraine vào hôm 17/7 vừa qua.
Các đại sứ Liên minh châu Âu (EU) dự kiến sẽ phê chuẩn các lệnh trừng phạt mới, đối với ngành tài chính và công nghệ khai thác năng lượng cùng bán vũ khí của Nga. Đây sẽ là lần đầu tiên toàn bộ các ngành này, chứ không phải là từng cá nhân hay công ty lẻ tẻ, chịu sự trừng phạt của phương Tây.
Nhà Trắng cũng đã bày tỏ hi vọng châu Âu sẽ gia tăng trừng phạt đối với Nga trong những ngày tới và ám chỉ Mỹ sẽ theo bước châu Âu.
Phát ngôn viên Downing Street, văn phòng Thủ tướng Anh, cho biết các biện pháp trừng phạt trên lý thuyết có thể được áp dụng trong vòng 24-48 giờ sau khi đạt được thỏa thuận.
Downing Street cũng cho rằng Nga vẫn tiếp tục chuyển vũ khí vào Ukraine và hỗ trợ cho lực lượng nổi dậy ở đây.
EU được cho là sẽ cấm các ngân hàng Nga bán trái phiếu hoặc cổ phiếu mới được phát hành vào thị trường châu Âu, động thái có thể gây tổn hại cho Anh nhiều hơn các nước khác.
Trừng phạt trong ngành năng lượng dự kiến tập trung vào việc bán thiết bị khoan nước sâu và khí đốt đá phiến sét. EU sẽ phải làm rõ hơn về trừng phạt đối với xuất khẩu khí đốt, khi nhiều thành viên của khối này phụ thuộc rất lớn từ nguồn cung của Nga.
Video đang HOT
Các thỏa thuận vũ khí trong tương lai với Nga sẽ bị cấm, nhưng các hợp đồng hiện nay vẫn sẽ được giữa nguyên, cho phép Pháp tiếp tục bán “mẻ” đầu tiên gồm 2 tàu chiến lớp Mistral cho Nga.
Trung Anh
Tổng hợp
Theo Dantri
Vì Nga, Pháp khiến phương Tây chưng hửng
Ngay sau khi Liên minh Châu Âu (EU) lên tiếng đe dọa sẽ tung thêm đòn trừng phạt nhằm vào Nga thì Pháp đã qua mặt EU quyết xúc tiến thực hiện hợp đồng bán siêu tàu chiến tối tân cho Nga. Đây rõ ràng là hành động khiến phương Tây cảm thấy bẽ mặt.
Các quan chức cấp cao ASEAN tại phiên khai mạc cuộc họp sáng nay. (Ảnh: Nhandan) - See more at: http://vtv.vn/Thoi-su-quoc-te/SOM-ASEAN-Cuoc-hop-dac-biet-cua-cac-quan-chuc-cao-cap-ASEAN/121702.vtv#sthash.iJmioISa.dpuf Tàu Nga chở các thủy thủ đến Pháp
Khoảng 400 thủy thủ Nga hôm qua (30/6) đã cập cảng ở Pháp để tham gia khóa đào tạo trên chiếc tàu sân bay trực thăng tối tân lớp Mistral mà Pháp chuẩn bị bàn giao cho Nga.
Giới phân tích tin rằng, việc Pháp bất chấp sức ép của các đồng minh phương Tây vẫn tiếp tục bán tàu chiến lớp Mistral cho Nga cho thấy lợi ích kinh tế đã hạ gục lập trường chính trị được cho là thống nhất của phương Tây đối với Moscow.
Theo các nguồn tin, 400 thủy thủ Nga đã đến cảng Saint-Nazaire. Các đài truyền hình đã ghi lại được hình ảnh tàu khu trục nhỏ Smolny của Nga cập cảng Saint-Nazaire vào buổi sáng ngày hôm qua. Các thủy thủ Nga sẽ dược chia làm hai đội, mỗi đội 200 người, để luyện tập trên tàu Vladivostok - một trong hai tàu lớp Mistral đang được đóng tại Saint-Nazaire. Những thủy thủ này sẽ phải làm quen với chiếc siêu tàu chiến mang tên Vladivostock trong vài tháng tới..
Sau các bài tập huấn luyện, các thủy thủ sẽ nghỉ trên tàu Smolny. Con tàu này đã chở các thủy thủ Nga đến Pháp và hiện tại sẽ đóng vai trò như một doanh trại nổi của lực lượng Nga.
Kênh truyền hình Pháp 3 trước đó đưa tin, các thủy thủ Nga ban đầu có kế hoạch đến Pháp từ hôm 1/6 nhưng tàu Smolny bị hỏng tại căn cứ hải quân Kronshtadt của Nga và nó đã phải trải qua một thời gian sửa chữa.
Sau khi công tác huấn luyện, đào tạo được hoàn tất, các thủy thủ Nga sẽ đưa tàu Vladivostok về Saint Petersburg. Tại đây, siêu tàu chiến lớp Mistral sẽ được trang bị những vũ khí tối tân nhất của Nga.
Tàu chiến mà Nga mua của Pháp được đặt tên theo thành phố Viễn Đông Vladivostok. Đây cũng sẽ là căn cứ cuối cùng của chiếc siêu tàu chiến lớp Mistral.
Theo nhà thầu DCNS của Pháp cho các hãng tin biết, lễ chuyển giao chiếc tàu Vladivostok cho phía Nga sẽ diễn ra vào tháng 10 hoặc tháng 11 tới.
Hợp đồng bán hai tàu lớp Mistral trị giá 1,12 tỉ euro (1,5 tỉ USD) đã được tập đoàn xuất khẩu vũ khí của Nga - Rosoboronexport ký với tập đoàn DCNS của Pháp hồi tháng 6 năm 2011. Chiếc tàu lớp Mistral thứ hai mang tên Sevastopol dự kiến sẽ được Pháp chuyển giao cho Nga vào cuối năm 2015.
Tàu chiến lớp Mistral là loại tàu đổ bộ tấn công hiện đại, có khả năng chỉ huy, triển khai chớp nhoáng lực lượng hỗ trợ hậu cần, di tản nhân đạo, bệnh viện dã chiến và thưc hiện các sứ mệnh tác chiến Hải quân khác. Tàu chiến Mistral có trọng tải tối đa 21.300 tấn; có thể chuyên chở bốn sà lan đổ quân, 16 trực thăng hạng nặng, 2 tàu đệm không khí, một tiểu đoàn 40 xe tăng hạng nặng Leclerc, 450 binh sỹ... Tàu đổ bộ trực thăng lớp Mistral dài 199m, chiều ngang 32m, độ mớn nước 6,2m.
Tàu được lắp đặt hệ thống radar cảnh giới MRR3D-NG, radar dẫn đường DRBN-38A; hệ thống hỏa lực gồm 2 hệ thống tên lửa phòng không MBDA Simbad, 2 khẩu đội pháo phòng không Breda-Mauser 30 mm, 4 súng máy 12,7 mm Browing M2-HB.
Các liên đội Không quân dự kiến được biên chế trên các tàu lớp Mistral của Nga, bao gồm 8 chiếc máy bay trực thăng tấn công Kamov Ka-52K và 8 chiếc máy bay trực thăng vận tải tấn công Ka-29/31 Helix. Tàu có phạm vi hoạt động 40.000km, hứa hẹn sẽ góp phần nâng cao khả năng tác chiến của lực lượng Hải quân Nga.
Hợp đồng đầy "sóng gió"
Việc chuyển giao hai chiếc tàu chiến lớp Mistral cho Nga đã có nguy cơ gặp trục trặc hồi tháng 3 khi Liên minh Châu Âu cũng Mỹ tung ra một loạt đòn trừng phạt nhằm vào Moscow sau vụ Crimea sáp nhập vào Nga.
Cả các nước thuộc EU và Mỹ đều ra sức gây sức ép với Pháp để buộc Paris phải hủy bỏ hợp đồng cung cấp tàu chiến cho Nga. Thậm chí, giới nghị sĩ Mỹ còn đưa ra gợi ý, thay vì chuyển giao siêu tàu chiến lớp Mistral cho Nga, Pháp nên cho phép NATO mua lại những chiếc tàu chiến đó hoặc cho thuê chúng.
Paris đã bác bỏ, phớt lờ những lời kêu gọi trên, nói rằng, việc hủy bỏ hợp đồng sẽ gây hại cho Pháp nhiều hơn cho Nga. Diễn biến này đã phơi bày những hạn chế trong các biện pháp trừng phạt của EU đối với Nga.
Tổng thống Pháp Francois Hollande hồi tháng 6 đã lên tiếng bảo đảm rằng, nước này sẽ thực hiện nghiêm túc các nghĩa vụ trong hợp đồng đã ký với Nga, nói rằng ông không thấy có bất kỳ cản trở gì trong việc chuyển giao hai chiếc tàu chiến cho Nga đúng thời hạn đưa ra.
Paris cho rằng, các nước khác phải chia sẻ gánh nặng trong việc áp đặt các biện pháp trừng phạt lên Moscow và rằng bất kỳ biện pháp nào cũng không bao gồm ngành tài chính và năng lượng cũng như quốc phòng.
Tàu chiến lớp Mistral là hợp đồng mua vũ khí nước ngoài đầu tiên của Nga trong hai thập kỷ trở lại đây, kể từ sau sự sụp đổ của Liên Xô.
Cựu Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy từng ca ngợi việc ký kết hợp đồng bán tàu chiến lớp Mistral cho Nga như một bằng chứng về việc Chiến tranh Lạnh đã kết thúc. Tuy nhiên, thỏa thuận được ký kết năm 2011 đã khiến một số đồng minh NATO của Pháp lo ngại sau khi xảy ra cuộc chiến ngắn ngủi năm 2008 giữa Nga và Gruzia. Hợp đồng trên đã tạo 1.000 công ăn, việc làm cho người Pháp.
Theo_VnMedia
Nga đưa hàng trăm binh lính tới Pháp học sử dụng tàu Mistral AFP đưa tin, ngày 30/6, khoảng 400 lính thủy đánh bộ Nga đã đến Pháp - nơi họ sẽ trải qua khóa huấn luyện trong thỏa thuận mua tàu chiến lớp Mistral gây tranh cãi giữa Paris với Moskva. Pháp đã xúc tiến thương vụ bán 2 tàu chiến Mistral cho Nga, bất chấp việc NATO và Mỹ kêu gọi trì hoãn thương...