EU giận dữ trừng phạt 6 công ty Nga vì bán đảo Crimea
Liên minh châu Âu (EU) vừa mở rộng danh sách trừng phạt liên quan đến sự thống nhất của bán đảo Crimea với Nga cũng như việc Moscow xây dựng một cây cầu bắc qua eo biển Kerch, Tạp chí chính thức của Liên minh châu Âu cho biết.
Cầu nối đất liền Nga và Crimea nhìn từ trên cao (Ảnh: Sputnik)
Theo đó, có thêm 6 công ty Nga vừa bị liệt vào danh sách trừng phạt mới của EU. Những công ty này bao gồm Viện thiết kế Giprostroymost-St. Petersburg, công ty xây dựng PJSC Mostotrest, CJSC VAD, Tập đoàn Stroygazmontazh, Stroygazmontazh-Most và nhà máy đóng tàu Zaliv. Tất cả đều tham gia xây dựng cầu Kerch nối liền Nga với Crimea và xa lộ Tavrida qua cây cầu này.
Những biện pháp trừng phạt bao gồm, đóng băng tài sản thuộc các công ty trên ở EU, cấm các cá nhân và pháp nhân đăng ký tại EU cung cấp cho các công ty trên bất cứ khoản đầu tư nào.
Tổng số các tổ chức, công ty Nga trong danh sách trừng phạt của EU hiện đã đạt đến con số 44.
Video đang HOT
Moscow hiện đã hoàn thành xong việc sát nhập bán đảo Crimea vào Liên bang Nga. Thủ tướng Dmitry Medvedev tuyên bố Crimea đã hoàn toàn sáp nhập với cấu trúc kinh tế, tư pháp và cơ sở hạ tầng của Liên bang Nga.
“Chúng ta đã đối mặt một thử thách chưa từng có về cả độ khó khăn cũng như quy mô – chúng ta phải sáp nhập bán đảo vào các lĩnh vực kinh tế, cơ sở hạ tầng và tư pháp của nước Nga. Ngày hôm nay, chúng ta có thể khẳng định rằng giai đoạn khó khăn nhất đã qua đi, một giai đoạn ổn đinh hơn đã bắt đầu”, cơ quan thông tấn RIA Novosti dẫn lại lời của Thủ tướng Medvedev vào hôm qua (30.7).
Bên cạnh đó, vị Thủ tướng Nga còn tiết lộ rằng quá trình sáp nhập Crimea đã đòi hỏi rất nhiều giải pháp sáng tạo mới trong việc xây dựng lại lưới điện, hệ thống cung cấp nước cũng như cung cấp dầu mỏ và hệ thống giao thông đi lại.
“Từ thời Liên Xô cho tới nay, các cơ sở công cộng và đường xá tại bán đảo đã không được sửa chữa, bảo trì. Mục tiêu chính của chúng tôi là nâng cao chất lượng sống cho toàn bộ người dân Crimea”, ông Medvedev nói.
Sự thống nhất của bán đảo Crimea với Nga không được công nhận bởi Kiev hoặc phần lớn các nước phương Tây.
EU trước đó đã áp đặt các biện pháp trừng phạt cấm nhập cảnh vào lãnh thổ EU và đóng băng tài sản của 155 cá nhân vì vấn đề Crimea.
Theo Danviet
Đàm phán với Mỹ gặp trở ngại, Triều Tiên kêu gọi người dân "thắt lưng buộc bụng"
Truyền thông nhà nước Triều Tiên đã kêu gọi người dân nước này sẵn sàng "thắt lưng buộc bụng" trong bối cảnh những cuộc đàm phán về tiến trình hạt nhân với Mỹ dường như có dấu hiệu gặp trở ngại.
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un thị sát một nhà máy Triều Tiên. (Ảnh minh họa: Reuters)
Báo Rodong Sinmun, cơ quan ngôn luận của đảng Lao động Triều Tiên ngày 23/7, đã bất ngờ gợi nhắc người dân Triều Tiên về quãng thời gian những năm 1990. Vào thời điểm đó, Liên Xô tan rã đã khiến người dân Bình Nhưỡng phải trải qua nạn đói.
Tờ báo kêu gọi ngay cả khi phải trải qua khó khăn trong tình cảnh "thắt lưng buộc bụng" thì Triều Tiên vẫn "tiến về phía trước trên con đường bất tử của nhân dân trong tiến trình 70 năm đấu tranh và trên con đường của chủ nghĩa xã hội".
Lời kêu gọi được đưa ra trong bối cảnh giới quan sát bày tỏ quan ngại về các cuộc đàm phán phi hạt nhân hóa giữa Triều Tiên và Mỹ. Quá trình kéo dài hơn dự tính làm dấy lên lo ngại có thể tác động tiêu cực đến triển vọng Triều Tiên được dỡ bỏ trừng phạt và theo đuổi mục tiêu phát triển kinh tế.
Việc cảnh báo người dân sẵn sàng "thắt lưng buộc bụng" có thể nhằm giảm mức kỳ vọng của người dân Triều Tiên về một tương lai tươi sáng hơn sau cuộc gặp thượng đỉnh giữa nhà lãnh đạo Kim Jong-un và Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in, sau đó là với Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Truyền thông Triều Tiên gần đây đã tăng cường các thông điệp kêu gọi tự lực, tự cường tới quần chúng. Trong những chuyến thị sát gần đây, ông Kim Jong-un đã phê bình các quan chức đảng và chính phủ phụ trách kinh tế vì năng suất lao động chưa cao và tiến độ chưa được cải thiện rõ rệt.
Triều Tiên cũng cho rằng Hàn Quốc đang "chậm chạp" trong việc thực thi các thỏa thuận tại hội nghị thượng đỉnh liên Triều và nhận định Seoul dường như đang cản trở việc hợp tác xuyên biên giới.
Theo Yonhap, hợp tác kinh tế toàn diện liên Triều chỉ có thể xảy ra khi Seoul và Washington chắc chắn rằng Triều Tiên phải từ bỏ hoàn toàn vũ khí hạt nhân.
Theo thống kê của Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc (BOK), kinh tế Triều Tiên năm 2017 suy giảm mạnh nhất trong 2 thập niên qua. Cụ thể, GDP của Triều Tiên giảm 3,5 %, mức giảm mạnh nhất trong 20 năm qua. Các chuyên gia nhận định, số lượng và cường độ các lệnh trừng phạt áp lên Triều Tiên trong năm qua đã mạnh hơn năm 2016, dẫn tới tình trạng nền kinh tế tụt dốc.
Đức Hoàng
Theo Dantri
Tỷ phú Nga dùng đòn hy sinh trước trừng phạt Mỹ Mỹ ra điều kiện tối thượng không trừng phạt GAZ, tỷ phú nhôm Oleg Deripaska phải ra đi. Tỷ phú Nga Oleg Deripaska Ngày 20/7, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin cho biết, Bộ Tài chính Mỹ có thể bỏ công ty nhôm Rusal của Nga khỏi danh sách trừng phạt, với mục tiêu "không đẩy Rusal ra khỏi thị trường". "Nhiều...