EU quan ngại sâu sắc về cuộc khủng hoảng kinh tế – xã hội tại Liban
Theo phóng viên TTXVN tại Trung Đông, ngày 20/9, Đại sứ của Liên minh châu Âu (EU) tại Liban Ralph Tarraf đã bày tỏ quan ngại sâu sắc với Tổng thống Liban Michel Aoun về cuộc khủng hoảng kinh tế ngày càng trầm trọng ở quốc gia Trung Đông này.
Người gửi tiền tập trung bên ngoài một chi nhánh ngân hàng ở Beirut, Liban, ngày 16/9/2022. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN
Tại cuộc gặp với Tổng thống Aoun, Đại sứ Tarraf đã hối thúc nhà lãnh đạo Liban thực hiện ngay lập tức những cải cách cần thiết để giải quyết cuộc khủng hoảng kinh tế – xã hội hiện nay. Trong một tuyên bố đăng tải trên tài khoản mạng xã hội Twitter, ông Tarraf viết: “Hôm nay, chúng tôi – gồm đại sứ của EU và các quốc gia thành viên EU cũng như các đại sứ của Thụy Sĩ và Na Uy tại Beirut đã gặp Tổng thống Aoun để bày tỏ sự quan tâm sâu sắc về tình hình hiện nay ở Liban. Chúng tôi kêu gọi Tổng thống Aoun nỗ lực hết sức để hỗ trợ và đóng góp tích cực vào việc thực hiện các cải cách kinh tế, tiền tệ và tài khóa quan trọng mà Liban đã cam kết”.
Ông Tarraf cho biết thêm Liban cần phải thực hiện ngay các biện pháp khẩn cấp để đối phó với những thách thức hiện nay. EU và các nước thành viên luôn sẵn sàng hỗ trợ Liban trong giai đoạn quan trọng này, cả về mặt chính trị và tài chính nhằm giúp nước này thực hiện kế hoạch phục hồi kinh tế toàn diện cũng như chương trình hỗ trợ của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF).
Video đang HOT
Trong khi đó, Đại sứ Saudi Arabia tại Liban Walid Bukhari đã có một loạt cuộc gặp với các chính trị gia nước này trong những ngày gần đây để bày tỏ sự quan tâm của Saudi Arabia đối với việc duy trì sự ổn định của Liban cũng như việc tuân thủ hiến pháp của Liban và Thỏa thuận hòa giải dân tộc (Taif) nhằm tạo cơ sở cho việc chấm dứt nội chiến và đưa nền chính trị Liban trở lại trạng thái bình thường. Sau cuộc gặp ngày 19/9 với ông Bukhari, lãnh đạo đảng Các Lực lượng Liban, ông Samir Geagea cho biết Saudi Arabia đã chuẩn bị các gói viện trợ lớn cho Liban với điều kiện là Liban phải có Tổng thống, Thủ tướng và một chính phủ đáng tin cậy.
Ngày 20/9, giá trị đồng bảng Liban đã giảm xuống mức thấp kỷ lục so với đồng USD, giữa lúc các ngân hàng đóng cửa ngày thứ hai liên tiếp và giá hàng hóa, đặc biệt là nhiên liệu, tăng vọt.
Tổng thống Liban khẳng định nỗ lực giải quyết căng thẳng với các nước vùng Vịnh
Ngày 2/11, Tổng thống Liban Michel Aoun khẳng định nước này đang nỗ lực giải quyết vấn đề gây tranh cãi với Saudi Arabia và các nước vùng Vịnh khác.
Tổng thống Liban Michel Aoun. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Phát biểu tại cuộc họp với Phái đoàn của Nghị viện châu Âu (EP) về quan hệ với các nước Arab (Mashreq), Tổng thống Aoun nhấn mạnh: "Chúng tôi đang làm việc ở tất cả các cấp với hy vọng tìm ra giải pháp phù hợp để giải quyết vấn đề tranh cãi với vùng Vịnh."
Tổng thống Aoun cũng cho biết thêm rằng Liban đang đối diện với nhiều cuộc khủng hoảng, gồm hệ quả của cuộc nội chiến tại quốc gia láng giềng Syria, làn sóng người tị nạn tràn vào nước này bên cạnh tác động của các vụ nổ tại cảng Beirut và quyết định gần đây của các quốc gia vùng Vịnh cấm nhập khẩu hàng hóa từ Liban. Tổng thống Aoun lưu ý thêm rằng hiện Chính phủ Liban cũng đang chuẩn bị cho các cuộc đàm phán với Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dựa trên một kế hoạch phục hồi nhằm tái thiết nền kinh tế thông qua việc thực hiện những cải cách cần thiết.
Về phần mình, bà Isabel Santos, Trưởng Phái đoàn EP, nhấn mạnh chuyến thăm Liban của phái đoàn này nhằm theo dõi việc thực hiện các biện pháp cải cách đã được chính phủ nước này thông qua và tổ chức các cuộc thảo luận với các quan chức Liban về các vấn đề chính trị cũng như kinh tế đang diễn ra ở nước này.
Trong một diễn biến cùng ngày, theo Hãng thông tấn nhà nước Bahrain, Bộ Ngoại giao Bahrain "đã hối thúc tất cả các công dân (nước này) tại Liban rời đi ngay lập tức do tình hình căng thẳng tại đây đòi hỏi cần hết sức thận trọng."
Cũng trong ngày 2/11, Chính phủ Yemen được quốc tế công nhận thông báo đã triệu đại sứ nước này tại Liban để xem xét các phát ngôn thiếu thiện chí của Bộ trưởng Thông tin Liban George Kordahi liên quan đến cuộc nội chiến tại Yemen.
Trước đó, căng thẳng đã bùng lên giữa Liban với 4 quốc gia thành viên Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh (GCC) gồm Bahrain, UAE, Saudi Arabia và Kuwait, liên quan đến bình luận của Bộ trưởng George Kordahi chỉ trích chiến dịch quân sự do Saudi Arabia dẫn đầu tại Yemen. Nhằm bày tỏ sự phản đối, cả 4 quốc gia đã triệu đại sứ của mình tại Liban về nước. Ngoài ra, Saudi Arabia, Bahrain và Kuwait còn yêu cầu đại diện ngoại giao của Liban tại nước họ rời đi trong vòng 48 giờ. Hôm 31/10 vừa qua, UAE cũng đã khuyến cáo công dân nước này nên nhanh chóng rời khỏi Liban.
Về phía Liban, sau cuộc họp khẩn của chính phủ, Ngoại trưởng Abdallah Bou Habib bày tỏ hy vọng nước này sẽ sớm giải quyết được cuộc khủng hoảng với các nước vùng Vịnh và tái khẳng định cam kết về trách nhiệm của mình trước thế giới Arab. Ngày 1/11 vừa qua, Beirut đã đề nghị tiến hành các cuộc đàm phán với Saudi Arabia nhằm tháo gỡ vấn đề gây tranh cãi nói trên.
Liban nhất trí nối lại đàm phán phân chia hải giới với Israel Tổng thống Liban Michel Aoun nhất trí mời đặc phái viên của Mỹ Amos Hochstein tới Beirut để tiếp tục các cuộc đàm phán về vấn đề phân định hải giới phía Nam giữa nước này và Israel. Đây là thông tin mới được văn phòng quyền Thủ tướng Liban xác nhận ngày 6/6. Tổng thống Liban Michel Aoun trong bài phát biểu...