EU hết đường lùi
Thủ tướng Italy vừa lên tiếng cảnh báo sẽ “không thể tha thứ được” nếu Hội nghị thượng đỉnh EU sắp tới không đưa ra được những biện pháp và hành động cụ thể để giải quyết tình trạng thất nghiệp đang ở mức cao kỷ lục.
Dòng người tìm việc làm ở Tây Ban Nha
Thực tế tỷ lệ thất nghiệp ở Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone) đã chạm mức kỷ lục. Với 62 nghìn người mất việc, tháng 3 vừa rồi đã trở thành tháng thứ 23 liên tiếp có tỷ lệ thất nghiệp tăng. Hệ quả là số người thất nghiệp hiện nay ở châu Âu lên tới con số báo động: 26,5 triệu, trong khi khu vực này vẫn chưa thoát khỏi suy thoái bởi các biện pháp thắt lưng buộc bụng.
Các số liệu mới nhất từ Cơ quan thống kê châu Âu (Eurostat) cho biết tình cảnh của Hy Lạp vẫn được coi là bi đát nhất, khi tỷ lệ thất nghiệp ở nước này vẫn tiếp tục tăng, lên mức 27,2% trong tháng 1. Trong khi đó, tỷ lệ thất nghiệp ở Bồ Đào Nha tăng từ 15,1% trong tháng 2 lên 17,5% trong tháng 3. Còn tại Síp, con số này tăng từ 10,7% lên 14,2%. Quốc gia có tỷ lệ thất nghiệp thấp nhất là Áo, với tỷ lệ số người không có việc làm giảm nhẹ xuống 4,7% và Đức, giữ nguyên ở mức 5,4%.
Đáng ngại là thất nghiệp đang tập trung vào giới trẻ. Trong tháng 3, 24% số lao động dưới 25 tuổi ở Eurozone thất nghiệp và đối với EU là 23,5%, so với các mức tương ứng 22,5% và 22,6% của một năm trước. Tỷ lệ thất nghiệp trong giới trẻ ở Hy Lạp tăng lên 59,1% trong tháng 1, còn ở Tây Ban Nha là 55,9%, ở Italy là 38,4%, ở Bồ Đào Nha là 38,3%.
Điều gì sẽ xảy ra khi sự khốn khó của giới trẻ không được giải quyết? Thủ tướng Italy E. Letta đã phải thừa nhận rằng: “Không có việc làm thanh niên sẽ chẳng có điều gì để hy vọng”. Chính vì thế mà ông E. Letta đã chủ động bàn với người đồng cấp Tây Ban Nha M. Rajoy thành lập ủy ban chung để soạn thảo chiến lược về tạo công ăn việc làm cho giới trẻ. Chiến lược này sẽ được Italy và Tây Ban Nha cùng đưa ra xem xét tại hội nghị thượng đỉnh EU, dự kiến diễn ra vào ngày 27 và 28-6 tới.
Có điều là vào thời điểm hiện nay châu Âu vẫn thiếu những nguồn lực cần thiết để dập tắt “bệnh dịch” thất nghiệp đang tràn khắp châu lục. Để tháo bỏ gánh nặng nợ công, châu Âu không có con đường nào khác là phải “thắt lưng buộc bụng”. Chi tiêu giảm sẽ dẫn đến sản xuất giảm, lạm phát giảm và hệ quả là sản xuất đình đốn, nhà máy bị đóng cửa, nhân công bị sa thải. Đó là cái vòng luẩn quẩn mà châu Âu chưa tìm được lối ra.
Mọi hy vọng được đổ dồn về Hội nghị thượng đỉnh EU sắp tới. Sức ép đang đặt lên vai các nhà lãnh đạo 17 nước thành viên Eurozone, những người được coi là sẽ phải sớm hoàn tất việc thành lập liên minh ngân hàng đầy đủ nhằm ổn định hệ thống tài chính của khu vực đồng tiền chung, từ đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. EU không còn con đường lùi, đúng như lời của ông E. Letta, Thủ tướng Italy “Tất cả chúng ta đều đang cùng ở trên một con thuyền, cùng một thị trường chung, vì vậy việc thúc đẩy tăng trưởng và giảm tỷ lệ thất nghiệp sẽ đem lại lợi ích cho tất cả chúng ta”.
Theo ANTD
Tỷ lệ thất nghiệp: "Thêm một số 0 vẫn đúng"
Phó chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội, đại biểu Bùi Sỹ Lợi khi tham gia phiên họp thẩm tra báo cáo kinh tế xã hội của Chính phủ do Ủy ban Kinh tế tổ chức mới đây, đã nhấn mạnh rằng ông rất băn khoăn về số liệu khi nhìn vào hệ thống chỉ tiêu được nêu tại báo cáo này.
Con số thất nghiệp thực sự tại Việt Nam hiện nay vẫn đang là vấn đề gây tranh cãi.
Và con số được ông chọn để phân tích cũng nằm trong quan ngại của không ít đại biểu, ở các cơ quan khác nhau của Quốc hội. Đó là số lao động được tạo việc làm và tỷ lệ thất nghiệp của lực lượng lao động ở thành thị.
Theo báo cáo của Chính phủ, các con số về GDP, tổng số vốn đầu tư phát triển toàn xã hội thực hiện năm 2012 đều giảm so với số đã báo cáo Quốc hội tại kỳ họp cuối năm ngoái. Riêng số lao động được tạo việc làm lại tăng (1,52 triệu/1,515 triệu) và tỷ lệ thất nghiệp giảm khá nhiều (từ 3,63 xuống 3,25%).
Liên quan đến các con số này, ngay từ đầu năm 2009, Phó chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội khóa 12, ông Đặng Như Lợi khi trao đổi với VnEconomy đã quả quyết con số tạo việc làm mới không có cơ sở cả về lý thuyết và thực tiễn, khi tăng trưởng kinh tế giảm, sản xuất kinh doanh kém hiệu quả nhưng việc làm vẫn cứ tăng.
Tròn một năm trước, Phó trưởng đoàn đại biểu Quốc hội Tp.HCM, Ủy viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, đại biểu Trần Du Lịch cũng nói với Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Cao Viết Sinh là
Bởi, vấn đề này đã được đại biểu Lịch nêu tại Quốc hội nhiệm kỳ trước, và câu trả lời của nguyên Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Võ Hồng Phúc khi đó là: "Việt Nam không tính được bao nhiêu việc làm mới tạo ra trong một năm".
Ông Lịch đã kiến nghị Chính phủ bằng các công cụ kỹ thuật phải tính chính xác được số lao động được tạo việc làm mới, còn nếu kinh tế cỡ nào cũng giải quyết việc làm cỡ 1,5 - 1,6 triệu thì Quốc hội quyết làm gì chỉ tiêu này.
Tại bản tin kinh tế vĩ mô do Ủy ban Kinh tế phát hành trung tuần tháng 3 năm nay, sự vận động trái chiều khi nền kinh tế được đánh giá là suy giảm, song số liệu điều tra của Tổng cục Thống kê qua ba chỉ số chính: tỷ lệ thất nghiệp; tỷ lệ thiếu việc làm và thu nhập, tiền lương vẫn được "cải thiện nhẹ" được nhấn mạnh là "nằm ngoài dự đoán của các chuyên gia phân tích" và "khó lý giải trong bối cảnh khu vực doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn".
Trao đổi với VnEconomy tại thời điểm đó, Phó chủ nhiệm Bùi Sỹ Lợi cũng cho rằng các con số về tiền lương, thất nghiệp đều có vấn đề. Và số lao động được tạo việc làm mới hoàn toàn chỉ khoảng 1,2 triệu chứ không thể là 1,6 triệu.
Với cả quá trình theo dõi liên tục, ở phiên thẩm tra nói trên, đại biểu Bùi Sỹ Lợi nêu ra hàng loạt con số: GDP tăng trưởng cao nhất vào 2006 là 8,23%, thấp nhất là 2012 là 5,03%; tỷ lệ vốn đầu tư toàn xã hội đỉnh cao là 2007 với 46,5% , 2012 còn 28,5%; doanh nghiệp liên tục khó khăn giảm sút giải thể, đỉnh cao cũng rơi vào 2012, nhưng giải quyết việc làm giảm không đáng kể, vẫn là 1,52 triệu người.
Quả quyết "đây là vấn đề", ông Lợi tiếp tục bày tỏ sự rất băn khoăn khi con số thất nghiệp cũng giảm đi, còn có 3,25% (chỉ tiêu Quốc hội quyết là 4%).
"Rất đáng lưu ý là tỷ lệ của lao động khu vực phi chính thức liên tục tăng lên so các năm, 2010 có 34,6% đến 2012 là 36,6% , điều này nói lên là lao động khu vực chính thức mất việc làm chuyển dần qua khu vực phi chính thức, nhưng giải quyết việc làm vẫn đảm bảo", ông Lợi phát biểu.
Đồng ý với đại biểu Bùi Sỹ Lơi, Ủy viên Ủy ban Tài chính - Ngân sách Bùi Đức Thụ cho rằng làm sao có thể đạt được chỉ tieu giải quyết việc làm khi tỷ lệ vốn đầu tư toàn xã hội chỉ còn 28,5 %, thấp nhất nhiều năm gần đây. Rồi tăng trưởng cũng giảm, một loạt các chỉ tiêu khác không đạt. "Cần làm rõ để có cơ sở hoạch định chính sách cho phù hợp", ông Thụ đề nghị.
Cộng thêm thực tế từ chính doanh nghiệp mình, Ủy viên Ủy ban Kinh tế, Chủ tịch Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) Trần Xuân Hòa quả quyết, con số thất nghiệp "hoàn toàn không chính xác, nếu thêm một số 0 vào vẫn được như thường".
Ông Hòa nói, nếu tiến hành tái cơ cấu thì chỉ riêng TKV đã dôi dư 40 - 50 nghìn người, và nguồn lực để chuyển công việc cho họ là vấn đề xã hội phải lo, chứ một mình tập đoàn không lo được.
Bàn thì cứ bàn nhưng số liệu không đủ niềm tin thì chính sách sẽ chệch hướng hết. Nhấn mạnh điều này, Phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Nguyễn Văn Phúc nhắc lại đề nghị Chính phủ rà soát lại số liệu và
"Một cán bộ cục thống kê địa phương gặp tôi ở nước ngoài thì thầm là địa phương cũng chỉ đạo sửa số liệu được", ông Phúc kể.
Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Nguyễn Văn Giàu nói, chỉ riêng huyện của một tỉnh miền Tây mà ông ứng cử đại biểu Quốc hội năm 2012 có 1.500 lao động đi lao động ở Tp.HCM về quê vì không có việc làm, quý 1/2013 thêm 1.000 người mất việc nữa, và mất việc nhiều thì sẽ sinh ra tệ nạn xã hội.
"Đích thân tôi đi rất nhiều tỉnh miền Tây, không đồng chí nào kêu với tôi là thất nghiệp gây xáo trộn ảnh hưởng gì đến nông thôn miền Tây, vì lao động cho nhu cầu của địa phương còn thiếu", Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Nguyễn Thanh Hòa hồi âm ngay.
Ông Hòa cũng khẳng định 1,52 triệu lao động được tạo việc làm của 2012 tại báo cáo Chính phủ là con số hợp lý, thấp hơn số của các địa phương thống kê lên. "Cũng có tình trạng mất việc chỗ này đi làm ở chỗ khác, mấy chục nghìn các doanh nghiệp ngừng hoạt động, giải thể là siêu nhỏ thôi, số lượng lao động không lớn, trong khi các doanh nghiệp đăng ký tuyển mới rất nhiều", ông Hòa lý giải.
Tỷ lệ thất nghiệp 3,25% cũng được ông Hòa khẳng định là "đáng tin cậy".
Đồng tình với Thứ trưởng Hoà, Thứ trưởng Bộ Tài chính Đỗ Hoàng Anh Tuấn nhận định nhìn chung nhu cầu việc làm vẫn cao, các khu vực hút lao động khá lớn là xuất khẩu, chế biến nông sản, và khối FDI.
Quý 1/2013, thu ngân sách chung từ nền kinh tế tăng 4,8% so với cùng kỳ năm ngoái thì riêng FDI tăng 28%, vẫn duy trì tăng việc làm, ông Tuấn thông tin thêm.
Theo vietbao
Những quốc gia thất nghiệp cao nhất thế giới Hy Lạp, Tây Ban Nha dẫn đầu danh sách với tỷ lệ thất nghiệp đều hơn 26%, theo số liệu mới nhất của cơ quan thống kê Eurostat, Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), cơ quan xếp hạng tín dụng Moody's. 1. Hy Lạp Tỷ lệ thất nghiệp: 26,4% Đánh giá xếp hạng tín dụng: C GDP bình quân đầu người: 24.505 USD...