EU hy vọng Tòa án Hiến pháp Đức ủng hộ gói cứu trợ COVID-19
Ngày 29/3, Liên minh châu Âu (EU) bày tỏ hy vọng rằng quyết định gây sốc của Tòa án Hiến pháp Đức yêu cầu ngừng phê chuẩn gói cứu trợ đại dịch viêm đường hô hấp cấp trị giá 750 tỷ euro (885 tỷ USD) sẽ không làm trì hoãn kế hoạch phê chuẩn.
Tổng thống Đức Frank-Walter Steinmeier phát biểu tại cuộc họp về vaccine ngừa COVID-19 ở Berlin, ngày 22/2/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo Ủy ban châu Âu (EC), cơ quan để xuất gói cứu trợ trên, EC ủng hộ kế hoạch cứu trợ chưa từng có trong lịch sử này, khẳng định tính pháp lý của kế hoạch này đã được thực hiện theo trình tự. Phát biểu trước báo giới, một phát ngôn viên của EU cho biết EC tin tưởng rằng tòa án sẽ thay đổi quyết định.
Trước đó, gói cứu trợ COVID-19 đã được lưỡng viện tại Đức thông qua và Tổng thống Frank-Walter Steinmeier dự kiến sẽ ký phê chuẩn gói cứu trợ hoàn tất tiến trình phê chuẩn chính thức vào ngày 2/4 tới. Tuy nhiên 5 thành viên đã đệ đơn yêu cầu tòa án ra quyết định rằng việc phê chuẩn “sẽ không được thực hiện trong khi chờ quyết định của Tòa án Hiến pháp Liên bang liên quan đến khiếu nại này”.
Sự phê chuẩn của các quốc gia thành viên sẽ mang lại cho Brussels quyền lực mới – gọi là “nguồn lực riêng” – để gây quỹ để trả nợ mà không liên quan gì đến các chính phủ quốc gia của EU. Cho đến nay, mới chỉ có 16 trong tổng số 27 nước thành viên EU phê chuẩn kế hoạch cứu trợ trên. Người phát ngôn EU cho biết mục tiêu của EU là hoàn thành quá trình phê duyệt “vào cuối quý hai năm nay ” để các khoản thanh toán đầu tiên từ quỹ có thể bắt đầu.
Năm ngoái, cùng với Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, Thủ tướng Đức Angela Merkel đã đề xuất gói cứu trợ COVID-19 và đến tháng 12/2020, toàn bộ 27 nước thành viên EU đã nhất trí kế hoạch này, coi đây như một phần trong ngân sách trị giá 1,8 nghìn tỷ euro cho đến năm 2027, với mục đích cung cấp các khoản vay và viện trợ không hoàn lại cho các nước EU bị ảnh hưởng nặng nề nhất trong đại dịch.
LHQ đàm phán để thăm 'không hạn chế' Tân Cương
Liên Hợp Quốc đang đàm phán với Bắc Kinh về chuyến thăm "không hạn chế" tới Tân Cương để xem cách người thiểu số ở Tân Cương được đối xử.
"Một cuộc đàm phán nghiêm túc đang diễn ra lúc này giữa Văn phòng Ủy viên Nhân quyền Liên Hợp Quốc và giới chức Trung Quốc", Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres hôm 28/3 cho hay. "Tôi hy vọng họ sẽ sớm đạt thỏa thuận cho phép chuyến thăm không có hạn chế".
Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres tại cuộc họp báo ở Berlin, Đức tháng 12/2020. Ảnh: Reuters .
Theo các nhóm nhân quyền Mỹ và Australia, ít nhất một triệu người Duy Ngô Nhĩ và các nhóm Hồi giáo khác đang bị giam trong các trại cải tạo ở khu tự trị Tân Cương, tây bắc Trung Quốc. Họ cáo buộc Trung Quốc ép phụ nữ triệt sản và cưỡng bức lao động, nhưng Bắc Kinh nhiều lần bác bỏ.
Ông Guterres cho biết Trung Quốc nhiều lần khẳng định với ông rằng họ muốn chuyến thăm Tân Cương của Liên Hợp Quốc được diễn ra.
Trung Quốc cuối tuần trước công bố biện pháp trừng phạt đối với hai người Mỹ, một người Canada và một cơ quan vận động nhân quyền vì chỉ trích chính sách của Bắc Kinh với người Duy Ngô Nhĩ. Guterres nói rằng ông cũng đang theo dõi một cách "lo lắng" số phận hai công dân Canada đang bị giam ở Trung Quốc với tội danh gián điệp là Michael Kovrig và Michael Spavor.
"Lập trường của chúng tôi rất rõ ràng", Guterres nói. "Trong tất cả các tình huống như thế này, phải có quy trình phù hợp và tôn trọng đầy đủ các quyền con người của những người liên quan".
Châu Âu có nguy cơ đứt gãy hệ thống y tế do COVID-19 lây lan mạnh Đức, Pháp và Ba Lan ghi nhận tình trạng bùng phát số ca lây nhiễm và tử vong do COVID-19 trong bối cảnh chiến dịch tiêm chủng vaccine tại châu Âu được tiến hành chậm chạp. Người dân đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 tại Berlin, Đức, ngày 22/3/2021. Ảnh: THX/TTXVN Chính phủ nhiều nước trong Liên minh châu Âu (EU) đã...