EU không trao quy chế đặc biệt để sớm kết nạp Ukraine
Theo trang Euronews.com, các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU) đã bác bỏ lời kêu gọi của Ukraine về việc đẩy nhanh lộ trình gia nhập EU.
Các nhà lãnh đạo EU tại hội nghị thượng đỉnh ở Cung điện Versailles tập trung vào cuộc chiến Ukraine. Ảnh: AP
Kể từ khi xung đột Nga-Ukraine nổ ra, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky và các quan chức cấp cao của Ukraine đã nhiều lần kêu gọi EU ngay lập tức kết nạp nước này làm thành viên.
Tại hội nghị thượng đỉnh không chính thức ở Versailles (Pháp) diễn ra từ ngày 10-11/3, 27 nhà lãnh đạo EU chỉ thừa nhận nguyện vọng của Kiev và lưu ý đến lá đơn đề nghị gia nhập EU mà ông Zelenskyy đã ký vào ngày 28/2.
Các nhà lãnh đạo EU đã giao cho Ủy ban châu Âu chuẩn bị báo cáo liên quan đến yêu cầu này. Tài liệu dự kiến sẽ được công bố trong vài tuần tới, nhưng không có thời hạn cụ thể.
“Trong khi chờ đợi báo cáo này, chúng tôi sẽ tăng cường hơn nữa mối quan hệ đối tác để hỗ trợ Ukraine theo đuổi con đường châu Âu của mình. Ukraine thuộc về gia đình châu Âu”, tuyên bố chung của các nhà lãnh đạo EU nêu rõ.
Video đang HOT
Khi Ủy ban châu Âu đưa ra báo cáo, các nhà lãnh đạo EU sẽ bỏ phiếu về việc trao tư cách ứng viên cho Ukraine. Sau đó, các bên liên quan sẽ đàm phán và Ukraine phải thực hiện các cải cách cần thiết.
Đây được cho là “ gáo nước lạnh” dội vào tham vọng muốn sớm gia nhập EU của Kiev, nhưng đồng thời cũng phản ánh sự chia rẽ Tây-Đông trong EU.
Đầu tháng này, một nhóm quốc gia thành viên phía Đông (Bulgaria, Séc, Estonia, Latvia, Litva, Ba Lan, Slovakia và Slovenia) đã viết thư kêu gọi EU ngay lập tức trao tư cách ứng cử viên cho Ukraine.
Nhưng các nước Tây Âu dường như ít quan tâm hơn. “Hiện nay liệu chúng ta có thể mở thủ tục gia nhập với một quốc gia đang có xung đột hay không? Tôi không nghĩ vậy”, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron phát biểu tại hội nghị thượng đỉnh ở Versailles.
Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sánchez trước đó đã nói trong một cuộc phỏng vấn rằng gia nhập EU là quá trình lâu dài và có những yêu cầu, cải cách mà Ukraine phải đáp ứng.
Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte thậm chí còn tỏ thái độ rõ ràng hơn trước cuộc họp. Phát biểu với các phóng viên, ông Rutte nói: “Chắc chắn rằng Hà Lan và Ukraine đang kề vai sát cánh, nhưng không thể cấp thủ tục để gia nhập EU nhanh. Không có thủ tục kiểu này”.
Sau đó, Thủ tướng Ba Lan Mateusz Morawiecki cáo buộc một số quốc gia muốn làm chậm quá trình gia nhập của Ukraine, ví dụ như Hà Lan.
EU-Ukraine đã ký một thỏa thuận nhằm tăng cường hợp tác kinh tế và chính trị. Theo thỏa thuận, Kiev cam kết thực hiện một loạt cải cách nhằm đưa nước này tiến gần hơn đến các tiêu chuẩn của EU.
Tỷ lệ người Ukraine ủng hộ gia nhập NATO và EU tăng cao chưa từng thấy
Sự ủng hộ của người Ukraine đối với tư cách thành viên NATO đã đạt mức cao kỷ lục trong bối cảnh Nga và phương Tây đang bế tắc về việc Moskva yêu cầu ngăn chặn Kiev gia nhập liên minh quân sự do Mỹ dẫn đầu.
Trang tin ukrinform.net ngày 18/2 dẫn kết quả thăm dò do nhóm xã hội học Rating cho biết, tỷ lệ ủng hộ việc Ukraine gia nhập NATO và Liên minh châu Âu (EU) đã tăng lên mức cao nhất trong vài tháng qua.
Binh sĩ Ukraine trong một cuộc tập trận quân sự bắn đạn thật. Ảnh: AP/TASS
Theo các nhà tổ chức cuộc khảo sát, 62% số người được hỏi ủng hộ việc Ukraine gia nhập NATO trong khi có 30% phản đối. Như vậy, tỷ lệ ủng hộ việc nước này gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đã tăng lên trong hai tháng qua (55-58% số người được hỏi ủng hộ sáng kiến này vào cuối năm 2021).
Trong khi đó, 68% trong số những người được thăm dò ủng hộ Ukraine gia nhập EU và 24% phản đối ý tưởng này. Như trường hợp của NATO, sự ủng hộ gia nhập EU đã tăng lên, đạt mức cao nhất trong lịch sử nghiên cứu kể từ năm 2013.
Báo cáo thăm dò nêu rõ: "Quan điểm về sự hội nhập của Ukraine vào các thể chế phương Tây nhận được sự ủng hộ lớn hơn của những người được hỏi từ các khu vực miền Tây và miền Trung, nhưng có sự ủng hộ thấp hơn ở miền Nam Ukraine". Nhóm đánh giá cho biết thêm rằng ngày càng có nhiều người khu vực miền Đông Ukraine phản đối tư cách thành viên NATO hơn là ủng hộ gia nhập khối quân sự do Mỹ đứng đầu. Đối với EU, tỷ lệ ủng hộ và phản đối ngang bằng nhau ở khu vực phía Đông.
Cuộc khảo sát trên được thực hiện từ ngày 16 - 17/2/2022 đối với công dân từ 18 tuổi trở lên ở tất cả các vùng của Ukraine, ngoại trừ một số vùng như Donetsk và Luhansk. Có tới 1.722 người đã tham gia cuộc khảo sát. Biên độ sai sót của cuộc thăm dò không vượt quá 2,4%.
Kết quả cuộc thăm dò đã được công bố sau khi Mỹ ngày 17/2 tung tin rằng Nga đang chuẩn bị mở một cuộc tấn công quân sự lớn nhằm vào Ukraine, bác bỏ tuyên bố của Moskva rằng họ đang rút bớt lực lượng binh sĩ ở gần biên giới với Ukraine.
Nga phủ nhận bất kỳ kế hoạch xâm lược nào nhưng cảnh báo về "các biện pháp quân sự-kỹ thuật" nếu các yêu cầu về việc Mỹ và NATO giảm sự hiện diện quân sự ở Đông Âu không được đáp ứng.
G7 ra tuyên bố chung về vấn đề Nga-Ukraine Ngoại trưởng Nhóm các nền công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) ngày 19/2 đã ra tuyên bố chung về vấn đề Nga-Ukraine, trong đó khẳng định chưa có bằng chứng cho thấy Nga đang giảm các hoạt động quân sự tại khu vực gần biên giới với Ukraine, đồng thời khẳng định vẫn dành mối quan tâm lớn tới diễn...