EU gia hạn biện pháp khẩn cấp hạn chế nhu cầu khí đốt
Các quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU) ngày 28/3 đã nhất trí gia hạn 1 năm đối với biện pháp khẩn cấp nhằm tự nguyện giảm lượng khí đốt sử dụng, góp phần chuẩn bị cho mùa Đông tới ở “Lục địa già” trong bối cảnh thiếu hụt nguồn cung từ Nga.
Một trạm nén khí đốt ở Morelmaison, miền Tây Pháp. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo đó, các biện pháp sắp hết hạn trong tháng 3 này sẽ được gia hạn đến tháng 3/2024 với mục tiêu tự nguyện cắt giảm 15% nhu cầu khí đốt của khối.
Cùng ngày, các nước thành viên EU cũng đã thông qua lần cuối luật quy định ngừng bán ô tô mới phát thải khí CO2 vào năm 2035 sau khi đồng ý để Đức được miễn trừ áp dung quy định đối với xe ô tô chạy bằng nhiên liệu điện tử tổng hợp.
Việc Bộ trưởng Năng lượng các nước EU thông qua luật trên có nghĩa là chính sách khí hậu trong ngành sản xuất ô tô của châu Âu có thể bắt đầu có hiệu lực sau nhiều tuần trì hoãn do vấp phải sự phản đối vào phút chót của Berlin.
Luật mới của EU quy định tất cả các xe mới bán ra thị trường phải có mức xả thải CO2 giảm 55% vào năm 2030 và bằng 0% vào năm 2035. Các mục tiêu này được đề ra nhằm nhanh chóng hiện thực hóa mục tiêu khử carbon của xe ô tô mới tại châu Âu. EU cam kết sẽ xây dựng một lộ trình mới để tiếp tục thúc đẩy bán ô tô chạy nhiên liệu điện tử tổng hợp sau năm 2035 theo thống nhất giữa EU và Đức.
Nhiên liệu điện tử hiện là trở thành tâm điểm của cuộc tranh cãi về kế hoạch chấm dứt ô tô mới sử dụng động cơ đốt trong ở EU. Đức và một số nước thành viên, vốn phản đối việc phê chuẩn kế hoạch này, muốn đảm bảo rằng ngay cả sau năm 2035, những chiếc ô tô mới sử dụng động cơ đốt trong vẫn có thể được đăng ký nếu sử dụng nhiên liệu nhân tạo được sản xuất bằng điện xanh, được gọi là nhiên liệu điện tử. Cho đến nay, nhiên liệu này được làm từ nguyên liệu thô phi hóa thạch với quy mô rất nhỏ trên toàn thế giới, được coi là giải pháp trung tính với CO2 thay cho xăng, dầu diesel và dầu hỏa, và có thể được sử dụng làm nguyên liệu vận hành ô tô, tàu thủy và máy bay.
Giới chính trị và hàng chục công ty trên khắp thế giới hiện đang thúc đẩy sản xuất công nghiệp nhiên liệu này để có thể đáp ứng nhu cầu trong tương lai.
Qatar có Thủ tướng mới
Ngày 7/3, hãng thông tấn nhà nước Qatar đưa tin Quốc vương Tamim bin Hamad al-Thani đã chấp thuận đơn từ chức của Thủ tướng Khalid bin Khalifa bin Abdelaziz Al Thani và bổ nhiệm ông Mohammed Bin Abdulrahman al Thani vào cương vị này.
Ông Mohammed Bin Abdulrahman al Thani tại cuộc họp báo ở Doha, Qatar. Ảnh: AFP/TTXVN
Trong khi đó, theo thông báo của Chính phủ Qatar, ông Khalifa Bin Hamad Bin Khalifa al Thani được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Nội vụ. Các chức vụ Bộ trưởng Năng lượng và Bộ trưởng Tài chính được giữ nguyên.
Pháp thúc đẩy sự ủng hộ năng lượng hạt nhân trong EU Reuters ngày 27/2/2023 đưa tin, hôm thứ Ba (28/2), Pháp sẽ tổ chức một cuộc họp của Bộ trưởng Năng lượng với 12 quốc gia khác thuộc Liên minh châu Âu (EU), để thúc đẩy một liên minh các quốc gia ủng hộ năng lượng hạt nhân trong các chính sách năng lượng của EU. Nhà máy điện hạt nhân Tricastin, ở Saint-Paul-Trois-Chateaux,...