EU nêu lý do không áp lệnh cấm vận hoàn toàn dầu mỏ Nga
Chủ tịch Ủy ban châu Âu cho biết khối này vẫn nhập khẩu dầu mỏ từ Nga dù đã cam kết giảm hoàn toàn phụ thuộc vào năng lượng Nga.
Theo đài RT (Nga), Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leye tuyên bố các quốc gia Liên minh châu Âu (EU) vẫn duy trì mua dầu của Nga nhằm ngăn Nga bán dầu thô cho những khách hàng khác với giá cao hơn, sau đó đầu tư khoản lợi nhuận này vào quỹ chiến dịch quân sự tại Ukraine.
Lời giải thích này được đưa ra sau khi Mika Brzezinski – người dẫn chương trình của đài MSNB – gây áp lực với bà Ursula von der Leyen về lý do tại sao EU vẫn chưa áp lệnh cấm vận hoàn toàn dầu mỏ Nga trong cuộc phỏng vấn hôm 23/5.
Bà von der Leyen cho biết mục tiêu dài hạn của EU là ngừng mua nhiên liệu hóa thạch của Nga, thay thế nguồn cung này bằng năng lượng tái tạo hoặc khí tự nhiên hóa lỏng do Mỹ cung cấp. Bà cũng nói rằng chiến dịch quân sự tại Ukraine đã khiến Nga mất đi khách hàng thân thiết nhất của mình, đó là châu Âu. Bà von der Leyen tuyên bố: “Chúng tôi sẽ không bao giờ quay lại là khách hàng thân thiết của Nga”.
Video đang HOT
Nhà lãnh đạo châu Âu cũng nhấn mạnh EU cần cân bằng giữa việc khiến Nga tổn thương bằng các biện pháp trừng phạt và không làm tổn thương các thành viên của khối trong quá trình này.
“Nếu chúng tôi ngay lập tức cấm vận dầu Nga, chẳng hạn từ hôm nay, Nga có thể xuất khẩu loại dầu mà họ không bán cho EU ra thị trường thế giới, với mức giá cao hơn. Điều này sẽ lấp đầy quỹ chiến dịch quân sự của Nga tại Ukraine”, bà von der Leyen giải thích.
Bà kêu gọi các quốc gia khác trên thế giới nên cùng Mỹ và các đồng minh tham gia tẩy chay Nga vì họ cũng sẽ phải đối mặt với một kịch bản không có hậu trong tương lai. Cho đến nay, phần lớn nền kinh tế toàn cầu, bao gồm các nước tiêu thụ năng lượng lớn như Trung Quốc và Ấn Độ, đã từ chối ủng hộ các lệnh trừng phạt nhằm vào Nga.
Bà von der Leyen cho biết mối quan hệ năng lượng giữa EU và Nga là “duy nhất” và nói rằng nhiều quốc gia khác đang theo dõi rất chặt chẽ liệu châu Âu có giành chiến thắng trong cuộc chiến kinh tế với Nga hay không.
Tại cuộc phỏng vấn, người dẫn chương trình Brzezinski của đài MSNBC cũng cho rằng EU nên suy nghĩ đến việc áp dụng chiến lược “tẩy chay” tương tự đối với Trung Quốc khi cho rằng Bắc Kinh có thể “vũ khí hóa” thương mại với EU. Song bà Von der Leyen cho biết bà không cam kết đối đầu nhiều hơn với Trung Quốc. Bà nói châu Âu sẽ cạnh tranh kinh tế nhưng vẫn hợp tác với Bắc Kinh về biến đổi khí hậu.
Nga đã phát động chiến dịch quân sự tại Ukraine vào cuối tháng 2, sau khi cho rằng Kiev không tuân thủ các điều khoản của thỏa thuận Minsk, được ký kết lần đầu vào năm 2014. Nga cũng đã công nhận hai nước cộng hòa tự xưng ở vùng Donbass – Donetsk và Lugansk – là hai quốc gia độc lập.
Sau đó, Điện Kremlin đã yêu cầu Ukraine chính thức tuyên bố là một quốc gia trung lập và không bao giờ tham gia vào khối quân sự NATO do Mỹ đứng đầu. Kiev khẳng định cuộc tấn công của Nga là hoàn toàn vô cớ và bác bỏ tuyên bố đang có kế hoạch chiếm lại hai nước cộng hòa bằng vũ lực.
Trong bối cảnh đó, các quốc gia phương Tây đã phản ứng với cuộc xung đột này bằng loạt các biện pháp trừng phạt kinh tế nhằm vào Nga, nhằm làm suy yếu nền kinh tế của nước này. Các thành viên EU đã nhất trí cắt giảm nhập khẩu than và dầu thô từ Moskva, song việc ngừng hoàn toàn mua khí đốt của Nga vẫn là một trở ngại khi liên minh này đang thảo luận về gói trừng phạt thứ 6.
Đức nói EU sẽ đạt thỏa thuận trừng phạt dầu thô Nga trong vài ngày tới
Bộ trưởng Kinh tế Đức Robert Habeck cho biết EU gần đạt đồng thuận cuối cùng về lệnh trừng phạt đối với dầu nhập khẩu từ Nga.
Phát biểu trên đài ZDF (Đức) ngày 23/5, ông Habeck nói rằng Liên minh châu Âu (EU) nhiều khả năng sẽ đạt bước đột phá về lệnh trừng phạt dầu mỏ Nga trong vài ngày tới.
Nhiều nước EU hiện vẫn phụ thuộc nặng nề vào nguồn cung nhiên liệu từ Nga và khối này vẫn chưa đạt được đồng thuận về trừng phạt dầu mỏ Nga. Nguyên nhân chủ yếu là do phản đối từ Hungary - nước ngày 24/5 vẫn bảo lưu quan điểm không chấp nhận cấm vận dầu Nga, đồng thời nêu yêu sách về đầu tư cho năng lượng trước khi tính đến giải pháp trừng phạt này.
Thời gian gần đây, Đức đã thay đổi quan điểm về Nga liên quan đến cuộc chiến ở Ukraine. Từ chỗ e ngại gây sức ép chống Nga, Đức hiện đi tiên phong trong kêu gọi thực thi trừng phạt năng lượng nhằm vào Moskva.
Ông Habeck tuyên bố Đức sẵn sàng gạt Hungary khỏi thỏa thuận diện rộng của EU về trừng phạt dầu thô Nga. "Nếu Chủ tịch Ủy ban châu Âu tuyên bố EU sẽ trừng phạt Nga với 26 thành viên ủng hộ, chỉ riêng Hungary phản đối, thì đó chính là con đường mà tôi sẽ luôn ủng hộ. Nhưng đến thời điểm này tôi vẫn chưa nghe được thông tin về cách tiếp cận như vậy từ EU", hãng tin Reuters ngày 23/5 dẫn lời Bộ trưởng Habeck.
Phần Lan tìm ra giải pháp thay thế khí đốt của Nga Phần Lan cho biết họ có thể bù đắp lượng thiếu hụt khí đốt từ Nga bằng các nguồn khác và các mạng lưới năng lượng của Phần Lan sẽ tiếp tục "hoạt động bình thường". Một nhà máy khí đốt của Gasum ở Rikkl, Imatra, miền Đông Phần Lan. Phần lớn khí hóa thạch nhập khẩu từ Nga đến Phần Lan qua...