EU hỗ trợ Việt Nam tăng khả năng chống chịu thiên tai
EU và Pháp ký thỏa thuận tăng cường hợp tác nhằm nâng cao khả năng chống chịu biến đổi khí hậu và giảm tác động của Covid-19 tại Việt Nam.
Lễ ký thỏa thuận thành lập Quỹ Quản lý Nước và Tài nguyên Thiên nhiên (WARM) diễn ra tại Hà Nội hôm nay với sự có mặt của Đại sứ Liên minh châu Âu (EU) tại Việt Nam Giorgio Aliberti và Giám đốc Cơ quan Phát triển Pháp tại Việt Nam Fabrice Richy.
Theo thỏa thuận, EU sẽ viện trợ không hoàn lại 20 triệu euro cho Cơ quan Phát triển Pháp (AFD). Cơ quan này sẽ huy động Quỹ WARM để triển khai các dự án đầu tư được tài trợ thông qua khoản cho vay của AFD và nguồn lực của Việt Nam trong giai đoạn 2021-2029 với tổng vốn ước tính 200 triệu euro.
Kênh khô cạn ở huyện Trần Văn Thời, Cà Mau, hồi tháng 2. Ảnh: Hoàng Hạnh.
Video đang HOT
Quỹ WARM sẽ hỗ trợ thực hiện những dự án đầu tư chiến lược trong lĩnh vực quản lý nước và các nguồn tài nguyên thiên nhiên, ứng phó những thách thức như lũ lụt và xói mòn bờ biển, vốn trở nên trầm trọng do biến đổi khí hậu. Ngoài ra, kinh nghiệm thu được từ các dự án sẽ đóng góp vào quá trình đối thoại chính sách chiến lược về khí hậu, môi trường và quản lý tài nguyên thiên nhiên.
“Khoản viện trợ nhằm hỗ trợ Việt Nam trên con đường hướng tới tương lai xanh hơn và kiên cường hơn, hoàn toàn phù hợp với các ưu tiên toàn cầu của EU về quan hệ đối tác quốc tế. Tăng cường quản lý tài nguyên thiên nhiên sẽ giúp khôi phục và bảo tồn các hệ sinh thái, tăng sức chống chịu của người dân địa phương và giảm thiểu tác động của đại dịch Covid-19″, đại sứ Aliberti nios.
Việt Nam là một trong các quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề bởi biến đổi khí hậu và thiên tai. Nhiệt độ và mực nước biển tăng, cùng tần suất và mức độ gia tăng các hiện tượng thời tiết cực đoan kết hợp với phát triển dân số và đô thị hóa làm tăng rủi ro của xói mòn bờ biển, ngập lụt đô thị và hạn hán.
Mùa hạn mặn tại đồng bằng sông Cửu Long năm nay đến sớm, sâu bất thường và kéo dài khiến 6 tỉnh gồm Tiền Giang, Bến Tre, Long An, Kiên Giang, Cà Mau và Sóc Trăng phải công bố tình huống hạn mặn khẩn cấp. Hạn mặn gây thiệt hại 43.000 ha lúa và khiến 80.000 hộ dân thiếu nước sinh hoạt.
G7 rạn nứt vì cách gọi "virus Trung Quốc"
Trong khi Mỹ muốn đưa cụm từ "virus Vũ Hán" vào tuyên bố chung của nhóm G7, các thành viên còn lại không ủng hộ cách gọi này.
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo (Ảnh: AFP)
Các ngoại trưởng nhóm G7 đã không thể đưa ra một tuyên bố chung sau một cuộc họp video vào ngày 25/3 vì Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo muốn tuyên bố chung đề cập đến Covid-19 bằng cách gọi "virus Vũ Hán", hãng tin Der Spiegel của Đức và CNN cho hay. Một dự thảo tuyên bố chung do Mỹ đưa ra cũng đổ lỗi cho Trung Quốc khiến dịch bệnh lây lan toàn cầu. Mỹ hiện giữ vai trò chủ tịch G7 gồm 7 nước (Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Italia, Nhật Bản và Canada) nên được phép soạn dự thảo tuyên bố chung.
Tuy nhiên, dự thảo tuyên bố chung này của phía Mỹ không nhận được sự ủng hộ của đại diện các nước thành viên. Một nhà ngoại giao châu Âu nói: "Điều mà Bộ Ngoại giao Mỹ gợi ý là lằn ranh đỏ. Chúng tôi không đồng tình với cách gọi như vậy với virus này".
Do bất đồng về cách gọi virus gây dịch Covid-19, các ngoại trưởng G7 đã không thể đưa ra tuyên bố chung sau cuộc họp hôm qua, dẫn đến việc một số quốc gia thành viên đã đưa ra tuyên bố riêng.
Một tuyên bố của chính phủ Pháp đã đề cập đến đại dịch bệnh đang lây lan ở gần 200 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới hiện nay là "đại dịch Covid-19".
Trả lời câu hỏi của truyền thông về việc liệu có chuyện Mỹ đề xuất gọi virus gây bệnh Covid-19 là "virus Vũ Hán", Ngoại trưởng Pompeo không phủ nhận. Người đứng đầu ngành ngoại giao Mỹ nói: "Tôi luôn nghĩ về những cuộc họp này, câu trả lời đúng đắn là bảo đảm chúng ta phát đi cùng một thông điệp. Tôi tin rằng khi quý vị nghe phát biểu của 6 bộ trưởng còn lại, các bạn sẽ thấy họ có nhận thức chung về điều chúng ta đang bàn bạc ở đây".
Trước đó, Tổng thống Mỹ Donald Trump và một số quan chức khác của Mỹ cũng sử dụng cách gọi "virus Trung Quốc". Tuy nhiên, Tổng thống Trump hôm qua cho biết, ông sẽ ngừng cách gọi này. "Mọi người đều biết nó (virus SARS-CoV-2 gây dịch Covid-19) xuất phát từ Trung Quốc, nhưng tôi quyết định chúng ta không nên làm lớn chuyện thêm nữa", ông Trump trả lời phỏng vấn Fox News ngày 25/3. Trong tuyên bố chung của Tổng thống Trump với các lãnh đạo khác của G7 sau cuộc họp ngày 16/3 cũng không đề cập đến cách gọi "virus Trung Quốc".
Dịch Covid-19 khởi phát từ Vũ Hán, Trung Quốc cuối năm 2019 và đến nay đã lan ra gần 200 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. Covid-19 khiến hơn 430.000 người mắc bệnh, hơn 20.000 người tử vong. Chuyên gia dịch tễ hàng đầu Trung Quốc Chung Nam Sơn mới đây nói rằng, mặc dù Trung Quốc ghi nhận ca bệnh đầu tiên, song virus gây bệnh Covid-19 có thể bắt nguồn từ một nơi khác.
Giới chức Mỹ và Trung Quốc nhiều lần "khẩu chiến" về nguồn gốc của virus gây bệnh Covid-19. Trong khi Washington đổ lỗi cho Bắc Kinh không minh bạch khiến thế giới chậm trễ 2 tháng ứng phó, một phát ngôn viên ngoại giao Trung Quốc tuần trước ủng hộ giả thuyết cho rằng quân đội Mỹ đưa virus SARS-CoV-2 vào cuối năm ngoái.
Minh Phương
Gái mại dâm Pháp 'méo mặt' vì phong tỏa Những lao động tình dục ở Pháp đang phải vật lộn để tồn tại sau khi chính phủ yêu cầu người dân ở nhà, khiến lượng khách hàng giảm hẳn trong khi cảnh sát xử phạt rất quyết liệt. Dịch Covid-19 vẫn đang lan rộng ở châu Âu và Pháp đã ghi nhận hơn 22.300 ca nhiễm cũng như 1.100 trường hợp tử...