EU phê chuẩn thuốc Leqvio giảm cholesterol của hãng Novartis
Hãng dược phẩm Novartis ngày 11/12 cho biết đã nhận được sự phê chuẩn của Liên minh châu Âu (EU) đối với thuốc Leqvio, còn được gọi là Inclisiran, một loại thuốc giảm cholesterol mà hãng dược phẩm của Thụy Sĩ này mua lại năm 2019 trong một hợp đồng trị giá gần 10 tỉ USD và dự kiến sẽ là loại thuốc bán chạy nhất.
Logo của hãng Novartis. Ảnh: Reuters
Novartis nói Leqvio đã được cấp phép để điều trị cho người lớn có lượng cholesterol trong máu cao hoặc bị rối loạn mỡ máu, đưa loại thuốc này trở thành thuốc điều trị giảm mức LDL-C, tức cholesterol xấu RNA can thiệp nhỏ (siRNA) đầu tiên và duy nhất được phê chuẩn tại châu Âu.
Chủ tịch hãng Novartis, Marie-France Tschudin cho biết :”Bệnh tim mạch vẫn là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong tại châu Âu, cho thấy nhu cầu khẩn cấp cần có những phương pháp điều trị mới cho những người bệnh đang nỗ lực để đạt mục tiêu giảm LDL-C của mình”.
Video đang HOT
Novartis mua lại công ty Medicines Co với trị giá 9,7 tỉ USD. Medicines Co là công ty sản xuất thuốc Leqvio. Novartis muốn có sản phẩm cạnh tranh với các loại thuốc điều trị bệnh tim mạch của các hãng dược phẩm Amgen Inc, Sanofi và Regeneron.
Leqvio, được sử dụng cùng với các thuốc nhóm statins cho người mắc bệnh tim đang nỗ lực giảm mức cholesterol bằng các liệu pháp truyền thống, sẽ bổ sung cho hoạt động kinh doanh thuốc chữa suy tim Entresto của Novartis.
Novartis cho biết thuốc Leqvio cũng đang được Cơ quan quản lý dược phẩm và thực phẩm Mỹ (FDA) và các cơ quan y tế khác xem xét phê chuẩn cho sử dụng.
EU siết trừng phạt Thổ Nhĩ Kỳ
Lãnh đạo EU đưa ra danh sách mục tiêu trừng phạt nhằm vào Thổ Nhĩ Kỳ để đáp trả "hoạt động khiêu khích đơn phương" ở đông Địa Trung Hải.
"Thổ Nhĩ Kỳ triển khai các hoạt động khiêu khích đơn phương và leo thang chỉ trích nhằm vào Liên minh châu Âu (EU), các nước thành viên và các lãnh đạo châu Âu", theo thông cáo của EU sau hội nghị thượng đỉnh ở thủ đô Brussels của Bỉ ngày 11/12.
"Các hoạt động đơn phương khiêu khích của Thổ Nhĩ Kỳ ở đông Địa Trung Hải vẫn diễn ra, thậm chí ngay trong vùng đặc quyền kinh tế của Cyprus", thông cáo cho biết
Một quan chức ngoại giao EU cho biết các biện pháp trừng phạt sẽ nhằm vào các cá nhân và có thể được áp dụng "nếu Thổ Nhĩ theo đuổi các hành động của mình". Bộ Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố nghị quyết của EU là "thiên vị" và "trái pháp luật".
Tàu khoan Oruc Reis (giữa) và nhóm chiến hạm hộ tống ở khu vực phía đông Địa Trung Hải, ngày 12/8. Ảnh: Bộ Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ .
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron hoan nghênh EU "cứng rắn" với Thổ Nhĩ Kỳ, song cho biết các lãnh đạo EU chưa đồng ý áp lệnh cấm vận vũ khí hoặc nhằm vào toàn bộ lĩnh vực kinh tế của Thổ Nhĩ Kỳ. Thủ tướng Đức Angela Merkel cho biết hy vọng các thông điệp mà EU chuyển đi sẽ được "tiếp nhận một cách chính xác".
Phát ngôn viên Hội đồng châu Âu (EC) cho biết các lãnh đạo EU kêu gọi lập danh sách mục tiêu của "các biện pháp hạn chế". Các lãnh đạo yêu cầu Josep Borrell, trưởng bộ phận phụ trách đối ngoại của EU, chuẩn bị báo cáo về những biện pháp có thể triển khai để "mở rộng phạm vi" trừng phạt. Tài liệu dự kiến được đệ trình vào tháng 3/2021.
Trước thềm hội nghị thượng đỉnh EU, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan nói nước này "không quan tâm lắm đến bất cứ quyết định trừng phạt nào của EU". "EU chưa bao giờ đối xử trung thực với chúng tôi và chưa từng giữ bất cứ lời hứa nào mà họ đưa ra, song chúng tôi vẫn luôn kiên nhẫn từ trước tới nay", Erdogan nói.
Hy Lạp, được Pháp hậu thuẫn, đưa ra nêu cầu EU hành động cứng rắn hơn Thổ Nhĩ Kỳ, sau khi Ankara điều tàu khoan thăm dò khí đốt vào vùng biển tranh chấp với Athens. Thủ tướng Hy Lạp Kyriakos Mitsotakis hôm 10/12 nói uy tín của EU bị đe dọa và các lãnh đạo của khối hồi tháng 10 nhất trí cần đối phó hành động ngày càng quyết liệt của Thổ Nhĩ Kỳ.
Một số quốc gia là thành viên EU và Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) tỏ ra thận trọng hơn. Đức dẫn đầu các hoạt động ngoại giao nhằm giải quyết tranh chấp và NATO thiết lập đường dây nóng quân sự để ngăn các cuộc đụng độ không mong muốn.
CH Cyprus: Tranh cãi xung quanh việc Tổng Kiểm toán công bố báo cáo về cấp 'hộ chiếu vàng' "Chiếc ghế" Tổng Kiểm toán CH Cyprus, Odysseas Michaelides đang bị lung lay sau khi ông gây ra tranh cãi với chính phủ khi công bố báo cáo về chương trình cấp hộ chiếu thông qua đầu tư của nước này. Khi mang hộ chiếu Cyprus, một cá nhân có thể di chuyển, sinh sống và làm việc tại 27 quốc gia châu...