EU, Đức và Mỹ viện trợ nhân đạo hơn 2,5 tỷ USD cho người dân Syria
EU chi 600 triệu USD để hỗ trợ các nước láng giềng của Syria trang trải chi phí tiếp nhận người dân Syria; Đức sẽ phân bổ 1,14 tỷ USD và Mỹ cam kết chi 920 triệu USD để hỗ trợ nhân đạo cho Syria.
Trẻ em tại một trại tị nạn tại Dana, tỉnh Idlib, Syria. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Ngày 15/6, Liên minh châu Âu (EU) cam kết chi 560 triệu euro (600 triệu USD) để hỗ trợ các quốc gia láng giềng của Syria trang trải chi phí tiếp nhận người dân Syria phải di tản do cuộc xung đột dai dẳng ở nước này.
Phát biểu tại hội nghị của các nhà tài trợ quốc tế tại Brussels (Bỉ), Đại diện cấp cao về chính sách đối ngoại và an ninh của EU Josep Borrell nêu rõ trong năm qua, việc tìm kiếm một giải pháp cho cuộc xung đột Syria chưa đạt được nhiều tiến bộ.
Ông Borrell cũng khẳng định bất chấp các nỗ lực của Liên hợp quốc, các điều kiện hiện nay không đủ để EU thay đổi các chính sách của khối đối với Syria.
EU sẽ duy trì các biện pháp trừng phạt đối với chính quyền của Tổng thống Syria Bashar al-Assad, đồng thời không ủng hộ việc hồi hương người Syria trừ khi họ tự nguyện và các hoạt động phải được tiến hành an toàn dưới sự giám sát của các tổ chức quốc tế.
Ông Borrell nhấn mạnh để EU thay đổi chính sách về Syria, Damascus phải thực hiện “những cải cách chính trị thực sự.”
Video đang HOT
Cũng tại hội nghị trên, Chính phủ Đức tuyên bố sẽ phân bổ 1,05 tỷ euro (1,14 tỷ USD) để giúp giải quyết cuộc khủng hoảng người tị nạn ở Syria và trong khu vực.
Bộ trưởng Bộ Hợp tác và Phát triển Kinh tế Đức Svenja Schulze nhấn mạnh: “Sẽ là sai lầm chết người nếu quên đi cuộc khủng hoảng Syria lúc này.”
Bộ Hợp tác và Phát triển Kinh tế Đức cho biết Berlin ủng hộ các bước đi của Thổ Nhĩ Kỳ, Liban, Jordan – những nước đã tiếp nhận 5,6 triệu người tị nạn Syria.
Trong tuyên bố cùng ngày, Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết tại hội nghị trên, Washington cam kết chi 920 triệu USD hỗ trợ nhân đạo bổ sung cho Syria.
Quyết định mới nhất này nâng tổng số tiền viện trợ nhân đạo mà Mỹ dành cho Syria và khu vực lên 1,1 tỷ USD trong năm nay và gần 16,9 tỷ USD kể từ khi xung đột bùng phát tại quốc gia Trung Đông này.
Từ khi xung đột bùng phát tại Syria năm 2011 đến nay, hơn 500.000 người đã thiệt mạng.
Liên hợp quốc cho biết hơn 12 triệu người Syria đã phải di dời do xung đột, trong đó hầu hết sơ tán tới các khu vực khác trong nước và 5,4 triệu người tị nạn ở các quốc gia láng giềng.
Năm ngoái, hội nghị các nhà tài trợ cho người tị nạn Syria đã quyên góp được 6,7 tỷ USD, trong đó EU đóng góp hơn 70%, bao gồm khoản cam kết viện trợ của khối và số tiền hỗ trợ riêng của các quốc gia thành viên EU.
Khởi đầu mới cho Syria sau 12 năm xung đột
Các nước Ả Rập kêu gọi giải quyết cuộc khủng hoảng do nội chiến ở Syria, bao gồm cả việc người tị nạn chạy sang các nước láng giềng và buôn lậu ma túy trong khu vực.
Ngoại trưởng của các quốc gia thuộc Liên đoàn Ả Rập (AL) hôm 7/5 đã thông qua quyết định nhận lại Syria sau hơn một thập kỷ đình chỉ, người phát ngôn của AL Gamal Roshdy cho biết. Động thái trên giúp củng cố nỗ lực thúc đẩy bình thường hóa quan hệ trong khu vực với Tổng thống Syria Bashar al-Assad.
Quyết định được đưa ra tại một cuộc họp kín của các Bộ trưởng Ngoại giao tại trụ sở của Liên đoàn Ả Rập ở Cairo, ông Roshdy cho biết.
"Chúng tôi có trách nhiệm lịch sử là sát cánh bên người dân Syria để giúp họ lật trang lịch sử đau buồn của họ", Bộ trưởng Ngoại giao Ai Cập Sameh Shoukry, người đã khai mạc phiên họp hôm 7/5 tại Cairo, cho biết. "Chính phủ Syria có trách nhiệm đạt được một giải pháp chính trị", ông nói thêm.
Quyết định cho biết, Syria có thể ngay lập tức tiếp tục tham gia các cuộc họp của Liên đoàn Ả Rập, đồng thời kêu gọi giải quyết cuộc khủng hoảng do nội chiến ở Syria, bao gồm cả việc người tị nạn chạy sang các nước láng giềng và buôn lậu ma túy trong khu vực.
Trong khi các quốc gia Ả Rập bao gồm Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) đã thúc đẩy khôi phục tư cách thành viên của Syria và bình thường hóa quan hệ với chế độ của ông al-Assad, thì những quốc gia khác, bao gồm Qatar, vẫn phản đối việc bình thường hóa hoàn toàn mà không có giải pháp chính trị cho cuộc xung đột Syria.
Một số quốc gia muốn đặt điều kiện cho sự trở lại của Syria, với việc Ngoại trưởng Jordan tuần trước nói rằng việc Liên đoàn Ả Rập nhận lại Syria sẽ chỉ là khởi đầu của "một quá trình rất dài, khó khăn và đầy thách thức".
Toàn cảnh cuộc họp kín của Ngoại trưởng các quốc gia thuộc Liên đoàn Ả Rập ở Cairo, Ai Cập, ngày 7/5/2023. Ảnh: EFE
Quyết định hôm 7/5 cho biết, các nước Jordan, Ả Rập Xê-út, Iraq, Lebanon, Ai Cập và Tổng thư ký Liên đoàn Ả Rập sẽ thành lập một nhóm liên lạc cấp Bộ trưởng để liên lạc với Chính phủ Syria và tìm kiếm các giải pháp "từng bước" cho cuộc khủng hoảng.
Các bước thực tế bao gồm các nỗ lực liên tục để tạo điều kiện thuận lợi cho việc cung cấp viện trợ ở Syria, theo một bản sao của quyết định mà Reuters được tiếp cận.
Tư cách thành viên Liên đoàn Ả Rập của Syria đã bị đình chỉ vào năm 2011 sau khi làn sóng biểu tình biến thành bạo lực trên đường phố dẫn đến một cuộc nội chiến tàn khốc, và nhiều quốc gia Ả Rập đã rút các phái viên của họ ra khỏi Damascus.
Gần đây, các quốc gia Ả Rập đang cố gắng đạt được sự đồng thuận về việc có nên mời ông al-Assad tham dự Hội nghị Thượng đỉnh của Liên đoàn Ả Rập vào ngày 19/5 tới tại thủ đô Riyadh của Ả Rập Xê-út để thảo luận về tốc độ bình thường hóa quan hệ và những điều khoản mà Syria có thể được phép quay trở lại.
Ả Rập Xê-út từ lâu đã phản đối việc khôi phục quan hệ với ông al-Assad, nhưng sau khi Riyadh nối lại quan hệ gần đây với Iran - đồng minh khu vực quan trọng của Syria, nước này cho biết cần có một cách tiếp cận mới với Damascus.
Lãnh đạo Armenia và Azerbaijan có cuộc gặp ngắn tại Thổ Nhĩ Kỳ Ngày 3/6, Thủ tướng Armenia Nikol Pashinyan và Tổng thống Azerbaijan Ilham Aliyev đã có cuộc nói chuyện ngắn tại lễ nhậm chức của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan ở Ankara. (Từ trái sang) Tổng thống Azerbaijan Ilham Aliyev, Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel và Thủ tướng Armenia Nikol Pashinyan trong cuộc gặp tại Brussels, Bỉ ngày...