EU nói Nga cắt giảm công suất khí đốt Nord Stream 1 là vì ‘động cơ chính trị’
‘Chúng tôi biết rằng không có lý do kỹ thuật nào. Đây là động thái có động cơ chính trị’, bà Kadri Simson, ủy viên năng lượng của Liên minh châu Âu (EU), nói hôm 26-7.
Đường ống khí đốt Nord Stream 1 ở Lubmin, Đức – Ảnh: REUTERS
Tập đoàn năng lượng Gazprom của Nga thông báo kể từ ngày 27-7 sẽ cắt giảm lượng khí đốt cung cấp hằng ngày qua đường ống Nord Stream 1 tới châu Âu xuống còn 33 triệu mét khối, tương đương 20% công suất đường ống.
Công suất vận chuyển khí đốt tối đa của Nord Stream 1 là hơn 160 triệu mét khối mỗi ngày. Tuy nhiên, kể từ khi mở lại đường ống ngày 21-7 sau thời gian bảo trì, Nga chỉ vận hành Nord Stream 1 ở mức 40% công suất.
Giải thích cho việc cắt giảm công suất của Nord Stream 1 xuống còn 20%, Gazprom cho biết họ đang tạm dừng hoạt động một trong hai turbine do yếu tố kỹ thuật.
Tuy nhiên, Ủy viên Năng lượng EU Kadri Simson không đồng tình với lý do này. “Chúng tôi biết rằng không có lý do kỹ thuật nào. Đây là động thái có động cơ chính trị và vì lý do này, việc cắt giảm nhu cầu khí đốt của chúng tôi là một chiến lược khôn ngoan”, bà Simson nói.
Phát biểu trong buổi thảo luận về kế hoạch chung của các bộ trưởng năng lượng EU tại Brussels (Bỉ) ngày 26-7, Bộ trưởng Công nghiệp Czech Jozef Sikela tố Tổng thống Nga Vladimir Putin đứng sau kế hoạch cắt giảm khí đốt qua đường ống Nord Stream 1.
Video đang HOT
Czech hiện là quốc gia giữ chức chủ tịch luân phiên của EU.
Theo kế hoạch đề xuất mới nhất của EU, tất cả các nước thành viên nên cắt giảm sử dụng khí đốt 15% tới cuối tháng 3 năm sau để bù đắp cho nguồn cung giảm từ Nga.
Các bộ trưởng sẽ họp tại Brussels trong hôm nay 26-7 để thống nhất kế hoạch. Một số quốc gia thành viên trước đó đã từ chối đề xuất của Ủy ban châu Âu (EC) về việc trao cho Brussels quyền cắt giảm sử dụng khí đốt trong trường hợp khẩn cấp.
Đặc biệt, quyền cắt giảm bắt buộc được cho là được thiết kế để bảo vệ Đức, nước phụ thuộc lớn vào khí đốt của Nga.
Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen tuần trước nhận định Tổng thống Nga Vladimir Putin chỉ muốn “gây sức ép lên chúng ta trước mùa đông này”, khi bà đề xuất các nước thành viên EU lập tức cắt giảm 15% lượng tiêu thụ khí đốt.
Các nước EU lúc này đang cố gắng lấp đầy kho dự trữ khí đốt trước mùa đông và chuẩn bị cho kịch bản Nga hạn chế hơn nữa nguồn cung, nhất là khi khả năng Nga cắt toàn bộ khí đốt có thể xảy ra.
Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) từng cảnh báo việc cắt giảm khí đốt của Nga có thể đẩy các nền kinh tế châu Âu vào suy thoái, làm gia tăng cuộc khủng hoảng khí đốt khiến giá cả tiêu dùng tăng vọt.
'Cuộc nổi dậy' đe dọa phá vỡ kế hoạch phân phối khí đốt của EU
Brussels không có nhiều sự ủng hộ của các nước thành viên EU để thông qua quyền hạn khẩn cấp.
Chủ tịch Ủy ban Châu Âu Ursula von der Leyen (trái) tại một họp báo về tiết kiệm nặng lượng để "có mùa Đông an toàn" ở trụ sở EU. Ảnh: AFP
Một nhóm các quốc gia thuộc EU chủ yếu ở phía Nam châu Âu đã từ chối nỗ lực của Brussels về việc cấp quyền cung cấp khí đốt trong khối này sau khi đề xuất được đưa ra.
Biện pháp khẩn cấp - được nhiều người coi là được thiết kế để cứu Đức nếu đường ống dẫn khí đốt của nước này liên kết với Nga, đường ống Nord Stream, bị gián đoạn hoặc ngừng hoạt động - sẽ cho phép Ủy ban châu Âu áp dụng mức cắt giảm 15% lượng tiêu thụ khí đốt bắt buộc từ tháng 8/2022 đến tháng 5/2023. Hành động như vậy có thể được "kích hoạt bất cứ lúc nào", nếu nguồn cung khan hiếm khiến việc chia sẻ giữa các nước láng giềng EU trở nên cần thiết.
Tuy nhiên, các bộ trưởng ở Ba Lan, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Síp và Hy Lạp đã nói "không" với đề xuất giành quyền lực và ràng buộc cắt giảm tiêu thụ khí đốt, trong khi ba nhà ngoại giao EU xác nhận hiện không có đủ số phiếu để thông qua các quy tắc mới. Việc phê duyệt yêu cầu đa số đủ điều kiện - 15 quốc gia đại diện cho 65% dân số của khối.
Trong khi đó, Hungary đã tiến một bước xa hơn, tuyên bố không có ý định để bất kỳ nguồn khí đốt nào của họ bị cắt giảm bắt đầu từ tháng tới. Bộ trưởng Ngoại giao Hungary Péter Szijjártó thậm chí đã đến Moskva với nỗ lực mua thêm nguồn cung của Nga trong khi vẫn có thể.
Các bộ trưởng năng lượng của EU dự kiến sẽ thảo luận về đề xuất trên và cuộc khủng hoảng khí đốt mùa Đông sắp diễn ra tại cuộc họp vào ngày 26/7, nhưng đến thời điểm đó, đề xuất của Ủy ban châu Âu có thể là một thất bại.
Sự phân chia phiếu bầu theo địa lý không phải là vấn đề mới ở Brussels. Nhưng không giống như các cuộc tranh luận trước đây về viện trợ kinh tế - với một số nước Bắc Âu tiết kiệm phản đối những nước Đông Nam châu Âu đang cần tiền - lần này, khu vực ngoại vi của EU được tiếp cận với khí đốt không phải của Nga không sẵn sàng hỗ trợ Đức.
Các nhà lãnh đạo EU đã ủng hộ việc có thể ngừng nhận khí đốt của Nga, sau khi 12 quốc gia EU bị ảnh hưởng bởi việc cắt giảm nguồn cung cấp hoặc ngắt kết nối hoàn toàn trong những tuần gần đây. Nhưng cho đến nay, điều đó vẫn chưa đủ để thuyết phục các quốc gia từ bỏ quyền kiểm soát việc sử dụng năng lượng ở trong nước.
Một nhà ngoại giao EU từ một quốc gia ủng hộ biện pháp trên cho biết: "Đây thực sự là nhiệm vụ bất khả thi".
Phó Thủ tướng Đức Robert Habeck đã chỉ trích các nước không muốn tham gia. "Chúng ta phải tiết kiệm năng lượng ở châu Âu và trên hết là khí đốt. Điều đó cũng có nghĩa là các nước không bị ảnh hưởng trực tiếp bởi việc cắt giảm khí đốt từ Nga nên giúp các nước khác, vì sự đoàn kết của châu Âu", ông Habeck nói trong một cuộc họp báo.
Nhiều nước không đồng ý, đặc biệt là Hy Lạp - nơi có "ký ức cay đắng" về việc đòi hỏi sự đoàn kết tài chính từ Đức trong cuộc khủng hoảng nợ năm 2015. "Giả sử chúng tôi giảm [sử dụng khí đốt] 15%, điều này không có nghĩa là sẽ có nhiều khí đốt hơn đến Đức. Nó không có nghĩa là có những đường ống trống rỗng có thể được lấp đầy. Thật tò mò làm thế nào mà Ủy ban châu Âu đã đưa ra thông báo này mà không có sự tham vấn nghiêm túc", Bộ trưởng Năng lượng Hy Lạp Kostas Skrekas cho biết.
Về phần mình, Bộ trưởng Bộ Chuyển đổi Sinh thái Tây Ban Nha Teresa Ribera đã lên án kế hoạch của Brussels là "không hiệu quả nhất và cũng không công bằng nhất".
"Chúng tôi hoàn toàn phản đối đề xuất", Bộ trưởng Bồ Đào Nha về Năng lượng và Môi trường João Galamba tuyên bố.
Các quốc đảo của EU cũng đang "nổi dậy", cho rằng họ không được liên kết với mạng lưới khí đốt của EU và do đó không thể gửi khí đốt đến các nước láng giềng trong lục địa châu Âu thiếu năng lượng. "Nó sẽ không áp dụng cho Síp cho đến khi hòn đảo này được kết nối trực tiếp với mạng lưới khí đốt tự nhiên của EU", một quan chức Síp nêu rõ.
Trong khi một số quốc gia cho rằng việc giảm 15% lượng tiêu thụ khí đốt là đòi hỏi quá nhiều, nhưng điểm mấu chốt chính của sự tranh cãi là sự bắt buộc có thể được kích hoạt mà không cần sự đồng ý của từng quốc gia.
Cụ thể, đề xuất cuối cùng - nếu được thông qua - sẽ yêu cầu Ủy ban châu Âu tham khảo ý kiến của các thành viên EU, nhưng không yêu cầu sự cho phép để kích hoạt các cắt giảm ràng buộc.
Bộ trưởng Khí hậu Ba Lan Anna Moskwa cảnh báo "cơ chế đoàn kết không được dẫn đến giảm an ninh năng lượng của bất kỳ quốc gia thành viên nào".
Châu Âu và cơn địa chấn năng lượng Các nhà lãnh đạo châu Âu thấp thỏm lo sợ Nga sẽ "vũ khí hóa" khí đốt tự nhiên, vậy nên ngay từ bây giờ giữa những ngày nóng kỷ lục, họ đã phải nghĩ về "chiếc áo ấm" cho mùa đông sắp tới. Trong bức hình ghép này có Tổng thống Nga Vladimir Putin (trái), Thủ tướng Đức Olaf Scholz và đường...