EU không đồng thuận về đề xuất ngừng đối thoại chính trị với Israel
Bộ trưởng Ngoại giao các quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU) đã bác bỏ một đề xuất đình chỉ đối thoại chính trị với Israel sau khi nhận định quốc gia này đã có những vi phạm luật pháp quốc tế tại Dải Gaza.
Khu trại tị nạn ở Khan Younis, Dải Gaza, ngày 12/11/2024. Ảnh minh họa: THX/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Bỉ, đề xuất này được Đại diện cấp cao của EU về chính sách đối ngoại và an ninh Josep Borrell đưa ra nhưng đã vấp phải sự phản đối của một số quốc gia thành viên trong cuộc họp của các Bộ trưởng ngoại giao EU tổ chức tại Brussels hôm 18/11 (giờ địa phương). Do yêu cầu phải có sự đồng thuận tuyệt đối từ tất cả các quốc gia thành viên, đề xuất của ông Borrell không thể được thực hiện vào thời điểm này.
Những quốc gia không ủng hộ đề xuất này bao gồm Đức, Áo, Cộng hòa Séc, Hungary và Hà Lan. Tuy nhiên, Ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock đã bày tỏ sự sẵn sàng áp dụng các biện pháp trừng phạt nhắm vào các thành viên chính phủ Israel, đặc biệt là những người phủ nhận quyền tồn tại của người Palestine hoặc vi phạm các nguyên tắc của luật pháp quốc tế.
Video đang HOT
Trong khi đó, ông Borrell cũng đã đưa ra đề xuất áp dụng các biện pháp trừng phạt đối với Bộ trưởng Tài chính Israel Bezalel Smotrich và Bộ trưởng An ninh Quốc gia Israel Itamar Ben-Gvir, sau những phát ngôn và hành động gây tranh cãi của họ.
Việc không đạt được sự đồng thuận về đề xuất đình chỉ đối thoại chính trị với Israel cho thấy sự chia rẽ trong nội bộ EU về cách thức ứng phó với các vấn đề xung quanh xung đột tại Gaza và các vi phạm nhân quyền liên quan. Mặc dù vậy, vấn đề này vẫn tiếp tục là một chủ đề nóng trong các cuộc thảo luận của EU, với nhiều ý kiến trái chiều về cách thức đối phó và áp dụng các biện pháp trừng phạt đối với Israel.
Quan chức hàng đầu EU đề xuất đình chỉ đối thoại chính trị với Israel
Người đứng đầu chính sách đối ngoại của Liên minh châu Âu (EU), ông Josep Borrell đã đề xuất khối này đình chỉ đối thoại chính trị với Israel, với lý do có thể xảy ra các hành vi vi phạm luật nhân đạo quốc tế trong cuộc xung đột tại Dải Gaza.
Khu trại tị nạn ở Khan Younis, Dải Gaza, ngày 12/11/2024. Ảnh: THX/TTXVN
Trong bức thư gửi các ngoại trưởng EU ngày 13/11, trước thềm cuộc họp ngày 18/11 tới, ông Borrell đã bày tỏ "những lo ngại nghiêm trọng về khả năng vi phạm luật nhân đạo quốc tế ở Gaza", đồng thời cho biết "đến nay, những lo ngại này vẫn chưa được Israel giải quyết thỏa đáng". Ông Borrell viết: "Dựa trên những cân nhắc này, tôi đề xuất EU... đình chỉ đối thoại chính trị với Israel".
Đối thoại chính trị được ghi nhận trong một thỏa thuận rộng hơn về quan hệ giữa EU và Israel, bao gồm quan hệ thương mại sâu rộng, có hiệu lực vào tháng 6/2000.
Đề xuất đình chỉ đối thoại sẽ cần sự chấp thuận của tất cả 27 quốc gia EU, điều được cho là rất khó xảy ra. Tuy nhiên, đề xuất của ông Borrell phát đi tín hiệu quan ngại mạnh mẽ về cuộc xung đột tại Trung Đông. Theo kế hoạch, vấn đề này sẽ được thảo luận tại cuộc họp ngoại trưởng cuối cùng mà ông Borrell chủ trì trước khi kết thúc nhiệm kỳ 5 năm.
Theo số liệu của Văn phòng Nhân quyền Liên hợp quốc, gần 70% số người thiệ.t mạn.g trong cuộc xung đột hiện nay là phụ nữ và tr.ẻ e.m. Cơ quan này cũng lên án "sự vi phạm có hệ thống" các nguyên tắc cơ bản của luật nhân đạo quốc tế.
Israel bác bỏ báo cáo trên. Quân đội Israel (IDF) khẳng định hành động quân sự của họ "tuân theo các nguyên tắc về sự khác biệt và tính tương xứng, và được tiến hành sau khi đán.h giá cẩn thận về khả năng gây hại cho dân thường".
Cùng ngày, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan khẳng định sẽ không tiếp tục và phát triển quan hệ với Israel. Ông Erdogan nêu rõ Ankara hiện không có quan hệ thương mại với Tel Aviv và không mong muốn phát triển quan hệ song phương trong lĩnh vực này.
Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ đã đình chỉ hợp tác thương mại với Israel hồi tháng 5 vừa qua để đáp trả những cuộc tấ.n côn.g của IDF vào Dải Gaza. Tổng thống Erdogan đã nhiều lần lên án các vụ tấ.n côn.g và kêu gọi phản ứng quốc tế mạnh mẽ hơn để bảo vệ dân thường Palestine.
Thổ Nhĩ Kỳ từ lâu luôn bày tỏ lập trường ủng hộ Palestine, khẳng định đây là nền tảng trong chính sách đối ngoại của chính quyền Tổng thống Erdogan.
Trong một diễn biến khác, ngày 13/11, Nhà Trắng tuyên bố Mỹ đã có thêm cam kết từ phía Israel trong vài ngày qua về tình hình ở Dải Gaza. Theo Cố vấn An ninh quốc gia Nhà Trắng, ông Jake Sullivan, Mỹ mong muốn được chứng kiến những cam kết nêu trên được tuân thủ để tiếp tục giải quyết các vấn đề bao gồm hỗ trợ nhân đạo, đảm bảo hàng rào phòng thủ của Israel trước những cuộc tấ.n côn.g của Iran, triển khai các nỗ lực nhằm đạt được thỏa thuận ngừng bắ.n và trả tự do cho các con tin ở Gaza, hoặc mang lại giải pháp ngoại giao cho tình hình ở Liban.
Saudi Arabia tổ chức cuộc họp đầu tiên về thúc đẩy thành lập Nhà nước Palestine Saudi Arabia khẳng định lập trường trong việc ủng hộ nền độc lập của Palestine và 'quyền của người dân Palestine được tự quyết định số phận của mình và chấm dứt sự chiếm đóng.' Người dân Palestine sơ tán tránh xung đột tại Khan Younis, Dải Gaza, ngày 2/7 vừa qua. (Ảnh: THX/TTXVN) Theo phóng viên TTXVN tại Trung Đông - Bắc...