EU kêu gọi Trung Quốc hợp tác điều tra COVID-19
Chủ tịch Ủy ban châu Âu cho biết việc biết sự thật về các nguồn gốc của đại dịch COVID-19 là rất quan trọng để phát triển hệ thống cảnh báo sớm.
Liên minh châu Âu (EU) đã kêu gọi Trung Quốc hợp tác điều tra về nguồn gốc của virus corona chủng mới, làm tăng áp lực ngoại giao đối với Bắc Kinh sau khi một số nước mong muốn có một cuộc điều tra tương tự.
Chủ tịch Ủy ban Châu Âu, Ursula Von der Leyen. (Ảnh: DPA)
Khi được hỏi liệu Trung Quốc có nên hợp tác với Ủy ban châu Âu để tìm hiểu COVID-19 xuất hiện thế nào, Chủ tịch Ủy ban Châu Âu Ursula Von der Leyen nói “điều này quan trọng đối với toàn thế giới”.
“Bạn không bao giờ biết khi nào virus tiếp theo xuất hiện, vì vậy tất cả chúng ta đều muốn học được bài học lần sau. Chúng ta đã thiết lập một hệ thống cảnh báo sớm thực sự hoạt động, cả thế giới phải đóng góp vào đó”.
Một ngày trước, trợ lý chính sách đối ngoại Ủy ban châu Âu, Josep Borrell, cho biết Trung Quốc đã cố gắng gây áp lực lên EU liên quan tới báo cáo đề cập đến các chiến dịch thông tin sai lệch của chính phủ Trung Quốc.
Bà Von der Leyen bác bỏ những lo lắng rằng một cuộc điều tra sẽ làm suy yếu mối quan hệ với Trung Quốc.
Gần đây, theo Tân Hoa Xã, bà Von der Leyen đã nói chuyện với Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường, cho biết EU sẽ tăng cường hợp tác với Trung Quốc để đánh bại virus và dần dần khôi phục tăng trưởng. Ông Lý nói Trung Quốc sẽ làm việc với EU trên tinh thần đối tác để cải thiện trao đổi và hợp tác giải quyết căn bệnh, nhấn mạnh rằng cả Trung Quốc và châu Âu đều ủng hộ chủ nghĩa đa phương.
Video: Ngoại trưởng Mỹ cáo buộc Trung Quốc không chia sẻ thông tin COVID-19 với thế giới
Đầu tuần này, chính phủ Thụy Điển cho biết họ đã lên kế hoạch yêu cầu EU mở một cuộc điều tra về nguồn gốc của virus corona chủng mới và cách Tổ chức Y tế Thế giới xử lý đại dịch. COVID-19 đã lây nhiễm cho hơn 1,3 triệu người ở châu Âu – chiếm hơn một phần ba số ca bệnh trên toàn thế giới.
Các nhà lãnh đạo châu Âu khác cũng kêu gọi sự minh bạch hơn từ Trung Quốc, bao gồm cả Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Thủ tướng Đức Angela Merkel.
Mỹ cũng kêu gọi điều tra nguồn gốc của virus corona. Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết ông đã nhìn thấy bằng chứng cho thấy virus có nguồn gốc từ một phòng thí nghiệm ở Vũ Hán.
Bắc Kinh, trong khi đó, kêu gọi sự phi chính trị hóa với những gì họ khẳng định là vấn đề khoa học.
Gia hạn START-3, không chỉ riêng ông Trump mà tất cả người Mỹ hưởng lợi
Việc gia hạn Hiệp ước START-3 sẽ cho phép Mỹ tiết kiệm hàng tỷ USD, và mang lại chiến thắng đầu tiên cho ông Trump trong nỗ lực xây dựng quan hệ với Nga.
Trong bối cảnh quan hệ Nga-Mỹ căng thẳng và cuộc điều tra luận tội Tổng thống Mỹ Donald Trump, giới truyền thông bỏ qua chủ đề quan trong trọng nhất của cuộc gặp giữa người đứng đầu Nhà Trắng và Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov - sự cần thiết phải gia hạn START-3 - cựu Đại sứ Mỹ tại Matxcơva Michael McFaul viết cho tờ Washington Post.
Tin tốt, theo ông McFaul, Ngoại trưởng Nga có thảo luận với các quan chức Mỹ xung quanh Hiệp ước về các biện pháp nhằm tiếp tục cắt giảm và hạn chế vũ khí tấn công chiến lược sẽ hết hạn vào tháng 2/2021. Tuy nhiên, còn có một tin xấu: ông Trump, cũng giống Ngoại trưởng Mike Pompeo, nhấn mạnh đến sự cần thiết phải tham gia thỏa thuận của Trung Quốc.
Trong trường hợp Trung Quốc từ chối ký kết khiến Mỹ từ bỏ START-3, ông McFaul gọi đây là " một sai lầm lớn", bởi Hiệp ước mang lại lợi ích cho nước Mỹ.
Tổng thống Mỹ Donald Trump và Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov. (Ảnh: Twitter)
Để thoát khỏi tình trạng này, chính trị gia đề xuất nên tiến hành các cuộc đàm phán khác với Bắc Kinh về một thỏa thuận mới nhằm hạn chế vũ khí hạt nhân. Trong tiến trình đó, Washington sẽ buộc phải thừa nhận rằng, Trung Quốc không sở hữu 1.550 đầu đạn hạt nhân, và do đó nước này không cần tham gia START-3.
Điều quan trong là các cuộc đàm phán với Nga và Trung Quốc phải là " theo trình tự, chứ không phải xen lẫn nhau". Trước tiên, cần phải đạt được sự nhất trí về việc gia hạn thỏa thuận hiện có, và chỉ sau đó mới bắt đầu thảo luận về một thỏa thuận mới.
Ông McFaul gọi việc gia hạn START-3 sẽ là " một chiến thắng ngoại giao dễ dàng" đối với ông Trump. Mặc dù thực tế là là 1.550 đầu đạn hạt nhân ở mỗi bên có thể phá hủy hành tinh này, nhưng tình trạng quan hệ Nga-Mỹ hiện tại vẫn chưa cho phép hy vọng có thể cắt giảm thêm nữa. Do đó, việc gia hạn Hiệp ước là sự lựa chọn tốt nhất vào lúc này.
Thỏa thuận này, ngoài việc duy trì các hạn chế đối với vũ khí hạt nhân, còn đáp ứng lợi ích quốc gia của Mỹ, bởi Matxcơva tại thời điểm hiện tại đang đầu tư đáng kể vào việc phát triển chương trình hạt nhân của mình so với Washington.
Các hoạt động giám sát được quy định trong Hiệp ước cũng sẽ tạo điều kiện giữ gìn hòa bình. Những thông tin thu được qua quá trình giám sát và xác minh, theo ông McFaul, là vô giá. Chính trị gia lưu ý, trong các cuộc đàm phán với Liên Xô, Tổng thống Ronald Reagan từng nói: " Đừng tin tưởng, chỉ cần kiểm tra", và điều đó góp phần gia hạn START-3.
Trong trường hợp ngược lại, Mỹ sẽ phải chi hàng tỷ USD để triển khai một số lượng lớn đầu đạn hạt nhân không có ý nghĩa về mặt chính sách đối ngoại. Hơn nữa, CIA, NSA và các cơ quan tình báo khác sẽ buộc phải phân bổ thêm tiền để thu thập thông tin về chương trình hiện đại hóa kho vũ khí hạt nhân của Nga.
Theo ông McFaul, ông Trump đã dành 3 năm qua để thảo luận về sự cần thiết phải cải thiện quan hệ với Nga. Việc gia hạn START-3 sẽ là chiến thắng đầu tiên của ông ấy trong vấn đề này.
Trong bài viết của mình cho tờ Washington Post, cựu Đại sứ Mỹ tại Matxcơva lưu ý rằng, trong giai đoạn này, ông hiếm khi đồng tình với Tổng thống Nga Vladimir Putin về các vấn đề chính sách đối ngoại. Tuy nhiên, khi Điện Kremlin nói rằng việc gia hạn START-3 là một ý tưởng hay, vị chính trị gia Mỹ không có gì để bàn cãi. Bởi tất cả người dân Mỹ sẽ được hưởng lợi từ điều đó.
(Nguồn: Washington Post)
VĂN ĐỨC
Theo vtc.vn
Ông Trump nhận thêm "đòn đau" từ Toà án Tối cao Tòa án Tối cao Mỹ vào ngày 13/12 đã nhất trí sẽ xét xử các vụ kiện liên quan đến việc công bố hồ sơ khai thuế và hồ sơ tài chính của Tổng thống Donald Trump vào năm tới. Tòa án Tối cao Mỹ. Ảnh: AFP / Kris Connor Ông Trump đã tìm cách chặn quyền truy cập vào hồ sơ khai...