EU nhận định về tình hình căng thẳng giữa Serbia và Kosovo
Những căng thẳng giữa Kosovo và Serbia đang đạt đến mức rất nguy hiểm và tạo ra tình huống có thể dẫn đến một cuộc khủng hoảng khác.
Ông Josep Borrell. Ảnh: Euractiv
Mạng tin châu Âu Euractiv.com ngày 15/11 dẫn lời đại diện cấp cao EU về chính sách an ninh và đối ngoại Josep Borrell cho biết Serbia và Kosovo đang “trên bờ vực” của một cuộc khủng hoảng nguy hiểm, đồng thời kêu gọi cả hai bên thực hiện nghĩa vụ của mình trong cuộc đối thoại Belgrade-Pristina do EU làm trung gian.
Bình luận của ông Borrell được đưa ra sau các cuộc họp ở Paris vào tuần trước giữa EU, Pháp cùng các nhà lãnh đạo của Kosovo và Serbia.
“Chúng tôi rất lo lắng về tình hình ở Tây Balkan. Những căng thẳng giữa Kosovo và Serbia đang đạt đến mức rất, rất nguy hiểm và tạo ra một tình huống có thể khiến chúng ta đứng bên bờ vực của một cuộc khủng hoảng khác”, ông Borrell nói.
Video đang HOT
Đề cập đến những căng thẳng mới nhất, ông Borrell cho rằng những diễn biến đó có thể dẫn đến cuộc khủng hoảng nghiêm trọng và nguy hiểm nhất trong mười năm qua, lưu ý việc người Serbia rút khỏi các thể chế Kosovo đã tạo ra một khoảng trống.
“Trong khoảng trống này, điều tồi tệ nhất có thể xảy ra, vì vậy cả hai bên cần thể hiện sự linh hoạt hơn”, ông Borrell cảnh báo.
Tình hình ở phía Bắc Kosovo trở nên bấp bênh hơn trong những tuần gần đây khi các thành viên của cộng đồng Serbia từ chức khỏi các cơ quan công quyền Kosovo để phản đối yêu cầu của chính quyền trung ương rằng tất cả ô tô thuộc sở hữu của công dân Kosovo phải có biển số do Kosovo cấp.
Serbia đã phản đối điều này khi họ tiếp tục không công nhận nền độc lập của Kosovo.
Ông Borrell nhấn mạnh: “Cả hai bên cần khẩn trương thể hiện sẵn sàng tìm cách giảm bớt những căng thẳng trên. Không chấp nhận được việc một trong hai bên vi phạm hoặc bỏ qua các nghĩa vụ đối thoại của mình”.
Nguy cơ xung đột ở Balkan khi căng thẳng giữa Serbia và Kosovo tăng cao
Serbia đã yêu cầu lực lượng gìn giữ hòa bình NATO làm nhiệm vụ, nếu không Belgrade sẽ thực hiện các biện pháp của mình để bảo vệ người thiểu số Serb ở Kosovo.
Các binh sĩ NATO thuộc lực lượng gìn giữ hòa bình Kosovo tuần tra gần biên giới phía Bắc Kosovo. Ảnh: AP
Hy vọng về một bước đột phá nhằm giảm căng thẳng ở khu vực Balkan giữa Serbia và Kosovo hiện đang trở nên xa vời hơn bao giờ hết, sau khi Tổng thống Serbia Aleksandar Vucic có một bài phát biểu cứng rắn hôm 21/8, cảnh báo quân đội NATO "làm nhiệm vụ của họ" ở Kosovo, hoặc Serbia sẽ hành động để bảo vệ người dân tộc thiểu số của họ ở đó.
"Chúng tôi sẽ cứu người dân của chúng tôi khỏi cuộc đàn áp và các cuộc khủng bố, nếu NATO không muốn làm điều đó", ông Vučić nói, gây ra những lo ngại về nguy cơ nổ ra một cuộc xung đột mới.
Ông Vucic cũng cho rằng Chính quyền Kosovo muốn loại bỏ cộng đồng người Serb khỏi vùng lãnh thổ này, một vấn đề phía Kosovo bác bỏ.
Bài phát biểu của ông Vucic diễn ra sau cuộc họp tuần trước giữa nhà lãnh đạo Serbia với Tổng Thư ký NATO Jens Stoltenberg và Đại diện cấp cao EU về chính sách đối ngoại Josep Borrell, nhưng không thể phá vỡ sự bế tắc giữa Serbia và Kosovo về việc sử dụng biển số xe và thẻ căn cước do Serbia cấp ở Kosovo.
Ông Borrell cũng thừa nhận sự thất bại trong nỗ lực hòa giải giữa Vucic và nhà lãnh đạo Kosovo Albin Kurti trong cuộc gặp tại Brussels, nhằm giảm bớt (hoặc có thể làm lắng dịu) căng thẳng giữa hai bên một cách lâu dài. Tuy nhiên, ông Borrell xác nhận rằng sẽ có những cuộc đàm phán mới.
Tình hình vốn đã đáng lo ngại giữa hai bên, nhất là sau khi chính quyền Kosovo cho biết họ yêu cầu người dân Serb đổi biển số xe từ Serbia sang Kosovo. Serbia cũng đã thực hiện chính sách tương tự đối với người Kosovo trong hơn 10 năm.
Tổng thống Vucic từng được trích dẫn nói rằng ông không có hy vọng tìm ra giải pháp cho những bất đồng, nói rằng Kosovo đã từ chối tất cả các loại đề xuất mà ông đưa ra để tìm giải pháp để khôi phục sự hòa hợp.
Các quốc gia phương Tây cũng lo ngại căng thẳng leo thang sẽ kích động Serbia can thiệp vũ trang vào miền Bắc Kosovo, điều này sẽ gây mất ổn định hơn nữa ở vùng Balkan và chuyển sự chú ý một phần của thế giới và NATO khỏi cuộc xung đột Nga - Ukraine.
Gần 4.000 binh sĩ gìn giữ hòa bình do NATO lãnh đạo đã đóng quân ở Kosovo sau cuộc chiến 1998-1999 và bất kỳ sự can thiệp vũ trang nào của Serbia ở đó đều có nghĩa là một sự leo thang lớn của một cuộc xung đột vốn đã âm ỉ ở châu Âu.
Sau sự sụp đổ của các cuộc đàm phán do EU làm trung gian, lực lượng gìn giữ hòa bình của NATO ở Kosovo đã được triển khai tại các tuyến đường chính ở phía bắc Kosovo, với thông báo rằng họ sẵn sàng bảo vệ quyền tự do đi lại cho tất cả các bên.
EU làm trung gian giảm căng thẳng giữa Serbia và Kosovo Các nhà lãnh đạo của Serbia và Kosovo sẽ gặp quan chức phụ trách chính sách đối ngoại và an ninh của EU tại Brussels vào cuối tháng này, trong bối cảnh cộng đồng quốc tế tìm cách xoa dịu căng thẳng đang gia tăng. Căng thẳng đã tăng vọt vào tuần trước tại biên giới giữa Kosovo và Serbia khi Kosovo triển...