EU đứng trước áp lực cấm khách du lịch Nga nhập cảnh
Một số quốc gia Liên minh châu Âu (EU) đã kêu gọi khối này cấm khách du lịch Nga, cho rằng đến thăm châu Âu là “đặc quyền, không phải nhân quyền”.
Một số quốc gia kêu gọi cấm cấp thị thực du lịch cho người Nga. Ảnh minh họa: Shutterstock
Theo Washington Post ngày 8/8, trong cuộc trả lời phỏng vấn ở Kiev, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cho rằng các biện pháp trừng phạt Nga hiện tại là yếu, nói phương Tây phải cấm mọi người Nga nhập cảnh trong ít nhất một năm.
Theo ông Zelensky, các biện pháp trừng phạt quan trọng nhất là đóng cửa biên giới và người Nga nên sống trong thế giới riêng cho đến khi họ thay đổi triết lý của mình. Ông Zelensky khẳng định đây là cách duy nhất để gây ảnh hưởng tới Tổng thống Nga Vladimir Putin.
Theo tờ The Guardian ngày 10/8, lời kêu gọi của Tổng thống Ukraine được Thủ tướng Estonia là bà Kaja Kallas ủng hộ. Bà đã viết trên Twitter rằng đến thăm châu Âu là “một đặc quyền, không phải nhân quyền”, đồng thời nói thêm: “Đã đến lúc chấm dứt hoạt động du lịch từ Nga. Hãy ngừng cấp thị thực du lịch cho người Nga”.
Thủ tướng Phần Lan Sanna Marin cũng đồng tình với ý kiến trên. Bà nói với đài truyền hình công cộng YLE rằng người Nga không thể sống một cuộc sống bình thường, đi du lịch ở châu Âu, làm khách du lịch.
Trước đó, Phần Lan cho biết ngày càng có nhiều người Nga đi qua biên giới dài 1.335km giữa hai nước để mua sắm tại các cửa hàng ở biên giới, đi đến các điểm đến khác của EU kể từ khi các nước dỡ bỏ biện pháp phòng chống COVID-19.
Video đang HOT
EU đã cấm đi lại bằng đường hàng không từ Nga sau khi nổ ra xung đột ở Ukraine vào tháng 2. Tuyến đường sắt chở khách cuối cùng giữa St Petersburg và Helsinki đã bị đình chỉ vào tháng 3, nhưng người Nga vẫn có thể vào Phần Lan bằng đường bộ.
Tuần trước, Phần Lan đã công bố kế hoạch hạn chế thị thực du lịch đối với người Nga, nhưng nước này hiện chưa rõ cấm hoàn toàn người Nga nhập cảnh có vi phạm pháp luật không.
Trong khi đó, các quốc gia khu vực Schengen khác có chung biên giới với Nga, như Estonia, Latvia, Litva và Ba Lan, đã thắt chặt đáng kể các quy định về thị thực.
Tất cả các động thái cho thấy các nước EU cần phải có một quyết định trên toàn khối về vấn đề này vì thành viên này không thể từ chối thị thực do một thành viên khác cấp. Có nghĩa là những người Nga bình thường không bị trừng phạt cá nhân có thể nhập cảnh các nước láng giềng để quá cảnh và từ đó đi lại trong khu vực EU.
Ngày 10/8, quyền Bộ trưởng Du lịch của Bulgaria, Ilin Dimitrov, cho biết rằng trên 50.000 người Nga (chủ yếu là chủ sở hữu bất động sản, căn hộ và thường đi qua Istanbul) đã đến thăm đất nước này vào cuối tháng 6. Ông nói: “Trở ngại và vé đắt không ngăn được họ”.
Các ngoại trưởng EU sẽ thảo luận về vấn đề này khi họ gặp nhau tại Cộng hòa Séc vào cuối tháng 8. Bà Marin nói: “Trong các cuộc họp hội đồng châu Âu trong tương lai, vấn đề này sẽ còn gay gắt hơn nữa. Quan điểm cá nhân của tôi là nên hạn chế du lịch”.
Tuy nhiên, các quốc gia khác không chắc chắn như vậy. Một số quốc gia có quan hệ gần gũi truyền thống với Nga, như Hungary, có khả năng sẽ phản đối mạnh mẽ lệnh cấm. Các quốc gia thành viên có cộng đồng người Nga đông như Đức cho rằng động thái này sẽ chia rẽ gia đình và trừng phạt những người Nga đã rời đi vì phản đối cuộc xung đột ở Ukraine.
Ủy ban châu Âu cũng đã đặt câu hỏi về tính khả thi của lệnh cấm nhập cảnh toàn diện, nói rằng một số loại khách du lịch như các thành viên gia đình, nhà báo và những người bất đồng chính kiến nên được cấp thị thực trong mọi trường hợp.
Những lời kêu gọi từ Ukraine và một số quốc gia thành viên yêu cầu EU áp đặt lệnh cấm người Nga nhập cảnh đã bị Điện Kremlin phản ứng mạnh. Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết: “Bất kỳ nỗ lực nào nhằm cô lập Nga hoặc người Nga đều không có triển vọng”. Ông cho biết thêm rằng lời kêu gọi này thể hiện suy nghĩ phi lý và cực đoan.
Tổng thống Ukraine kêu gọi phương Tây cấm người Nga nhập cảnh ít nhất một năm
Cho rằng các biện pháp trừng phạt Nga hiện tại là yếu, Tổng thống Ukraine Vladimir Zelensky nói rằng phương Tây phải áp đặt lệnh cấm vận hoàn toàn tất cả năng lượng nhập khẩu từ Nga và cấm mọi người Nga nhập cảnh trong ít nhất một năm.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky phát biểu tại cuộc họp báo ở Kiev ngày 11/7. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo Washington Post ngày 8/8, trong cuộc trả lời phỏng vấn ở Kiev, Tổng thống Zelensky nói rằng các biện pháp trừng phạt quan trọng nhất là đóng cửa biên giới. Ông nói rằng người Nga nên sống trong thế giới riêng cho đến khi họ thay đổi triết lý của mình. Ông Zelensky khẳng định đây là cách duy nhất để gây ảnh hưởng tới Tổng thống Nga Vladimir Putin.
Mỹ và các đồng minh gồm Canada, Liên minh châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc và Australia đã trừng phạt hàng trăm cá nhân, công ty và tổ chức của Nga sau khi nổ ra xung đột ở Ukraine. Đến tháng 4 năm nay, Nga đã trở thành quốc gia bị trừng phạt nhiều nhất trên thế giới, vượt qua tổng các biện pháp trừng phạt Iran, Venezuela, Myanmar và Cuba cộng lại.
Tổng thống Mỹ Joe Biden tuyên bố rằng lệnh cấm vận sẽ phá hủy nền kinh tế Nga, đồng thời cáo buộc Nga gây ra lạm phát và giá xăng tăng chóng mặt ở Mỹ.
Cuộc phỏng vấn của ông Zelensky diễn ra khi Nhà Trắng thông báo họ sẽ gửi một lượng vũ khí và vật tư quân sự trị giá 1 tỷ USD nữa tới Kiev, cùng với số tiền 4,5 tỷ USD để hỗ trợ Chính phủ Ukraine.
Ông Zelensky nói rằng ngay khi Ukraine có đủ lực lượng và phương tiện, nước này sẽ không để cho các lãnh thổ của mình bị chiếm đóng nữa.
Trong khi đó, Chính phủ Nga ngày 8/8 ra tuyên bố khẳng định hiện tại không có cơ sở nào để lãnh đạo hai nước Nga và Ukraine gặp mặt trực tiếp giải quyết những bất đồng.
Chia sẻ với báo giới tại thủ đô Moskva, người phát ngôn Điện Kremlin, ông Dmitry Peskov cho biết Tổng thống Vladimir Putin và người đồng cấp Ukraine Volodymyr Zelenskiy chỉ có thể gặp nhau sau khi các đoàn đàm phán của hai bên xây dựng hoàn thiện khung làm việc cụ thể.
Các cuộc đàm phán giữa Moskva và Kiev đình trệ trong nhiều tháng qua và hai bên liên tục đổ lỗi cho nhau về không đạt được tiến bộ.
Nga đã đưa quân vào Ukraine vào ngày 24/2 với lý do Ukraine không thực hiện các thỏa thuận Minsk. Vào tháng 2/2022, Điện Kremlin công nhận các nước cộng hòa tự xưng ở Donbass là các quốc gia độc lập và yêu cầu Ukraine chính thức tuyên bố mình là một quốc gia trung lập và sẽ không bao giờ gia nhập khối quân sự phương Tây nào. Kiev khẳng định cuộc tấn công của Nga hoàn toàn vô cớ.
Nguyên nhân Kosovo vẫn bị cô lập khỏi EU Vấn đề hộ chiếu tồi tệ nhất châu Âu là một trong những lý do khiến Kosovo không được miễn thị thực vào EU. Văn phòng của EU ở Prishtina. Ảnh: Euronews Trong khi hầu hết mọi người ở châu Âu và Tây Balkan có thể chỉ cần đóng gói vali, mua vé và cầm hộ chiếu là có thể để đến nơi...