EU giảm lệ thuộc nguồn cung năng lượng từ Nga, xuất khẩu khí đốt của Ai Cập tăng vọt
Trước khi xung đột tại Ukraine nổ ra, Nga cung cấp hơn 40% lượng khí đốt nhập khẩu của EU, nhưng giờ đây EU đang nỗ lực đa dạng hóa nguồn cung năng lượng để giảm sự phụ thuộc vào khí đốt của Nga.
Trong bối cảnh đó, vai trò của Ai Cập được đặc biệt coi trọng, giúp doanh thu xuất khẩu khí đốt của nước này tăng vọt.
Một cơ sở lọc dầu tại Ai Cập. Ảnh: Reuters
Phóng viên TTXVN tại Cairo dẫn báo cáo của Trung tâm hỗ trợ quyết định và thông tin của chính phủ (IDSC) ngày 25/9 cho hay, Ai Cập đã chứng kiến một bước nhảy vọt chưa từng có trong tăng trưởng doanh thu xuất khẩu khí đốt tự nhiên, gấp 13 lần trong 8 năm qua.
Báo cáo của IDSC cho hay doanh thu xuất khẩu khí đốt tự nhiên và khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) của Ai Cập đạt 8 tỷ USD trong năm tài chính 2021/2022, tăng từ mức 0,6 tỷ USD trong năm tài chính 2013/2014.
Video đang HOT
Xuất khẩu LNG và khí đốt tự nhiên của Ai Cập cũng đã tăng 4 lần trong 8 năm qua, từ mức 1,9 triệu tấn lên 7,2 triệu tấn. Cũng trong cùng khoảng thời gian này, quốc gia Bắc Phi đã ký hơn 100 thỏa thuận với các công ty quốc tế liên quan tới việc khai thác khí đốt và xăng dầu với giá trị đầu tư tối thiểu là 22 tỷ USD. Sản lượng khai thác khí đốt tự nhiên của Ai Cập đã đạt 69,2 tỷ m3 vào năm tài chính 2021/2022 so với 41,6 tỷ m3 của năm tài chính 2015/2016, tăng 66,3%.
Sau khi đảm bảo tự cung cấp khí đốt tự nhiên vào năm 2018, Ai Cập có kế hoạch sử dụng vị trí ở ngưỡng cửa châu Âu để trở thành nhà cung cấp LNG chính cho lục địa này, trong bối cảnh cuộc cách mạng năng lượng hối thúc quá trình chuyển đổi khỏi nhiên liệu hóa thạch.
Sau những phát hiện liên quan tới mỏ khí đốt tự nhiên khổng lồ Zohr ở Địa Trung Hải, quốc gia Bắc Phi này cũng có tham vọng xuất khẩu khí đốt tự nhiên sang châu Âu, giúp lục địa này giảm bớt gánh nặng của cuộc khủng hoảng năng lượng hiện nay do việc ngừng nhập khẩu khí đốt của Nga, sau khi nổ ra xung đột tại Ukraine.
Nguồn xuất khẩu khí đốt tự nhiên từ Ai Cập đặc biệt được coi trọng trong hoàn cảnh các nước châu Âu mong muốn đa dạng hóa các nguồn năng lượng để giảm sự phụ thuộc vào khí đốt của Nga, vốn chiếm khoảng 45% nhập khẩu của lục địa này vào năm 2021.
Ai Cập sở hữu cơ sở hạ tầng vận chuyển và xử lý khí tự nhiên tương đối đầy đủ với mạng lưới đường ống dài 7.000 km, mạng lưới phân phối dài 31.000 km với 29 nhà máy xử lý khí cũng như 2 cơ sở LNG ở nhà máy Idku và Damietta. Báo cáo của IDSC cũng cho biết Ai Cập đứng đầu thế giới về tỷ lệ phần trăm tăng trưởng cao nhất trong xuất khẩu LNG.
Trong tháng 8 vừa qua, Chính phủ Ai Cập đã thông qua kế hoạch tìm cách tiết kiệm 15% lượng khí đốt tự nhiên để sản xuất điện, nhằm phục vụ mục đích xuất khẩu và mang lại nguồn thu ngoại tệ nhiều hơn, trong bối cảnh giá dầu và các hàng hóa cơ bản tăng vọt.
Xuất khẩu khí đốt của Ai Cập đang trên đà tăng trưởng mạnh mẽ
Trong một báo cáo vừa công bố, Bloomberg nhận định Ai Cập có thể xuất khẩu 8,2 triệu tấn khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) trong năm nay, giữa lúc giá khí đốt đang được giao dịch ở mức cao tại thị trường châu Âu.
Báo cáo của Bloomberg cho hay giá trị xuất khẩu khí đốt tự nhiên và khí hóa lỏng của Ai Cập trong từ tháng 1-4 của năm 2022 đã tăng 98% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 3,9 tỷ USD. Theo Bloomberg, Ai Cập đang tìm cách trở thành một trung tâm năng lượng lớn ở khu vực Arập bằng cách phát triển các dự án hóa lỏng khí đốt và tái xuất khẩu sản phẩm này ra thị trường quốc tế. Tổng sản lượng khí đốt tự nhiên của Ai Cập hiện vào khoảng 6,5-7 tỷ foot khối mỗi ngày (1 foot khối = 0,0283 m3).
Bloomberg dẫn báo cáo của Bộ Dầu mỏ Ai Cập cho biết đất nước Kim tự tháp đặt mục tiêu tăng đầu tư của các công ty dầu mỏ nước ngoài hoạt động tại Ai Cập lên khoảng 7,75 tỷ USD trong tài khóa 2022-2023. Đầu tư của các công ty dầu mỏ nước ngoài vào Ai Cập trong tài khóa 2021-2022 đạt 5,75 tỷ USD. Bloomberg dự đoán con số này trong tài khóa hiện tại sẽ tăng 35%.
Với mục tiêu trở thành một trung tâm thương mại dầu mỏ và khí đốt tự nhiên trong khu vực, Ai Cập đang nỗ lực phát triển các dự án dầu khí. Ai Cập hiện đang hợp tác với một loạt công ty năng lượng nước ngoài như Eni của Italy, British Petroleum (Anh), Apex International (Mỹ), United Energy (Mỹ), Enap Sipetrol của Chile, Ina (Đức) và một doanh nghiệp đến từ Qatar để tiến hành thăm dò dầu khí tại các lô trên Địa Trung Hải, khu vực Sa mạc phía Tây và khu vực Vịnh Suez.
Trong tháng 6/2022, Ai Cập đã ký kết khá nhiều thỏa thuận hợp tác trong lĩnh vực năng lượng xanh.
Nước này ký với Israel và Liên minh châu Âu (EU) một thỏa thuận xuất khẩu khí đốt, theo đó khí đốt sẽ được vận chuyển sang Ai Cập để hóa lỏng trước khi xuất sang thị trường EU. Hồi đầu năm nay, công ty dầu mỏ Dragon Oil của Các Tiểu vương quốc Arập Thống nhất (UAE) đã phát hiện một mỏ dầu mới có trữ lượng khoảng 100 triệu thùng tại Vịnh Suez của Ai Cập.
Đây là một trong những mỏ dầu có trữ lượng lớn nhất được phát hiện tại Vịnh Suez trong vòng 20 năm qua. Ai Cập hiện đang cần nguồn vốn đầu tư khoảng 8 tỷ USD cho các hoạt động thăm dò dầu khí trong năm 2022. Tập đoàn năng lượng Eni của Italy có kế hoạch rót thêm vốn đầu tư vào khu vực Vịnh Suez và các khu vực thuộc lưu vực sông Nile của Ai Cập.
Trong những năm gần đầy, Ai Cập đã phát hiện một loạt mỏ dầu khí, trong đó nổi bật nhất là mỏ khí đốt khổng lồ Zohr ở ngoài khơi Địa Trung Hải. Với trữ lượng khoảng 30 nghìn tỷ foot khối, mỏ này đã thu hút sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư quốc tế. Nhờ có mỏ Zohr, Ai Cập đã hoàn toàn ngừng nhập khẩu khí đốt vào tháng 9/2019 và bắt đầu theo đuổi mục tiêu trở thành trung tâm xuất khẩu khí đốt trong khu vực.
Nga tăng dần lượng khí đốt cung cấp trở lại cho Latvia Theo hãng thông tấn Nga RIA Novosti, khí đốt từ Nga mới đây đã được cung cấp lại cho Latvia. Latvia đã bắt đầu nhận khí đốt trở lại từ Gazprom. Ảnh: AP "Vào ngày 3 và 4/9, lượng số liệu vận chuyển tại trạm kiểm soát Luhamaa từ Nga là 3 gigawatt-giờ, ngày 5/9 là 4 gigawatt-giờ và từ ngày 6 -...