EU đứng trước sức ép “chọn bên” trong “thế kỷ châu Á”
Đại diện Cấp cao EU nhận định khối này đang đứng trước “sức ép chọn bên” giữa Mỹ và Trung Quốc, cũng như cần tránh thành công cụ của 1 bên nào đó.
Phát biểu với một nhóm các nhà ngoại giao Đức hôm 25/5, Đại diện Cấp cao của EU về Chính sách Đối ngoại và An ninh Josep Borrell nhắc lại lời kêu gọi liên minh 27 nước thành viên cần hợp tác chặt chẽ với nhau để có lập trường độc lập hơn với Trung Quốc, đồng thời dự báo về “một thế kỷ châu Á” sắp đến, và nhận định đại dịch Covid-19 ngày càng gia tăng “sức ép phải chọn bên”.
Ông Borrell hối thúc Liên minh châu Âu cần “tuân theo các lợi ích và giá trị của chúng ta, cũng như tránh trở thành công cụ của một bên nào đó”.
Đại diện Cấp cao của EU về Chính sách Đối ngoại và An ninh Josep Borrell. Ảnh: Nghị viện châu Âu
Nói về một “thế kỷ châu Á” sắp đến, Đại diện cấp cao EU khẳng định: “Chúng ta cần một chiến lược mạnh mẽ hơn với Trung Quốc. Các nhà phân tích đã thảo luận một thời gian dài về sự kết thúc của hệ thống do Mỹ dẫn đầu và một thế kỷ châu Á sắp đến. Điều này đang xảy ra ngay trước mắt chúng ta”.
Video đang HOT
Những bình luận này gợi nhớ tới các tuyên bố của chính ông Borrell đầu tháng này khi cảnh báo rằng các nước thành viên EU cần tránh để Trung Quốc lợi dụng những căng thẳng ngoại giao trong khối về sự phản ứng với dịch Covid-19.
Bình luận về những nhận định đầy thận trọng của nhà ngoại giao hàng đầu EU này đối với việc EU cần nhận thức rằng liên minh này đang bị mắc kẹt giữa Mỹ và Trung Quốc, Giáo sư Kerry Brown thuộc Cao đẳng Hoàng gia London và là một chuyên gia thuộc Hiệp hội Chương trình châu Á – Thái Bình Dương tại Chatham House, nhận định: “Có lẽ ông Borrell đơn giản thừa nhận rằng cần phải nghĩ lại về cách làm việc với Trung Quốc. Nhưng EU sẽ không thay đổi hoàn toàn về tầm quan trọng an ninh của Mỹ với châu Âu, điều mà chắc chắn không thể diễn ra trong tương lai ngắn hạn hay trung hạn”./.
Tây Ban Nha ghi nhận số ca tử vong thấp nhất do COVID-19 kể từ ngày 11/5
Ngày 15/5, Bộ Y tế Tây Ban Nha thông báo, trong 24 giờ qua, nước này ghi nhận số ca tử vong mới do mắc COVID-19 ở mức thấp nhất kể từ ngày 11/5.
Xịt nước sát khuẩn tay để phòng lây nhiễm COVID-19 cho người dân tại Barcelona, Tây Ban Nha ngày 11/5/2020. Ảnh: THX/TTXVN
Theo đó, Tây Ban Nha chỉ ghi nhận thêm 138 trường hợp tử vong, đưa tổng số ca tử vong ở nước này lên 27.459 người.
Trong khi đó, tổng số ca mắc COVID-19 ở Tây Ban Nha hiện là 230.183 người.
Cùng ngày 15/5, Đức thông báo sẽ nới lỏng các quy định cách ly đối với những người đến từ Liên minh châu Âu (EU), khu vực Schengen và Anh.
Người dân đeo khẩu trang phòng dịch COVID-19 tại Dresden, Đức ngày 20/4/2020. Ảnh: THX/TTXVN
Theo Bộ Nội vụ Đức, lực lượng chức năng sẽ chỉ khuyến cáo những người đến từ các nước có số ca mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 cao đi cách ly. Trong khi đó, yêu cầu cách ly bắt buộc 2 tuần vẫn áp dụng đối với những người đến từ các nước không thuộc EU.
Trong khi đó, Chính phủ Đức cũng có kế hoạch yêu cầu các nhà máy chế biến thịt ngừng sử dụng nhà thầu phụ và tăng cường các biện pháp vệ sinh tại nơi ở và nơi làm việc. Động thái trên diễn ra sau khi có hơn 600 ca mắc COVID-19 trong số những lao động làm trong ngành này.
Cùng ngày, Thủ tướng Bulgaria Boyko Borissov cho biết nước này sẽ cho phép các trung tâm thương mại mở cửa trở lại vào ngày 18/5. Đây là một phần trong nỗ lực thúc đẩy việc nới lỏng các quy định, được áp đặt cách đây 2 tháng, nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch COVID-19.
Bulgaria đã áp đặt tình trạng khẩn cấp từ ngày 14/3, theo đó, người dân không được phép đi lại, các trường học, nhà hàng, trung tâm thương mại phải đóng cửa, nhiều công ty chỉ hoạt động cầm chừng hoặc ngừng hoàn toàn.
Cuối tháng 4 vừa qua, nước này bắt đầu nới lỏng một phần lệnh phong tỏa, song tiếp tục áp dụng các biện pháp giãn cách xã hội đối với nhiều công dân và doanh nghiệp. Hiện nước này vẫn yêu cầu người dân tuân thủ giãn cách xã hội tại các khu vực công cộng cũng như đóng cửa biên giới.
Tính đến nay, Bulgaria ghi nhận 2.138 ca mắc COVID-19, trong đó có 102 người tử vong.
Nhân viên y tế kiểm tra thân nhiệt của người dân tại Bulgaria ngày 18/3/2020 trong bối cảnh dịch COVID-19 lan rộng. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo một dự thảo sắc lệnh, Chính phủ Italy dự kiến sẽ cho phép đi lại tự do trên khắp đất nước từ ngày 3/6.
Italy là quốc gia châu Âu đầu tiên áp đặt biện pháp hạn chế mạnh mẽ trên toàn đất nước vào tháng 3 vừa qua nhằm khống chế sự lây lan của dịch bệnh cũng như làm giảm số ca mắc COVID-19 mới. Dự kiến sắc lệnh này sẽ được thông qua trong ngày 15/5 và có thể được chỉnh sửa trong tương lai.
Theo dự thảo trên, việc đi lại trong các khu vực riêng biệt sẽ được phép nối lại từ ngày 18/5, trong khi lệnh cấm đi lại giữa các vùng sẽ được dỡ bỏ từ ngày 3/6. Việc chấm dứt lệnh hạn chế đi lại cho thấy Italy đang trên đường phục hồi. Các nhà máy tại Italy đã được phép mở cửa trở lại từ ngày 4/5 và các cửa hàng dự kiến sẽ mở lại vào ngày 18/5.
Kể từ khi dịch COVID-19 bùng phát vào ngày 21/2, khoảng 31.400 người đã tử vong tại Italy - nước có số người tử vong do COVID-19 cao thứ 3 thế giới. Trong khi đó, số người mắc COVID-19 tại Italy cao thứ 5 thế giới, với 223.096 trường hợp.
Những nữ lãnh đạo 'thép' trong cuộc chiến chống Covid-19 Đài Loan, Đức và New Zealand, ba nơi được ca ngợi về cách ứng phó chủ động với đại dịch, có một điểm chung là đều do phụ nữ lãnh đạo. Tại Đài Loan, những biện pháp can thiệp sớm đã giúp hòn đảo kiểm soát thành công Covid-19, đến mức Đài Loan hiện đã chuyển sang xuất khẩu hàng triệu khẩu trang...