EU giải thích về việc chương trình tiêm vaccine ngừa COVID-19 diễn ra chậm
Ủy ban châu Âu (EC) ngày 4/1 đã lên tiếng bảo vệ chiến lược tiêm vaccine ngừa COVID-19 trong bối cảnh ngày càng vấp phải nhiều sự chỉ trích từ các quốc gia thành viên liên quan đến việc chậm triển khai tiêm chủng đối với khu vực có dân số 450 triệu người này.
Vaccine ngừa COVID-19 của Moderna tại một trung tâm phân phối ở bang Mississippi, Mỹ ngày 20/12/2020. Ảnh: AFP/TTXVN
Các chương trình tiêm chủng ở 27 quốc gia có khởi đầu chậm chạp và một số thành viên Liên minh châu Âu (EU) đã nhanh chóng đổ lỗi cho cơ quan điều hành của EU vì nhận thấy đã không được cung cấp đủ liều lượng vaccine.
Trong một cuộc họp báo, người phát ngôn EC Eric Mamer cho biết vấn đề chính của việc triển khai các chương trình tiêm chủng “là năng lực sản xuất, một vấn đề mà mọi người đang phải đối mặt… Chúng tôi thực sự đã ký các hợp đồng cho phép các quốc gia thành viên tiếp cận với 2 tỷ liều, hầu như đủ để tiêm chủng cho toàn bộ dân số EU”.
Liên quan đến kế hoạch phân phối vaccine, Công ty vận hành sân bay Dubai Airports của Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE), điều hành sân bay quốc tế Dubai (DXB) và sân bay Al Maktoum (hay còn gọi là Dubai World Central – DWC), cùng hãng GMR Hyderabad (GMR-HYD) đã phối hợp thành lập một hành lang phân phối vaccine ngừa COVID-19 toàn cầu.
Công ty Dubai Airports – với các cơ sở hàng hóa liên kết tại các sân bay DXB và DWC, kết hợp với đối tác cung cấp dịch vụ sân bay Dnata cargo, tạo ra hành lang vaccine HYD-DXB cho phép vận chuyển lên tới 300 tấn vaccine mỗi ngày.
Video đang HOT
Hai thực thể đã mất nhiều tháng chuẩn bị cho việc ký kết thỏa thuận thiết lập giải pháp hậu cần nối chuyến liên tục. Hành lang vaccine HYD-DXB kết nối các nhà sản xuất vaccine lớn ở Ấn Độ với các thị trường toàn cầu, thông qua trung tâm trung chuyển hàng hóa Dubai.
Cùng ngày, hãng dược Moderna Inc của Mỹ thông báo trong năm 2021 sẽ sản xuất ít nhất 600 triệu liều vaccine ngừa COVID-19, tăng 100 triệu liều so với dự báo trước đó của hãng này, khi mà Mỹ tiếp tục triển khai tiêm phòng vaccine.
Theo Moderna, công ty này đang nỗ lực đầu tư và tuyển dụng nhằm cung cấp lên đến 1 tỷ liều vaccine, mức cao hơn dự báo sản lượng của hãng. Moderna cho biết tới nay đã cung cấp khoảng 18 triệu liều vaccine cho Chính phủ Mỹ, trong một phần thỏa thuận 200 triệu liều. Moderna cũng ký một thỏa thuận cung cấp cho Chính phủ Canada 40 triệu liều.
Người dân Singapore chỉ được tiêm, không được chọn vaccine ngừa COVID-19
Bộ trưởng Y tế Singapore cho biết công dân nước này sẽ không được chọn vaccine ngừa COVID-19 mà họ tiêm vì điều này làm phức tạp thêm chương trình tiêm chủng.
Thay vào đó, giới chức sẽ phân bổ vaccine dựa trên những gì sẵn có và những gì được đánh giá là phù hợp với người nhận dựa vào tiền sử bệnh của họ và các yêu tố khác.
"Dù sao trước mắt cũng chỉ có vacicne Pfizer-BioNTech được cấp phép sử dụng. Vì vậy không có sự lựa chọn nào khác", Bộ trưởng Y tế Singapore Gan Kim Yong nói trong phiên họp Quốc hội.
Ông Gan cho biết thêm rằng, các quan chức y tế Singapore đang đánh giá tính an toàn và hiệu quả của vaccine do các hãng dược Moderna của Mỹ và Sinovac Biotech của Trung Quốc phát triển.
Ngày 30/12, chính phủ Singapore bắt đầu triển khai chương trình tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho người dân.
Nhân viên y tế Singapore tiêm vaccine phòng COVID-19. (Ảnh: Reuters)
Bộ Y tế Singapore cho biết, các lực lượng ở tuyến đầu chống dịch, gồm nhân viên y tế ở các bệnh viện, cơ sở chăm sóc sức khỏe cả công và tư được ưu tiên tiêm vaccine trước.
Tiếp đó, từ tháng 2/2021, Singapore sẽ tiêm vaccine cho những đối tượng dễ tổn thương và người già, bắt đầu từ những người trên 70 tuổi. Cuối cùng, mọi người dân Singapore đáp ứng điều kiện tiêm chủng sẽ được tiêm vaccine.
Chính phủ Singapore dành hơn hơn 750 triệu USD cho chương trình tiêm vaccine ngừa COVID-19 với mục tiêu tiêm được nhiều nhất có thể cho người dân. Việc tiêm vaccine là miễn phí và dự kiến hoàn tất vào cuối năm 2021.
Với việc Singapore chống dịch khá tốt, nhiều người dân nước này ngại tiêm phòng vì sợ tác dụng phụ tiềm ẩn của vaccine.
Tuy vậy, ông Gan kêu gọi mọi người tiêm phòng vì điều này sẽ giúp nền kinh tế trở lại bình thường. Dù vậy, ông vẫn nhấn mạnh chương trình tiêm chủng là tự nguyện.
Trong hai tuần qua, Singapore ghi nhận 11 ca nhiễm trong cộng đồng và 264 ca bệnh nhập khẩu.
Ông Gan cho biết vaccine được chấp thuận sử dụng đáp ứng các yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn và phù hợp với những người trên 16 tuổi. Nhưng để yên tâm, sẽ có một chương trình hỗ trợ tài chính cho bất cứ ai chịu tác dụng phụ nghiêm trọng của vaccine.
Về các câu hỏi liên quan tới tác dụng phụ có thể xảy ra, vị Bộ trưởng Y tế Singapore nói rằng các chuyên gia lưu ý một số tác dụng phụ như đau đầu, mệt mỏi, sốt, đau cơ và đau đầu thường biến mất trong ngày.
Các cuộc khảo sát cho thấy rằng gần 60% người dân Singapore nói sẽ tiêm phòng nếu vaccine có sẵn, trong khi khoảng 1/3 định chờ thêm dữ liệu trước khi quyết định.
Người già ở Anh mất tiền vì bị lừa đặt lịch tiêm vaccine qua điện thoại Tin nhắn ghi âm sẵn yêu cầu nạn nhân ấn một phím điện thoại để đặt lịch tiêm vaccine ngừa COVID-19. Nhưng sau khi ấn nút, nạn nhân sẽ bị nhà cung cấp dịch vụ điện thoại trừ một khoản tiền lớn. Bọn lừa đảo qua điện thoại nhằm vào người già và người dễ bị tổn thương. Ảnh: Highwaystarz-Photography Theo tờ Mirror,...