EU lên án vụ thảm sát ở Haiti khiến ít nhất 70 người tử vong
Ngày 5/10, Liên minh châu Âu (EU) đã lên án “vụ thảm sát khủng khiếp” xảy ra 1 ngày trước đó tại vùng Pont Sondé ở Haiti, khiến ít nhất 70 người thiệt mạng, trong đó có cả phụ nữ, trẻ em và người già.
Cảnh sát gác tại thủ đô Port-au-Prince, Haiti. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN
Người phát ngôn của Ủy ban châu Âu (EC) về các vấn đề chính sách đối ngoại Peter Stano khẳng định EU sẽ tiếp tục sử dụng tất cả các công cụ, bao gồm cả các biện pháp trừng phạt cụ thể đối với những cá nhân và tổ chức có liên quan vụ việc.
Ông Stano nhấn mạnh tính cấp thiết của việc triển khai đầy đủ Phái bộ Hỗ trợ An ninh đa quốc gia để hỗ trợ Cảnh sát quốc gia Haiti chống bạo lực băng nhóm và khôi phục luật pháp, đồng thời phát triển các giải pháp lâu dài kết hợp mối quan hệ nhân đạo, phát triển và hòa bình để hỗ trợ người dân Haiti. EU cam kết tiếp tục cùng các đối tác trong khu vực giúp Haiti đối mặt với cuộc khủng hoảng nhân đạo nghiêm trọng và tiến lên trên con đường bền vững hướng tới an ninh và ổn định.
Video đang HOT
Vụ việc xảy ra ở vùng Pont Sondé, cách thủ đô Port-au-Prince khoảng 100 km, khi thành viên của băng nhóm Grand Grif xả súng vào người dân.
Sau vụ việc, Chính phủ Haiti đã kích hoạt tình trạng báo động.
Tổng thư ký Liên hợp quốc António Guterres lên án mạnh mẽ vụ tấn công, Đại sứ quán Mỹ tại Haiti cũng lên án mạnh mẽ và tiếp tục treo thưởng hàng triệu USD cho việc bắt giữ các thủ lĩnh băng nhóm ở Haiti.
Nhiều nước sơ tán công dân khỏi Haiti
Theo phóng viên TTXVN tại Caribe, các băng nhóm vũ trang tiếp tục triển khai nhiều cuộc tấn công mới ở vùng ngoại ô thủ đô Port-au-Prince của Haiti trong ngày 21/3, khiến nhiều nước phải tiến hành sơ tán khẩn cấp công dân nước mình khỏi đảo quốc này.
Thi thể nạn nhân trong một vụ bạo lực băng nhóm ở Pétionville, Port-au-Prince, Haiti, ngày 18/3/2024. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN
Liên minh cảnh sát quốc gia Haiti (Synapoha) ngày 21/3 (giờ địa phương) xác nhận một sĩ quan đã bị sát hại giữa ban ngày.
Cùng ngày, chính quyền bang Florida (Mỹ) xác nhận đã sơ tán 14 công dân khỏi Haiti bằng chuyến bay thuê bao. Thống đốc Florida Ron DeSantis cam kết sẽ tiếp tục tổ chức những chuyến bay loại này để giải cứu người dân. Trước đó, Florida đã sắp xếp 2 chuyến bay khác để đáp ứng yêu cầu bảo hộ của 300 người dân, song vì nhiều lý do kế hoạch không thể diễn ra như dự kiến.
Chính phủ Mỹ cũng sơ tán 15 công dân bằng trực thăng trong ngày 21/3. Tướng Laura Richardson, tư lệnh Bộ Chỉ huy phương Nam (SOUTHCOM) của Mỹ phụ trách khu vực Trung Mỹ và Nam Mỹ, tuyên bố quân đội nước này đã sẵn sàng "trong trường hợp chính phủ Mỹ quyết định tham gia nhiều hơn vào một nhiệm vụ an ninh quốc tế đã được lên kế hoạch".
Cộng hòa Dominicana cho biết đã hỗ trợ nhiều nước và tổ chức quốc tế sơ tán khoảng 300 người.
Về phần mình, Cuba thông báo sẽ sơ tán công dân bị mắc kẹt ở Haiti ngay khi các chuyến bay được nối lại. Cuba có hàng nghìn công dân sinh sống tại Haiti, một lữ đoàn khoảng 60 nhân viên y tế và một số lượng không xác định thương nhân thường xuyên qua lại giữa hai nước.
Trong khi đó, Tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới Tedros Adhanom Ghebreyesus cảnh báo dịch tả ở Haiti, vốn đã lắng xuống từ cuối năm ngoái, có thể bùng phát trở lại nếu tình trạng bất ổn tiếp diễn ở quốc gia Caribe này.
Cách Armenia giúp Nga vượt qua lệnh trừng phạt của phương Tây Armenia có vai trò như một cầu nối thương mại quan trọng giữa Nga và các thị trường quốc tế khác trong bối cảnh cuộc xung đột ở Ukraine. Thủ tướng Armenia Nikol Pashinyan đã nhấn mạnh rằng chính phủ nước này đang theo đuổi một chính sách đối ngoại đa hướng, nhằm đảm bảo sự phát triển kinh tế và an ninh...