EU kết nạp Mỹ và đồng minh NATO vào dự án hợp tác quốc phòng
Bộ trưởng quốc phòng các nước thuộc Liên minh châu Âu (EU) ngày 6/5 nhất trí thông qua đề xuất để Mỹ, Canada và Na Uy cùng các thành viên Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) tham gia dự án đẩy nhanh hoạt động điều động quân đội quanh châu Âu.
Cờ của Liên minh châu Âu bên ngoài trụ sở Ủy ban châu Âu tại Brussels, Vương quốc Bỉ. Ảnh: Reuters
Đây là lần đầu tiên EU mở rộng dự án trong khuổn khổ Thỏa thuận hợp tác cấu trúc thường trực về an ninh và quốc phòng (PESCO) cho các nước ngoài khối tham gia. Bộ trưởng Quốc phòng Đức Annegret Kramp- Karrenbauer hoan nghênh diễn biến mới là “bước nhảy vọt” nhằm đảm bảo lực lượng binh sĩ có thể được triển khai rộng khắp châu Âu qua biên giới các nước. Bà nhấn mạnh, đây là chủ đề rất quan trọng, không chỉ với EU mà cả với NATO.
Trong khi đó, quan chức phụ trách chính sách đối ngoại của EU Josep Borrell đánh giá dự án chung này sẽ giúp nâng cao hiệu quả phòng thủ của EU, đồng thời góp phần tăng cường an ninh trong khối.
Trước đó, EU dự kiến chi 1,7 tỷ euro trong 7 năm tới để hỗ trợ các hoạt động triển khai quân đội, thông qua việc nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng như cầu, đường và đường sắt. Dự án do Hà Lan đi đầu này có mục đích giảm thời gian chờ đợi cấp phép khi điều động quân đội xuyên biên giới.
Video đang HOT
Tuyên bố của Bộ Quốc phòng Hà Lan nêu rõ việc kết nạp ba đối tác chính của EU và các đồng minh NATO vào các dự án của khối có ý nghĩa to lớn đối với mối quan hệ xuyên Đại Tây Dương
PESCO là một phần trong chính sách phòng thủ và an ninh của EU, được 25 trong số 27 nước EU khi đó, trừ Malta và Đan Mạch, ký kết tháng 12/2017, trong đó nhất trí hợp tác về nhiều dự án quân sự. Từ tháng 11/2020, EU quyết định các nước thứ ba có thể tham gia PESCO, và Mỹ, Canada cùng Na Uy đã nộp đơn đăng ký tham gia thỏa thuận này.
Thỏa thuận bao gồm hơn 30 dự án hợp tác quân sự liên quan đến nhiều lĩnh vực như đào tạo, phát triển năng lực và khả năng chuẩn bị tác chiến về quốc phòng.
EU kết nạp Mỹ và đồng minh NATO vào thỏa thuận hợp tác quốc phòng
Quan chức phụ trách chính sách đối ngoại của EU đánh giá dự án chung này sẽ giúp nâng cao hiệu quả phòng thủ của EU, đồng thời góp phần tăng cường an ninh trong khối.
Bộ trưởng quốc phòng các nước thuộc Liên minh châu Âu (EU) ngày 6/5 nhất trí thông qua đề xuất để Mỹ, Canada và Na Uy cùng các thành viên Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) tham gia dự án đẩy nhanh hoạt động điều động quân đội quanh châu Âu.
Đây là lần đầu tiên EU mở rộng dự án trong khuổn khổ Thỏa thuận hợp tác cấu trúc thường trực về an ninh và quốc phòng (PESCO) cho các nước ngoài khối tham gia.
Bộ trưởng Quốc phòng Đức Annegret Kramp-Karrenbauer hoan nghênh diễn biến mới là "bước nhảy vọt" nhằm đảm bảo lực lượng binh sỹ có thể được triển khai rộng khắp châu Âu qua biên giới các nước. Bà nhấn mạnh, đây là chủ đề rất quan trọng, không chỉ với EU mà cả với NATO .
Trong khi đó, quan chức phụ trách chính sách đối ngoại của EU Josep Borrell đánh giá dự án chung này sẽ giúp nâng cao hiệu quả phòng thủ của EU, đồng thời góp phần tăng cường an ninh trong khối.
Trước đó, EU dự kiến chi 1,7 tỷ euro trong bảy năm tới để hỗ trợ các hoạt động triển khai quân đội, thông qua việc nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng như cầu, đường và đường sắt. Dự án do Hà Lan đi đầu này có mục đích giảm thời gian chờ đợi cấp phép khi điều động quân đội xuyên biên giới.
Tuyên bố của Bộ Quốc phòng Hà Lan nêu rõ việc kết nạp ba đối tác chính của EU và các đồng minh NATO vào các dự án của khối có ý nghĩa to lớn đối với mối quan hệ xuyên Đại Tây Dương
PESCO là một phần trong chính sách phòng thủ và an ninh của EU, được 25 trong số 27 nước EU khi đó, trừ Malta và Đan Mạch, ký kết tháng 12/2017, trong đó nhất trí hợp tác về nhiều dự án quân sự.
Từ tháng 11/2020, EU quyết định các nước thứ ba có thể tham gia PESCO , và Mỹ, Canada cùng Na Uy đã nộp đơn đăng ký tham gia thỏa thuận này.
Thỏa thuận bao gồm hơn 30 dự án hợp tác quân sự liên quan đến nhiều lĩnh vực như đào tạo, phát triển năng lực và khả năng chuẩn bị tác chiến về quốc phòng.
Đức cảnh báo 'bùng phát bạo lực' tại Mỹ Bộ trưởng Quốc phòng Đức cảnh báo Mỹ đang đối mặt "cục diện bùng phát bạo lực" sau khi Trump tuyên bố chiến thắng sớm. Bộ trưởng Quốc phòng Đức Annegret Kramp-Karrenbauer nhận định tình hình ở Mỹ sau cuộc bầu cử có thể phát triển thành bạo lực, kích động thù hận, lo ngại nó có thể dẫn tới một cuộc khủng...