EU ra tuyên bố cứng rắn với Taliban, Mỹ cảnh báo tránh xa sân bay ở Kabul
Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen hôm nay 21.8 tuyên bố Liên minh châu Âu (EU) không công nhận và cũng không tổ chức đối thoại chính trị với Taliban sau khi lực lượng này giành quyền kiểm soát Afghanistan hôm 15.8.
Xe của Taliban chạy trên phố ở thủ đô Kabul ngày 16.8, một ngày sau khi lực lượng này tiến vào Kabul và giành quyền kiểm soát Afghanistan. Ảnh AFP
Bà von der Leyen đưa ra tuyên bố trên sau khi đến thăm một trung tâm ở thành phố Madrid (Tây Ban Nha) tiếp nhận các nhân viên người Afghanistan làm việc cho các tổ chức thuộc EU được sơ tán khỏi thủ đô Kabul, theo Reuters. “Chúng tôi có thể nghe rõ những tuyên bố của Taliban nhưng chúng tôi sẽ đánh giá những tuyên bố đó bằng hành động của họ”, bà von der Leyen nhấn mạnh.
Taliban hứa chính phủ Afghanistan sẽ có cả người ngoài lực lượng
Bà Von der Leyen cho biết thêm Ủy ban châu Âu sẵn sàng hỗ trợ tài chính cho những nước EU góp phần giải quyết vấn đề tái định cư cho những người tị nạn từ Afghanistan và bà định nêu vấn đề này tại cuộc họp G7 trong tuần tới.
Trong gần một tuần qua, nhiều nước phương Tây gấp rút sơ tán không chỉ công dân của mình mà còn những người Afghanistan từng làm việc cho những nước đó và sợ bị Taliban phân biệt đối xử.
Hôm nay, Đại sứ quán Mỹ tại Afghanistan khuyến cáo các công dân Mỹ ở Afghanistan tránh đi đến sân bay ở Kabul, giữa lúc hàng ngàn người tập trung tại đó để trốn khỏi Afghanistan. “Vì các mối đe dọa an ninh tiềm ẩn bên ngoài các cổng tại sân bay Kabul, chúng tôi khuyến cáo các công dân Mỹ không đến sân bay đó và tránh các cổng sân bay trong thời điểm này cho đến khi các bạn nhận chỉ dẫn từ một đại diện của chính phủ Mỹ”, Đại sứ quán Mỹ thông báo.
Thụy Sĩ cũng đã hoãn các chuyến bay thuê từ Kabul do tình hình hỗn loạn. Giới chức NATO và Taliban cho hay có ít nhất 12 người thiệt mạng ở bên trong và xung quanh sân bay ở Kabul kể từ ngày 15.8.
Trong khi đó, một quan chức Taliban hôm nay cho hay lực lượng này có kế hoạch đưa ra mô hình điều hành Afghanistan trong vài tuần tới, với các nhóm khác nhau giải quyết vấn đề an ninh nội địa và tài chính, theo Reuters.
Hành trình Taliban hộ tống đoàn công dân Ấn Độ tới sân bay
Đoàn công dân Ấn Độ, trong đó có phóng viên Sonia Sarkar, được Taliban vạch lộ trình và hộ tống tới sân bay về nước giữa cảnh hỗn loạn ở Kabul.
Ngày 16/8, không lâu sau khi Taliban tiếp quản Kabul, tình trạng hỗn loạn bao trùm sân bay quốc tế Hamid Karzai khi hàng nghìn người đổ xô đến đây mong tìm được một chuyến bay đưa họ thoát khỏi đất nước.
Sonia Sarkar, phóng viên đến từ New Delhi, Ấn Độ, cũng có mặt ở Kabul vào thời điểm khủng hoảng nổ ra. Cô đến thành phố từ giữa tuần trước để đưa tin về cuộc xung đột giữa quân đội chính phủ nước này và lực lượng Taliban sau khi Mỹ rút quân. Tuy nhiên, quân đội Afghanistan đã sụp đổ chóng vánh, trước khi cô kịp đến vùng chiến sự.
Các đầu mối liên lạc tại Afghanistan của Sarkar khuyên cô không nên rời phòng khách sạn ở Kabul. "Hãy kéo rèm lại. Họ đang ở ngoài đường", một người nhắn tin qua điện thoại cho cô.
Một máy bay quân sự sơ tán 120 công dân Ấn Độ khỏi thủ đô Kabul, Afghanistan. Ảnh: Sonia Sarkar .
Tuy nhiên, Sarkar muốn nhanh chóng trở về nhà. Lúc bấy giờ, cô được biết rằng các chuyến bay thương mại đang bị gián đoạn và hai chuyến bay cô đặt để rời Kabul về Ấn Độ đều sẽ không thể cất cánh theo lịch trình vào ngày 17/8.
"Điều khiến tôi lo lắng hơn là việc một số đầu mối liên lạc là phụ nữ ở địa phương hỏi tôi đã rời đất nước chưa. Họ bảo rằng Taliban đang lùng sục tìm kiếm các nhà báo nữ Afghanistan", Sarkar nhớ lại. "Tôi hỏi họ vậy còn với nữ phóng viên nước ngoài thì sao?"
"Nhưng bạn là người Ấn Độ", một đầu mối trả lời. "Như những gì tôi nghe được trong quãng thời gian ngắn ngủi ở Kabul thì người Afghanistan yêu người Ấn Độ nhưng Taliban thì ghét họ", Sarkar cho hay.
Ấn Độ ủng hộ mạnh mẽ chính phủ Afghanistan, phản đối Taliban và đôi bên không có bất kỳ kênh liên lạc trực tiếp nào.
Trong lúc Sarkar đang phân vân không biết nên làm gì tiếp theo thì đại sứ quán Ấn Độ liên hệ với cô và một nữ phóng viên đồng hương khác. Họ bảo hai người đến khu sứ quán trong vòng hai giờ tới, bởi họ định rời Kabul bằng máy bay của không quân Ấn Độ vào đêm muộn. Hành lý của Sarkar đã sẵn sàng.
Cô vội vàng gọi cho một lái xe taxi địa phương nhưng tài xế nói rằng sẽ phải mất chút thời gian anh ta mới đến được chỗ cô bởi đường phố đã trở nên quá hỗn loạn.
"Khi tôi bước chân ra khỏi khách sạn, đường phố bên ngoài vắng lặng như tờ, nhưng tôi có thể nhìn thấy những người đàn ông mặc shalwar kameez, trang phục truyền thống của Afghanistan, đang tuần tra. Một số người đã dựng trạm kiểm soát để kiểm tra phương tiện đi qua. Họ mang theo thứ gì đó trông giống như súng AK", Sarkar kể.
Sau khi đón nữ phóng viên còn lại, họ cùng tiến thẳng đến Wazir Akbar Khan, khu ngoại giao đoàn ở Kabul. Một nhóm chiến binh Taliban chặn họ lại trước lối vào. Họ xem hộ chiếu của hai người rồi yêu cầu quay trở lại vào sáng hôm sau.
Nữ phóng viên Sonia Sarkar trên máy bay quân sự rời Afghanistan ngày 17/8. Ảnh: Sonia Sarkar .
"Chúng tôi không thể rời đi. Điều đó đồng nghĩa chúng tôi sẽ bỏ lỡ cơ hội rời khỏi Afghanistan. Và tôi sợ rằng mình sẽ chẳng còn nơi nào để về bởi tôi đã trả phòng khách sạn và nơi đó bây giờ toàn chỉ toàn là các tay súng Taliban. Vì vậy, chúng tôi chờ trong taxi ba tiếng rồi đến tìm họ một lần nữa", Sarkar nói.
Tài xế taxi đã thuyết phục được các tay súng rằng họ có việc phải vào khu ngoại giao đoàn. Nhưng một chiến binh Taliban, khoảng ngoài 20 tuổi, nói trời đã tối và hai người còn là phụ nữ nên không thể đi một mình được.
Cuối cùng, nhân viên sứ quán Ấn Độ đã gọi cho một người trung gian để thuyết phục các tay súng chặn ở cửa cho hai nữ phóng viên vào. Họ bảo hai người cùng lên chiếc xe cảnh sát màu xanh lá cây mà họ thu được từ lực lượng an ninh Afghanistan trước đó.
Sarkar và nữ đồng nghiệp do dự nhưng cũng sợ rằng nếu nói "không", họ sẽ gặp rắc rối. Vì thế, hai người xếp hành lý vào cốp rồi lên xe, ngồi ở hàng ghế sau. Khi chỉ còn cách sứ quán chưa đầy 100 mét, chiếc xe dừng lại. Hai người được một chiếc xe bọc thép do phái bộ Ấn Độ cử đến đón.
"Khi bước chân qua cánh cửa sứ quán, cảm giác nhẹ nhõm trào dâng trong tôi", Sarkar cho hay.
Không biết khi nào kế hoạch tới sân bay sẽ được thực hiện bởi lúc đó, các nhà ngoại giao Ấn Độ vẫn đang đàm phán với Taliban về việc thiết lập lộ trình an toàn. Một quan chức sứ quán nói với Sarkar rằng mới hôm trước, vài người đã có thể rời đi nhưng các công dân Ấn Độ khác bị chặn lại.
"Chúng ta phải phụ thuộc vào sự thất thường của họ", quan chức sứ quán nói.
Khoảng 22h ngày 16/8, Sarkar cùng nữ đồng nghiệp bất ngờ được gọi tập hợp để lên xe. Tất cả thành viên trong đoàn đều luôn ở tư thế sẵn sàng, nhưng rất nhiều người thậm chí không thể mang theo đồ đạc, trong đó có cả Sarkar, bởi bên tổ chức thông báo rằng ưu tiên là sơ tán người chứ không phải hành lý.
"Vậy nên tôi để vali đầy quần áo ở lại", cô nói.
Lần này, lực lượng Taliban hộ tống 22 xe chở 120 công dân Ấn Độ tiến về sân bay Kabul, nơi một máy bay quân sự đang chờ sẵn sau khi New Delhi quyết định đóng cửa đại sứ quán ở Afghanistan. Các nguồn tin cho biết Taliban đã hứa sẽ trông nom tài sản và phương tiện của sứ quán, đồng thời sẽ trao trả toàn bộ khi các nhà ngoại giao quay trở lại.
"Gần sân bay, chúng tôi thấy hàng trăm người đi lại trên đường phố, nhiều người mang theo vũ khí. Khi đến gần hơn, chúng tôi thấy thêm cả phụ nữ và trẻ em. Không ai mang theo hành lý và có vẻ như họ rời nhà trong vội vã", Sarkar mô tả.
Mỗi khi đám đông trở nên hỗn loạn, các chiến binh Taliban đang tuần tra đường phố lại bắn chỉ thiên. Trong khoảng 30 phút, Sarkar cho biết cô nghe thấy họ bắn ba lần.
Kể từ sau khi giành quyền kiểm soát thủ đô, Taliban đã tăng cường tuyên truyền nhằm khắc họa hình ảnh mới của lực lượng. Trong một cuộc họp báo ngày 17/8, nhóm tuyên bố muốn hòa bình và sẽ tôn trọng quyền của phụ nữ trong khuôn khổ luật Hồi giáo.
Tuy nhiên, nhiều phụ nữ địa phương nói với Sarkar rằng họ vẫn sợ mỗi khi bước chân ra khỏi nhà. "Taliban nói sẽ không làm hại phụ nữ đi làm nhưng chúng tôi không thể tin lời họ", một nghiên cứu sinh tại Đại học Kabul chia sẻ với Sarkar vào đêm 16/8.
Rạng sáng 17/8, đoàn của Sarkar đi qua một quán ăn Lebanon và một quán cà phê rồi dừng lại trước sảnh chờ cho chuyến bay trở về Ấn Độ. Một số binh sĩ Mỹ đang nằm ngủ trên sàn, trong khi một nhóm khác bận rộn đảm bảo lối ra thông suốt.
"Khi chúng tôi bước lên cầu thang để vào phòng chờ, họ mời chúng tôi nước và bảo chúng tôi đeo một chiếc vòng tay màu trắng. Sau vài phút, các công dân Ấn Độ được yêu cầu tháo vòng tay và hướng về phía máy bay", Sarkar kể. "Lúc đó là khoảng 5h sáng. Vừa thắt dây an toàn, tôi vừa nhắn tin cho chị gái mình ở New Delhi, thông báo rằng máy bay sẽ cất cánh sớm. Tôi nhận ra rằng là một người nước ngoài ở Afghanistan, tôi có lựa chọn rời khỏi đất nước. Nhưng không may, hàng triệu người dân Afghanistan không có lựa chọn này".
Taliban thay đổi thế nào sau 25 năm? Taliban một lần nữa cầm quyền và có thể sớm tuyên bố Afghanistan là một tiểu vương quốc Hồi giáo sau lần nắm quyền đầu tiên 25 năm trước. Taliban treo cổ cựu tổng thống Afghanistan Mohammad Najibullah và giành quyền lực sau khi tiến vào thủ đô Kabul năm 1996. 25 năm sau, Taliban đánh bại lực lượng chính phủ Afghanistan do...