EU dự kiến thông qua gói biện pháp khẩn cấp về năng lượng vào cuối tháng 11
Liên minh châu Âu (EU) cần sớm thông qua gói biện pháp khẩn cấp về năng lượng vào cuối tháng 11 nhằm giảm thiểu các tác động của cuộc khủng hoảng năng lượng hiện nay.
Lời kêu gọi trên được các quan chức năng lượng EU đưa ra trong cuộc họp của Hội đồng Năng lượng châu Âu diễn ra tại Luxembourg ngày 25/10.
Cơ sở lọc dầu tại Bratislava, Slovakia. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN
Gói biện pháp khẩn cấp được Ủy ban châu Âu (EC) đề xuất tuần qua bao gồm mua chung khí đốt, thiết lập tiêu chuẩn giá khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) dựa trên giao dịch và các quy định thống nhất giữa các nước thành viên trong trường hợp thiếu hụt nguồn cung năng lượng.
Phát biểu tại cuộc họp, ông Jozef Sikela, Bộ trưởng Công nghiệp và Thương mại CH Séc, đồng thời là Chủ tịch luân phiên Hội đồng Bộ trưởng châu Âu, nhấn mạnh cuộc họp cho thấy nỗ lực của các quốc gia Liên minh châu Âu (EU) nhằm đảm bảo gói biện pháp khẩn cấp về năng lượng đang đi đúng hướng. Do đó, ông Sikela kêu gọi tiến hành một cuộc họp nữa của Hội đồng Bộ trưởng vào ngày 24/11 tới để thông qua gói biện pháp trên.
Về phần mình, Ủy viên châu Âu phụ trách năng lượng, bà Kadri Simson, đánh giá gói biện pháp khẩn cấp trên bao gồm nhiều yếu tố quan trọng cần thảo luận để sẵn sàng được thông qua tại cuộc họp bất thường tiếp theo của Hội đồng Bộ trưởng.
Một trong những nội dung hàng đầu trong chương trình nghị sự của các bộ trưởng năng lượng EU là biện pháp mua chung khí đốt nhằm giảm bớt tình trạng thiếu phối hợp trong mua khí đốt, tạo cơ hội tiếp cận khí đốt công bằng hơn cũng như giúp giảm giá nguồn nhiên liệu này.
Video đang HOT
Liên quan đề xuất thiết lập một tiêu chuẩn mới về giá LNG, bà Simson cho biết các bên đã đồng thuận rộng rãi về đề xuất này, vốn sẽ giúp tăng tính minh bạch và tăng khả năng dự báo giá sớm. Các bộ trưởng cũng ủng hộ đề xuất về quy định chung giữa các nước thành viên. Tuy nhiên, hiện vẫn còn nhiều quan điểm khác biệt về đề xuất áp trần giá khí đốt và cơ chề điều chỉnh giá trên sàn giao dịch TTF của Hà Lan.
Cuộc họp của Hội đồng Năng lượng châu Âu ngày 25/10 là cuộc họp thường kỳ đầu tiên của các bộ trưởng EU kể từ tháng 8 năm nay, sau ba cuộc họp bất thường.
Quốc gia châu Âu nào đang hưởng lợi lớn từ xung đột Nga - Ukraine?
Na Uy đang thu lợi hàng tỷ euro nhờ giá khí đốt cao hơn, nhưng cũng bị chỉ trích vì 'trục lợi' trong xung đột.
Na Uy xuất khẩu kỷ lục do giá khí đốt tự nhiên tăng cao. Ảnh: AP
Các lệnh trừng phạt Nga của phương Tây đang dẫn đến tình trạng thiếu nguồn cung khí đốt. Điều đó khiến giá khí đốt tự nhiên tăng vọt - cao gấp 7 lần so với năm ngoái.
Giờ đây, Na Uy đã thay thế Nga trở thành nguồn cung cấp khí đốt lớn nhất của EU và dòng tiền đang đổ vào nước này.
Oslo dự kiến thu về khoảng 94 tỷ euro từ ngành dầu khí trong năm nay, so với khoảng 65 tỷ euro vào năm ngoái. Quỹ tài sản có chủ quyền của Na Uy, quản lý thu nhập từ dầu mỏ của nước này, có giá trị hiện tại khoảng 1,2 nghìn tỷ euro, tương đương khoảng 250.000 euro cho mỗi công dân.
Chính phủ trung tả của quốc gia Bắc Âu trên - gồm Đảng Dân chủ Xã hội và Đảng Trung tâm - cho biết họ đã thể hiện sự đoàn kết với mức tăng sản lượng 1,4 tỷ mét khối khí đốt tại ba mỏ chính vào tháng 3, vốn đang xuất khẩu nhiều khí đốt hơn cho EU. Họ lập luận rằng Na Uy không nên bị đổ lỗi vì các lực lượng thị trường nằm ngoài tầm kiểm soát của họ.
Nhưng Rasmus Hansson, một cựu lãnh đạo của Đảng Xanh Na Uy, không ủng hộ lập luận của chính phủ.
Ông Hansson gọi vấn đề kiếm lời từ việc tăng giá chủ yếu do xung đột gây ra là "sai lầm về mặt đạo đức" và cho rằng Na Uy cũng có nguy cơ làm tổn hại quan hệ với các đối tác thương mại quan trọng của châu Âu khi buộc họ phải trả giá khí đốt cao như vậy.
"Tôi nghĩ rằng Na Uy quá ích kỷ. Chúng ta đang thu được một khoản lợi nhuận rất lớn, nhưng câu hỏi đặt ra là liệu số tiền đó có nên thuộc về chúng ta hay không khi thu nhập tăng thêm có nguồn gốc từ cuộc xung đột ở Ukraine?", ông Hansson nói.
Theo ông Hansson, lợi nhuận đó nên được chuyển vào quỹ đoàn kết sẽ được sử dụng để tái thiết Ukraine sau xung đột. Ông cho biết các chuyên gia nên đặt mức giá khí đốt "bình thường" và mọi thứ ở trên được coi là lợi nhuận nên cần được cho đi.
Mặc dù ông Hansson đang gặp khó khăn để nhận được nhiều sự ủng hộ đối với ý tưởng của mình tại quốc hội Na Uy, nơi đảng của ông, vốn chỉ nắm 3 trong số 169 ghế, đã vấp phải sự phản đối của cả chính phủ và các đảng đối lập khác, nhưng ở những nơi khác của châu Âu, quan điểm này của ông đang bắt đầu gây được tiếng vang.
Thủ tướng Ba Lan Mateusz Morawiecki từng cho biết Na Uy nên chia sẻ lợi nhuận "khổng lồ" do giá dầu và khí đốt tăng cao, đặc biệt là với Ukraine.
Teresa Ribera, Bộ trưởng chuyển đổi sinh thái của Tây Ban Nha, gần đây đã gọi giá khí đốt được trả cho Na Uy là "đáng lo ngại".
Brussels cũng có ý tưởng tương tự. Trong cuộc họp thượng đỉnh khẩn cấp của các bộ trưởng năng lượng EU vào tuần trước, một số quốc gia đã kêu gọi thiết lập giới hạn giá đối với tất cả khí đốt vào EU; trong khi Ủy ban châu Âu muốn biện pháp như vậy chỉ nhằm vào Nga.
Chủ tịch Ủy ban Ursula Von der Leyen cho biết bà đang thảo luận với Na Uy về việc thành lập một nhóm đặc biệt để xem xét "làm thế nào chúng ta có thể hạ giá một cách hợp lý".
Đáp lại, Thủ tướng Na Uy Jonas Gahr Stre nhiều lần nói rằng ông sẽ không giới hạn giá đối với xuất khẩu khí đốt. Về phần mình, Bộ trưởng Ngoại giao Na Uy Anniken Huitfeldt cho biết châu Âu đang đối mặt với khủng hoảng nguồn cung và nhiệm vụ chính của Na Uy là bơm thêm khí đốt.
"Na Uy đã được EU và các đối tác châu Âu của chúng tôi yêu cầu đẩy mạnh sản xuất để bù đắp phần thiếu hụt từ Nga càng nhiều càng tốt và chúng tôi đã cố gắng hết sức để làm điều đó", bà Huidfeldt nói.
Bà Huidfeldt cho biết có "nhiều đề xuất đang được thảo luận" nhưng từ chối cho biết những ý tưởng đó là gì hoặc những ý kiến nào mà phía Na Uy ủng hộ.
Cho đến nay, xung đột và cuộc khủng hoảng năng lượng của châu Âu dường như chưa ảnh hưởng nhiều đến Na Uy. Triển vọng kinh tế của Na Uy hiện có vẻ tương đối tốt, với tỷ lệ thất nghiệp khoảng 3% và giá nhà vẫn tăng bất chấp lãi suất cao hơn.
Nhiều người Na Uy cũng không lo lắng về việc dòng tiền lớn đổ vào cũng như việc tăng giá năng lượng. Chính phủ Na Uy cho biết sẽ phân bổ khoảng 1 tỷ euro cho một chương trình thanh toán 90% hóa đơn tiền điện hộ gia đình khi giá bán buôn tăng trên mức quy định.
Phần Lan cân nhắc tắt đèn đường ban đêm để tiết kiệm năng lượng Trong nỗ lực tiết kiệm năng lượng, các quận và thành phố tại Phần Lan đang lên kế hoạch tắt đèn đường ban đêm trong những tháng mùa Đông và các chuỗi siêu thị lớn đang xem xét các biện pháp để giảm hóa đơn tiền điện. Khoảng 12.000 trong số 78.000 km đường của nước này được trang bị hệ thống đèn....