EU, Mỹ nỗ lực khai thông đi lại
Liên minh châu Âu (EU) bắt đầu mở cửa đón lại khách Mỹ từ 18-6. Và dù Washington còn ngần ngại thì ngày 22-6, các quan chức Mỹ và EU cũng đã họp bàn để tìm giải pháp khai thông đi lại giữa hai bờ Đại Tây Dương.
Các du khách ngồi tại quảng trường St. Mark ở thành phố Venice (Ý) vào ngày 19-5, sau khi nước này mở cửa lại cho các du khách châu Âu – Ảnh: REUTERS
Chúng tôi cũng cần ở chiều ngược lại là các chuyến bay đến Mỹ sẽ được nối lại. Chúng ta cần đạt được điều “bình thường mới” trong vài tuần tới, đó là điều Đức mong đợi.
Bộ trưởng Giao thông Đức Andreas Scheuer
Tại cuộc họp ngày 22-6 ở Lisbon (Bồ Đào Nha), ủy viên châu Âu phụ trách tư pháp Didier Reynders, phụ trách nội vụ Ylva Johansson và Phó chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Margaritis Schinas sẽ họp với các quan chức của chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden.
Hai bên sẽ thảo luận về thị thực EU và Mỹ cũng như triển vọng nối lại du lịch giữa hai bờ Đại Tây Dương sau đại dịch COVID-19.
Tin tốt cho du khách Mỹ
EC cuối tuần qua khuyến cáo các nước thành viên “gỡ dần các hạn chế du lịch” với công dân 14 quốc gia, trong đó có Mỹ, Úc, New Zealand, Nhật Bản, Singapore, Hàn Quốc, Thái Lan và Trung Quốc.
Theo EC, 14 nước được lựa chọn dựa trên thông tin về “tình hình dịch tễ học và cách ứng phó tổng thể với dịch COVID-19, cũng như độ tin cậy của các nguồn thông tin và dữ liệu sẵn có”.
Thông báo của EC có nghĩa người Mỹ được phép đến 27 nước thành viên EU dù việc áp dụng sẽ có khác biệt tùy mỗi nước. Chẳng hạn sẽ có những quy định khác nhau về thời gian cách ly bắt buộc, xét nghiệm PCR âm tính hoặc chứng chỉ đã chích ngừa.
Thực tế, một số nước như Hy Lạp, Tây Ban Nha – vốn đã cho những người Mỹ đã tiêm ngừa COVID-19 đầy đủ và/hoặc gửi xét nghiệm PCR âm tính hoặc đáp ứng các yêu cầu đặc biệt khác được nhập cảnh. Trong khi đó, Hà Lan không yêu cầu gì từ hành khách thuộc 14 nước trên.
Video đang HOT
Đi lại giữa hai bờ Đại Tây Dương bị gián đoạn hơn một năm qua, gây thiệt hại hàng tỉ USD. Nhiều nước như Pháp, Ý, Đức, Tây Ban Nha phụ thuộc đáng kể vào du khách Mỹ, trong khi châu Âu là điểm đến hàng đầu của người Mỹ.
“Chúng tôi rất vui khi EU một lần nữa chào đón người Mỹ” – bà Jennifer Tombaugh, lãnh đạo Công ty du lịch Tauck, nói với báo Washington Post về những điểm du lịch nổi tiếng ở châu Âu mà người Mỹ sẽ sớm được tới thăm.
Thực tế, kể từ ngày 14-6, Hãng hàng không Brussels Airlines của Bỉ đã bắt đầu nối lại các chuyến bay tới Mỹ. Đây là hành trình xuyên Đại Tây Dương đầu tiên từ Brussels kể từ tháng 3-2020 do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19.
Mỹ chờ “khoa học cho phép”
Rõ ràng EU đang kỳ vọng về sự “có qua có lại” với Mỹ và các nước khác trong kế hoạch nối lại du lịch của khối này.
“Chúng tôi mong đợi điều tương tự từ các quốc gia đối tác bên ngoài EU, cho phép công dân EU tới các nước đó. Chúng tôi đã nhận được những cam kết cho rằng đây là vấn đề ưu tiên cao của chính quyền” – người phát ngôn EC Adalbert Jahnz nói ngày 18-6.
Tuy nhiên, giới phân tích cho rằng Mỹ sẽ không vội mở cửa lại biên giới, nhất là khi tình hình dịch bệnh ở nước này đang tốt hơn. Hãng tin AFP dẫn lời ông Ned Price – người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ – ngày 21-6 nói Washington mong muốn nối lại du lịch xuyên Đại Tây dương “ngay khi khoa học cho phép”.
Ông Price nói thêm: “Tôi không thể đặt ra khung thời gian cụ thể cho việc này vì nó phụ thuộc phần lớn vào chiều hướng dịch bệnh, sự phản ứng với virus trên toàn thế giới và các diễn biến bao gồm sự xuất hiện, tác động của các biến thể”.
“Ông Biden ưu tiên vấn đề y tế hơn bất cứ gì khác” – Tiến sĩ Celia Belin (Viện Brookings ở Washington) cho biết ông Biden sẽ không liều lĩnh với cam kết tranh cử là sẽ chống dịch tốt hơn người tiền nhiệm Donald Trump, nhất là trong bối cảnh có nhiều lo ngại về biến thể Delta.
Trong khi đó, chuyên gia luật Alberto Alemanno tại Paris tin rằng Mỹ ngần ngại mở cửa với châu Âu vì đánh giá tiêu cực về cách EU đối phó với COVID-19, như chuyện tiêm ngừa chậm. “Nói cách khác, họ không coi châu Âu là an toàn” – ông Alemanno nhận định.
Về phía châu Âu, ông Eduardo Santander – chủ tịch Ủy ban Du lịch châu Âu – cho rằng các công ty du lịch trong khối đừng vội phấn khích.
“Có thể sẽ mất vài tuần nữa mới chắc chắn được về những điều du khách phải thực hiện trước khi đến châu Âu, đặc biệt là chuyện di chuyển trong EU” – ông Santander nói. Theo ông, nếu phía Mỹ không mở cửa thì các kế hoạch cũng vô nghĩa bởi các hãng hàng không cần phải có khách trên cả hai chiều để hoạt động trở lại.
Mỹ không vội
Tuần trước, Mỹ đã nới lỏng việc ra nước ngoài của công dân đến các nước châu Âu nhưng không thay đổi lệnh cấm nhập cảnh với du khách từ khu vực Schengen và một số nơi khác.
Dù Tổng thống Mỹ Joe Biden ra sức trấn an đồng minh trong chuyến công du châu Âu tuần trước, ông vẫn khẳng định sẽ không vội vàng trong chuyện du lịch. Chính quyền của ông Biden ngày 21-6 tiếp tục gia hạn đóng cửa biên giới trên bộ với hai nước láng giềng Canada và Mexico.
Dấu ấn Venice giữa lòng Phú Quốc
Thành phố Venice thu nhỏ nằm tại bắc đảo ngọc, thu hút khách với các trải nghiệm gợi nhớ đến đất nước Italy.
Thành phố Venice thu nhỏ nằm tại quần thể giải trí, nghỉ dưỡng Grand World thuộc Phú Quốc United Center, bắc đảo Phú Quốc. Mô phỏng thành phố nổi danh phía bắc Italy, kênh đào Venice tại đây có tổng diện tích 1.000 m2, lấy nước trực tiếp từ biển.
Con kênh dài 400 m, rộng 25 m, có màu xanh ngọc bích. Hai bên bờ là các ngôi nhà đủ màu sắc rực rỡ. Màu sắc của những ngôi nhà gợi nhớ đến hòn đảo Burano tại Venice. Những ngôi nhà đủ màu trắng, xanh, đỏ, cam, vàng in bóng dưới mặt nước là điều thu hút ấn tượng của du khách khi đến thăm Burano, nay được tái hiện lại ngay giữa lòng Phú Quốc.
Những chiếc thuyền gondola là trải nghiệm không thể thiếu khi ghé thăm Venice. Người lái thuyền mặc đồng phục sọc trắng đỏ, chuẩn phong cách của quốc gia hình chiếc ủng. Nhịp thuyền chậm rãi, đưa du khách thả hồn về đất nước Italy xa xôi. Giá vé cho một lượt du thuyền là 150.000 đồng/người.
Tham quan Grand World, du khách có cơ hội thưởng thức những vở opera bằng tiếng Italy, biểu diễn ngoài trời. Trong ảnh là vở Romeo và Juliet, một vở kịch trữ tình bất hủ của Shakespeare.
Các nghệ sĩ đeo mặt nạ kiểu Venice. Xuyên suốt màn trình diễn là tương tác của các ca sĩ với khán giả.
Đi dạo tại đây, thi thoảng du khách sẽ có cơ hội bắt gặp các nghệ sĩ trong trang phục hoá trang kiểu Venice. Họ là những nghệ sĩ đường phố, biểu diễn xiếc và giao lưu cùng du khách.
Đi dạo 2 bên bờ kênh đào, du khách còn gặp những cửa hàng được trang trí theo phong cách phương Tây, chụp những bức hình check-in như đang lạc giữa trời Âu.
Những cơn mưa tô điểm thêm vẻ trữ tình của thành phố Venice thu nhỏ. Quảng trường trung tâm gợi nhớ quảng trường San Marco tại Venice. Đằng xa là ngọn tháp gợi liên tưởng đến tháp chuông St. Marks bằng gạch màu đỏ, ở San Marco.
Buổi tối, tại quảng trường này diễn ra show diễn "Sắc màu Venice" do bậc thầy sân khấu Việt Tú làm đạo diễn. Hiện tại, Hội Kỷ lục gia Việt Nam công nhận đây là "Show diễn nghệ thuật thực cảnh đa phương tiện trên mặt nước lớn nhất Việt Nam lấy cảm hứng từ tinh hoa văn hóa châu Âu".
Các nghệ sĩ đeo mặt nạ, mặc những trang phục cầu kỳ có gắn đèn led biểu diễn trên sân khấu nổi giữa mặt nước, tạo không khí giống lễ hội hoá trang carnival tại Venice.
Ghé thăm Burano - Ngôi làng rực rỡ sắc màu của nước Ý Ngôi làng Burano cách thành phố Venice (Ý) khoảng 7km về phía Đông Bắc. Thị trấn nhỏ bé này tựa sự một xứ sở thần tiên với những ngôi nhà giản dị sơn đủ màu sắc rực rỡ, yên bình trong ánh nắng ấm áp của vùng Địa Trung Hải. Theo truyền thuyết, những ngôi nhà ở đây được sơn rất nhiều màu...