EU gặp khó trong cung cấp đạn dược cho Ukraine do thiếu thuốc nổ
Sự thiếu hụt thuốc súng, chất nổ dẻo và TNT ngăn EU cung cấp đạn dược cho Ukraine một cách ổn định, tờ Financial Times (Anh) ngày 19/3 đưa tin.
Các nước châu Âu đang đối mặt với một số thách thức khi muốn cung cấp thêm đạn pháo cho Ukraine trong cuộc xung đột với Nga. Ảnh: FMG
Nguồn tin trên dẫn lời một quan chức Đức cho biết, một vấn đề cơ bản ở châu Âu là ngành công nghiệp quốc phòng không có khả năng sản xuất vũ khí, trang thiết bị ở mức cần thiết trong một cuộc xung đột vũ trang toàn diện.
Theo Ji”5;í Hynek, Chủ tịch Hiệp hội Công nghiệp Quốc phòng và An ninh Séc, châu Âu “rất khó” để tăng sản lượng sản xuất đạn pháo trong thời gian ngắn, đặc biệt là trong bối cảnh thiếu nguyên liệu thô. Ông Hynek cho rằng không có nhà sản xuất lớn nguyên liệu thô nào họ cần ở châu Âu và sẽ mất khoảng ba năm để tăng sản lượng thuốc súng.
Người phát ngôn của nhà sản xuất đạn 155mm Explosia ở Séc cũng cho biết các nhà máy của công ty hiện đang hoạt động hết công suất và không thể tăng sản lượng sớm nhất cho đến năm 2026.
Antonio Caro, Giám đốc điều hành của FMG, công ty sản xuất đạn 155 mm, cho biết tình trạng thiếu thuốc nổ đã khiến giá của chúng tăng gấp đôi, thậm chí có trường hợp tăng gấp ba lần. Tăng giá nguyên liệu dẫn đến tăng giá đạn dược. Theo ông, hiện nay một quả đạn pháo thông thường có giá 850 euro, cao hơn 20% so với trước khi bắt đầu cuộc xung đột ở Ukraine.
Cùng ngày, Ukraine đã công bố các gói viện trợ quân sự mới, bao gồm đạn dược, từ Đức, Đan Mạch, Canada, Pháp và Estonia. Trước đó vào ngày 8/3, đại diện cấp cao của Liên minh châu Âu (EU) về chính sách đối ngoại và an ninh Josep Borrell cho biết, Bộ trưởng Quốc phòng các nước EU đã nhất trí về sự cần thiết phải cung cấp ngay cho Ukraine đạn pháo từ kho dự trữ còn lại trong kho ở châu Âu.
Đối thoại chính sách quốc phòng Việt Nam - Nhật Bản lần thứ 9
Theo nguồn tin Thông tấn quân sự, chiều 13/3, tại trụ sở Bộ Quốc phòng Nhật Bản, Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam và Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nhật Bản Masami Oka đã đồng chủ trì Đối thoại Chính sách Quốc phòng Việt Nam - Nhật Bản lần thứ 9.
Đây là cơ chế hợp tác thường niên giữa Bộ Quốc phòng hai nước Việt Nam - Nhật Bản.
Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng. Ảnh: Dương Giang/TTXVN
Tại đối thoại, hai bên trao đổi quan điểm về tình hình thế giới, khu vực cùng quan tâm, nhất là những vấn đề an ninh truyền thống và những thách thức phi truyền thống đang nổi lên.
Hai bên nhấn mạnh việc giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn, hàng hải, hàng không tại Biển Đông có tầm quan trọng đối với tất cả các quốc gia trên thế giới; đề cao giải quyết bất đồng, tranh chấp bằng biện pháp hoà bình trên cơ sở thượng tôn pháp luật, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982, tuân thủ Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) đã ký kết và xúc tiến sớm kết thúc đàm phán, ký kết Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) thực chất, hiệu quả, phù hợp với luật pháp quốc tế.
Về hợp tác quốc phòng song phương, hai bên thống nhất đánh giá trên nền tảng quan hệ "Đối tác Chiến lược sâu rộng vì hòa bình và phồn vinh ở châu Á", hợp tác quốc phòng song phương cũng đạt được những bước phát triển vững chắc. Trên cơ sở Tuyên bố Tầm nhìn chung về hợp tác quốc phòng hướng tới thập niên tiếp theo ký tháng 4/2018 và kết quả Đối thoại Chính sách Quốc phòng lần thứ 8 (tháng 11/2021), các lĩnh vực hợp tác ngày càng được mở rộng, đi vào chiều sâu và thực chất. Hai bên thống nhất thúc đẩy hơn nữa các nội dung hợp tác, trong đó có tăng cường trao đổi đoàn, nhất là đoàn cấp cao nhân dịp kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Nhật Bản, đẩy mạnh hợp tác công nghiệp quốc phòng, an ninh mạng, hỗ trợ nhân đạo, cứu trợ thảm họa, tham gia hoạt động Gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc, đào tạo, quân y...
Ngành công nghiệp quốc phòng châu Âu "ăn nên làm ra" giữa chiến sự Ukraine Doanh thu của nhiều công ty quốc phòng châu Âu tăng mạnh sau khi bùng phát chiến sự tại Ukraine do các nước EU đẩy mạnh bỗ trợ vũ khí cho Kiev và bổ sung kho dự trữ vũ khí đang thiếu hụt. Kế hoạch mua vũ khí viện trợ sắp tới cho Ukraine trị giá 2 tỷ euro (2,1 tỷ USD) của...