EU ‘kích hoạt’ đạo luật quản lý AI
Ngày 1/8, Liên minh châu Âu (EU) chính thức “kích hoạt” đạo luật mang tính bước ngoặt trong công tác quản lý trí tuệ nhân tạo (AI) mà khối này kỳ vọng sẽ bảo vệ quyền công dân trong khi vẫn thúc đẩy đổi mới sáng tạo.
Biểu tượng công cụ ChatGPT của công ty OpenAI. Ảnh: AFP/TTXVN
Đầu năm nay, sau các cuộc đàm phán khó khăn và căng thẳng, EU đã thống nhất thông qua các quy tắc sâu rộng đầu tiên trên thế giới để quản lý AI, đặc biệt là các hệ thống phổ biến như ChatGPT của OpenAI. Các quy tắc này được đề xuất lần đầu tiên vào năm 2021 nhưng nhu cầu thực sự trở nên cấp bách hơn khi ChatGPT bùng nổ vào năm 2022 với khả năng sáng tạo ra văn bản giống con người chỉ trong vòng vài giây.
Ngoài ChatGPT thì các công cụ AI nổi bật khác có thể kể đến như Dall-E và Midjourney, có thể sáng tạo ra hình ảnh theo nhiều phong cách chỉ với câu lệnh đơn giản là ngôn ngữ hằng ngày.
Video đang HOT
Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen cho biết luật mới có tên gọi là “Đạo luật AI”, sẽ dựng lên những lá chắn mới không chỉ giúp bảo vệ người dân và lợi ích của họ mà còn cung cấp cho các doanh nghiệp và nhà đổi mới những quy tắc rõ ràng và chắc chắn.
Các công ty nói chung sẽ bắt đầu phải tuân thủ đạo luật này vào năm 2026 nhưng các quy tắc áp dụng với các mô hình AI như ChatGPT sẽ được áp dụng 12 tháng sau khi luật có hiệu lực. Ngoài ra, các lệnh cấm sử dụng AI để giám sát dựa trên tổng hợp dữ liệu và các hệ thống sử dụng thông tin sinh trắc học để suy đoán chủng tộc, tôn giáo hoặc khuynh hướng tình dục của một cá nhân sẽ được áp dụng 6 tháng sau khi luật có hiệu lực.
Luật áp dụng cách tiếp cận dựa trên phân tích rủi ro: Nếu hệ thống có rủi ro cao, công ty sẽ phải thực hiện loạt nghĩa vụ chặt chẽ hơn để bảo vệ quyền của công dân. Ví dụ, rủi ro đối với sức khỏe hoặc quyền lợi của người châu Âu càng cao thì các công ty càng phải có nghĩa vụ lớn hơn trong việc bảo vệ cá nhân khỏi bị tổn hại.
Các công ty vi phạm các quy định về các hành vi bị cấm hoặc nghĩa vụ dữ liệu sẽ phải đối mặt với mức phạt lên tới 7% doanh thu hằng năm trên toàn thế giới.
Hồi tháng 5 vừa qua, EU cũng đã thành lập “Văn phòng AI” gồm các chuyên gia công nghệ, luật sư và nhà kinh tế theo luật mới để đảm bảo luật được tuân thủ nghiêm ngặt.
ChatGPT gặp sự cố kéo dài trong nhiều giờ
Nhiều người dùng ChatGPT đã báo cáo về sự cố mà họ gặp phải khi sử dụng công cụ này trong hai ngày 20-21/2 vừa qua.
Biểu tượng ChatGPT. Ảnh: AFP/TTXVN
Trong một diễn đàn thảo luận trên trang web của OpenAI, các nhà phát triển sử dụng ChatGPT cho biết công cụ này đã đưa ra những phản hồi "bất ngờ", đưa ra những từ ngữ không tồn tại, những câu nói chưa hoàn chỉnh hoặc rất chung chung, vô nghĩa khi tương tác với họ.
Đáp lại những thông tin trên, công ty OpenAI cho biết: "Chúng tôi đang điều tra các báo cáo về những phản hồi không mong muốn từ ChatGPT". Khoảng 16 giờ sau khi nhận được các báo cáo về sự cố của ChatGPT, OpenAI thông báo công cụ này đã trở lại hoạt động bình thường.
Theo New York Times, OpenAI mới đây đã ký kết thỏa thuận hợp tác với các nhà đầu tư và theo đó có mức định giá trên 80 tỷ USD sau một năm thăng trầm.
Tuy thỏa thuận này chưa được OpenAI xác nhận, nhưng giới truyền thông đánh giá điều đó đồng nghĩa với việc giá trị của công ty đang dẫn đầu thế giới trong lĩnh vực AI tạo sinh sẽ tăng gần gấp 3 trong vòng chưa đầy 10 tháng.
OpenAI đã lĩnh xướng một cuộc cách mạng về AI khi ra mắt công cụ ChatGPT vào cuối năm 2022. Mới đây, công ty này tiếp tục phát hành một công cụ mới mang tên "Sora", có thể tạo nên các video chân thực dài tới 1 phút, với nội dung được xây dựng từ những thông tin đơn giản mà người dùng đưa ra.
Châu Âu siết chặt giám sát ChatGPT Ngày 5/4, Cơ quan Bảo vệ Dữ liệu Pháp (CNIL) thông báo đã nhận được hai khiếu nại về chương trình trí tuệ nhân tạo (AI) ChatGPT, trong bối cảnh các cơ quan quản lý châu Âu đang tăng cường giám sát công cụ chatbot này. Biểu tượng công cụ ChatGPT của công ty OpenAI. Ảnh: AFP/TTXVN Khiếu nại đầu tiên là của...