EU gia hạn các lệnh trừng phạt Nga
Ngày 26/7, Liên minh châu Âu (EU) đã quyết định gia hạn các biện pháp trừng phạt đối với Nga thêm 6 tháng, kéo dài đến cuối tháng 1/2023.
Cờ EU treo bên ngoài trụ sở Ủy ban EU tại Brussels. Ảnh minh họa: Reuters
Quyết định này đề cập đến các biện pháp trừng phạt lần đầu tiên được đưa ra vào năm 2014 và được mở rộng đáng kể sau khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine hồi tháng 2 năm nay.
Trước đó, cùng ngày, Anh đã áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với người đứng đầu một loạt khu vực của Nga, Bộ trưởng Tư pháp Liên bang Nga Konstantin Chuichenko, 2 lãnh đạo tại vùng lãnh thổ Donetsk và Luhansk ở miền Đông Ukraine. Tổng cộng, có thêm 42 cá nhân được bổ sung vào danh sách trừng phạt của Chính phủ Anh.
Theo phóng viên TTXVN tại Moskva, trong số các cá nhân Nga nằm trong danh sách trừng phạt bổ sung lần này có Thống đốc vùng Bryansk Alexander Bogomaz, Thống đốc vùng Kursk Roman Starovoit, Thống đốc vùng Samara Dmitry Azarov, Thống đốc vùng Leningrad Alexander Drozdenko, Thống đốc Sevastopol Mikhail Razvozhaev, Thống đốc khu vực Moskva Andrey Vorobyov, 2 cháu trai của doanh nhân Alisher Usmanov là Sarvar Ismailov và Sanzhar Ismailov, cũng như nhà báo và blogger người Anh Graham Phillips – người đã bị tịch thu tài sản tại quê nhà.
Các biện pháp trừng phạt bao gồm lệnh cấm đi lại và đóng băng tài sản. Hiện Anh đã áp đặt nhiều biện pháp trừng phạt đối với các tỷ phú và chính trị gia nổi tiếng của Nga, trong đó có cả Tổng thống Vladimir Putin. Chính phủ Anh nêu rõ cho đến nay nước này đã trừng phạt trên 1.100 cá nhân và hơn 100 thực thể tại Nga.
EU cân nhắc thành lập cơ quan mới để cân đối các biện pháp trừng phạt Nga
Ủy viên châu Âu phụ trách các dịch vụ tài chính, bà Mairead McGuinness cho biết Liên minh châu Âu (EU) đang thảo luận việc thiết lập một cơ quan mới nhằm cân đối việc thực thi các biện pháp trừng phạt Nga của tất cả các quốc gia thành viên.
Bà McGuinness cho biết điều này khi trả lời phỏng vấn tờ Financial Times.
Financial Times số ra ngày 3/7 dẫn phát biểu của bà McGuinness nêu rõ bà ủng hộ ý tưởng thành lập cơ quan trên để có được cái nhìn bao quát về các biện pháp trừng phạt và việc thực thi các lệnh trừng phạt này. Theo bà, một số quốc gia thành viên EU hiện có "cơ sở hạ tầng vững chắc" để triển khai các biện pháp trừng phạt, trong khi những quốc gia khác không có được điều kiện tương tự.
Bà McGuinness cho biết nhóm Renew Europe (Đổi mới châu Âu) tại Nghị viện châu Âu mới đây đã đề xuất những thay đổi đối với quy định thiết lập một cơ quan chống rửa tiền có tên Amla, theo đó sẽ tạo ra một "văn phòng trung ương" để thực thi các biện pháp trừng phạt có mục tiêu.
Bà McGuinness thừa nhận rằng Ủy ban châu Âu đang làm việc với các ngân hàng và các tổ chức tài chính khác để đảm bảo rằng họ không hành động thái quá khi thực hiện các biện pháp trừng phạt tài chính. Bà cho rằng quyết định của các ngân hàng về việc không cho phép người Nga sinh sống ở châu Âu mở tài khoản là một hành động quá mức.
Các quốc gia châu Âu đã áp đặt nhiều biện pháp trừng phạt nhằm vào nhiều lĩnh vực của Nga sau khi Moskva tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine hồi cuối tháng 2 năm nay. Các lệnh trừng phạt này của phương Tây là một trong những nguyên nhân gây gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu hiện nay, theo đó đẩy giá lương thực, dầu ăn, phân bón và năng lượng tăng cao.
Nga nêu đích danh người hưởng lợi trong khủng hoảng Ukraine Quan chức an ninh hàng đầu của Nga cho biết một số công ty Mỹ đang tận dụng cuộc chiến ở Ukraine để mở rộng ảnh hưởng kinh tế. Thư ký Hội đồng An ninh Nga Nikolai Patrushev. Ảnh: TASS Phát biểu tại phiên họp ngày 31/3, Thư ký Hội đồng An ninh Nga Nikolai Patrushev nhận định nhiều công ty, thiết chế...