EU phát triển chung hệ thống chống UAV, tên lửa và tàu chiến
EU đang bước vào giai đoạn đột phá trong phát triển năng lực quốc phòng với các dự án hợp tác về phòng không, tên lửa, tàu chiến và tác chiến điện tử.
Mục tiêu là củng cố vai trò chiến lược của EU, song việc hiện thực hóa vẫn đối mặt với thách thức tài chính và hợp tác giữa các quốc gia thành viên.
Quang cảnh cuộc họp cấp Bộ trưởng Quốc phòng EU ngày 19/11/2024. Ảnh: Cơ quan Quốc phòng châu Âu (eda.europa.eu)
Theo trang tin châu Âu Euronews.com ngày 19/11, Liên minh châu Âu (EU) đang tiến tới một bước ngoặt quan trọng trong việc phát triển năng lực quốc phòng khi các nước thành viên cam kết hợp tác chặt chẽ trong các dự án quân sự chung về phòng không, tên lửa tích hợp, tác chiến điện tử và tàu chiến thế hệ mới.
Dựa trên báo cáo mới nhất từ Cơ quan Quốc phòng châu Âu (EDA), chi tiêu quốc phòng của EU dự kiến sẽ đạt mức 326 tỷ euro vào năm 2024, tương đương 1,9% GDP của khối. Con số này cho thấy các quốc gia thành viên đang tiến gần hơn đến mục tiêu chi tiêu quốc phòng 2% GDP theo yêu cầu của NATO.
Video đang HOT
Dù vậy, đại diện cấp cao của EU về chính sách đối ngoại và an ninh Josep Borrell lưu ý rằng bất chấp việc tăng chi tiêu quân sự, nỗ lực riêng lẻ của các quốc gia vẫn chưa đủ để EU sẵn sàng cho một cuộc chiến tranh cường độ cao. Ông đề xuất việc sử dụng một phần ngân sách thông qua các khoản đầu tư chung của châu Âu sẽ mang lại hiệu quả tốt hơn.
Trong động thái mới nhất, 17 quốc gia thành viên dự kiến sẽ ký kết ít nhất một trong bốn văn bản chính trị bày tỏ ý định hợp tác phát triển năng lực quân sự chung. Tổng giám đốc điều hành EDA Ji”5;í edivý nhấn mạnh: “Để trở thành nhà cung cấp an ninh đáng tin cậy, EU phải phát triển năng lực chiến lược, bao gồm cả khả năng ứng phó với các tình huống chiến tranh cường độ cao”.
Trong số các dự án được đề xuất, lĩnh vực phòng thủ tên lửa và phòng không tích hợp thu hút sự quan tâm lớn nhất từ các quốc gia thành viên EU. Các dự án này tập trung vào việc mua sắm hệ thống chống thiết bị bay không người lái (C-UAV), tên lửa phòng không (GBAD) và đạn dược.
Đáng chú ý, ít nhất bảy quốc gia thành viên, trong đó có Bỉ và Hà Lan, đã bày tỏ quan tâm đến việc phát triển “Tàu chiến châu Âu”. Dự án này nhằm bảo vệ các vùng biển của liên minh và ứng phó với các cuộc xung đột ở nước ngoài, với mục tiêu trở thành hoạt động hợp tác hải quân lớn của châu Âu vào năm 2040.
Bên cạnh đó, 13 quốc gia thành viên cũng thể hiện sự quan tâm đến việc hợp tác về năng lực tác chiến điện tử. Công nghệ này cho phép phá vỡ các cảm biến và thông tin liên lạc của đối phương, đồng thời bảo vệ lực lượng thân thiện khỏi bị phát hiện và can thiệp.
Để hỗ trợ các dự án này, Ủy ban châu Âu đã phê duyệt khoản tài trợ 300 triệu euro cho năm dự án thuộc Chương trình tăng cường công nghiệp quốc phòng châu Âu thông qua mua sắm chung (EDIRPA). Đồng thời, cơ quan này cũng đề xuất phân bổ 1,5 tỷ euro cho Chương trình Công nghiệp Quốc phòng châu Âu (EDIP).
Tuy nhiên, theo ông Andrius Kubilius – Ủy viên quốc phòng mới của EU, những con số này vẫn còn khá khiêm tốn so với nhu cầu thực tế. Ông ước tính cần khoảng 200 tỷ euro trong thập kỷ tới để nâng cấp cơ sở hạ tầng phục vụ việc huy động thiết bị quân sự và quân đội trên khắp EU. Ngoài ra, việc xây dựng “lá chắn phòng không” của EU sẽ đòi hỏi thêm 500 tỷ euro nữa.
Theo các nhà ngoại giao EU, mặc dù các văn bản trên hiện chưa bao gồm bất kỳ cam kết tài chính cụ thể nào, nhưng đây là một “dấu hiệu chính trị” quan trọng thể hiện niềm tin của các quốc gia thành viên trong việc theo đuổi các dự án quốc phòng chung trong tương lai. Ông edivý khẳng định các cơ hội hợp tác này sẽ tập hợp các nhà hoạch định chính sách, nhà lập kế hoạch và chuyên gia vũ khí để cùng phát triển các tài sản quân sự có liên quan, phù hợp với các ưu tiên của NATO.
Lãnh đạo Mỹ, Nhật Bản cam kết củng cố liên minh song phương
Ngày 10/4 (giờ Washington), Tổng thống Mỹ Joe Biden và Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida đã công bố kế hoạch tăng cường hợp tác quân sự chung và một hệ thống phòng thủ tên lửa mới, nhằm củng cố kết nối liên minh song phương chặt chẽ này.
Tổng thống Mỹ Joe Biden (phải) và Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida trong cuộc họp báo sau hội đàm tại Nhà Trắng, ngày 10/4/2024. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo truyền thông quốc tế, trong cuộc hội đàm kéo dài khoảng 2 giờ đồng hồ, hai bên đã tập trung thảo luận về khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, Ukraine và cuộc xung đột ở Gaza.
Phát biểu tại cuộc họp báo chung tại Nhà Trắng sau hội đàm, Tổng thống Biden nhận định: "Đây là bước nâng cấp quan trọng nhất trong liên minh của chúng tôi kể từ khi được thiết lập". Theo ông Biden, quân đội hai nước sẽ hợp tác theo cơ cấu chỉ huy chung và hai nước sẽ cùng với Australia phát triển mạng lưới phòng thủ tên lửa phòng không mới. Hai nhà lãnh đạo cũng thông báo rằng các phi hành gia Nhật Bản sẽ tham gia các sứ mệnh lên mặt trăng của NASA.
Về phần mình, Thủ tướng Kishida cho biết hai bên cũng thảo luận về mối quan hệ căng thẳng trên trường quốc tế, đồng thời cam kết duy trì trật tự quốc tế dựa trên luật pháp. Ông Kishida tuyên bố: "Những nỗ lực đơn phương nhằm thay đổi hiện trạng bằng vũ lực hoặc ép buộc là hoàn toàn không thể chấp nhận được, dù ở bất kỳ đâu".
Nhật Bản, thường được mô tả là đồng minh châu Á quan trọng nhất của Mỹ và là nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn nhất của Mỹ, đang tăng cường vai trò toàn cầu sau một loạt sửa đổi về luật an ninh trong thập kỷ qua dẫn đến việc thay đổi Hiến pháp hòa bình của nước này.
Theo kế hoạch, ông Kishida sẽ phát biểu trước Quốc hội Mỹ vào ngày 11/4. Nhà lãnh đạo Nhật Bản cũng sẽ cùng với ông Biden và Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr. tham dự một cuộc họp thượng đỉnh 3 bên.
UAV đán.h dồn dập vào đất Nga, Moskva tuyên bố bắ.n rụng hàng chục thiết bị bay 59 thiết bị bay không người lái (UAV) của Ukraine đã tấ.n côn.g các khu vực Bryansk, Kursk, tỉnh Moskva, Belgorod và Tula của Nga trong đêm rạng sáng 18/11. Một nhân viên làm việc tại cơ sở sản xuất của công ty Unwave, một nhà sản xuất máy gây nhiễu và tác chiến điện tử vô tuyến của Ukraine. (Nguồn: Reuters) Bộ...