EU: Đông máu là tác dụng phụ của vaccine Johnson&Johnson
Cơ quan Dược phẩm châu Âu cho biết lợi ích tổng thể của vaccine Johnson&Johnson lớn hơn rủi ro, cho rằng đông máu là tác dụng phụ “rất hiếm gặp” của vaccine này.
Hôm 20/4, Cơ quan Dược phẩm châu Âu (EMA) cho biết, họ đã tìm thấy “mối liên hệ có thể có” giữa vaccine COVID-19 của Johnson & Johnson và sự phát triển của cục máu đông hiếm gặp ở một số ít người sau khi tiêm, nhưng kết luận rằng lợi ích tổng thể của mũi tiêm cao hơn rủi ro. Đồng thời, cảnh báo về các cục máu đông bất thường với lượng tiểu cầu trong máu thấp phải được thêm vào thông tin sản phẩm của vaccine Johnson &J ohnson.
EMA cho biết, tất cả các trường hợp đông máu đều xảy ra ở người lớn dưới 60 tuổi – chủ yếu là phụ nữ, trong vòng ba tuần sau khi tiêm vaccine Johnson & Johnson. Cơ quan này cho biết, những rối loạn máu hiếm gặp này nên được coi là “tác dụng phụ rất hiếm của vaccine Johnson & Johnson”.
EU khuyến cáo vẫn nên sử dụng vaccine Johnson & Johnson. (Ảnh: Reuters)
Theo EMA, kết luận này được đưa ra sau khi xem xét các trường hợp bị đông máu sau khi tiêm vaccine Johnson &J ohnson. EMA cho rằng vẫn nên sử dụng vaccine Johnson & Johnson. Hồi tháng 3, EU đã phê duyệt vaccine Johnson & Johnson và nhận hàng vào ngày 19/4 nhưng hiện vẫn chưa bắt đầu triển khai tiêm loại vaccine này.
Thông tin của EMA được đưa ra sau khi Johnson&Johnson tạm dừng việc triển khai tiêm một liều ở châu Âu theo khuyến cáo của Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA). FDA cho biết, tạm dừng sử dụng vaccine Johnson & Johnson trong khi tiếp tục kiểm tra, đánh giá về các trường hợp đồng máu hiếm gặp.
Johnson & Johnson đã khuyến cáo các chính phủ châu Âu lưu trữ liều lượng vaccine của họ cho đến khi EMA ban hành hướng dẫn về việc sử dụng. Gã khổng lồ dược phẩm có trụ sở tại Mỹ này được cho là đã chuẩn bị để tiếp tục triển khai phân phối vaccine sau khi cơ quan này xem xét.
Công ty Johnson & Johnson cho biết, họ sẽ đặt mục tiêu cung cấp 55 triệu liều cho EU theo hợp đồng đã ký kết vào cuối tháng 6. Đây là một trong 4 loại vaccine COVID-19 được phép sử dụng trong EU.
Video đang HOT
Mỹ tiếp tục dừng tiêm vaccine Johnson & Johnson
Mỹ dừng tiêm vaccine Johnson & Johnson thêm ít nhất một tuần khi các chuyên gia nói rằng họ cần thêm thời gian để đánh giá mối liên quan của nó với rối loạn đông máu.
Thế giới đã ghi nhận 138.803.081 ca nhiễm nCoV và 2.984.288 ca tử vong, tăng lần lượt 786.109 và 12.900, trong khi 111.571.828 người đã bình phục, theo trang thống kê thời gian thực Worldometers.
Các lọ vaccine Johnson & Johnson. Ảnh: Reuters .
Mỹ , vùng dịch lớn nhất thế giới, báo cáo 32.145.814 ca nhiễm và 577.983 ca tử vong do nCoV, tăng 75.030 ca nhiễm và 806 ca tử vong so với một ngày trước đó.
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) ngày 14/4 triệu tập cuộc họp với các chuyên gia, một ngày sau khi giới chức ghi nhận 6 trường hợp phụ nữ có cục máu đông và tiểu cầu trong máu thấp trong vòng hai tuần kể từ khi tiêm vaccine, trong đó một trường hợp tử vong.
Những người tham gia cuộc họp đã được thông báo vào hôm 14/4 rằng Mỹ ghi nhận thêm trường hợp thứ bảy là một phụ nữ 28 tuổi. Cuộc họp hôm 14/4 được thiết kế để quyết định liệu có nên chỉ sử dụng vaccine với một số nhóm nhỏ dân số hay không, nhưng hầu hết thành viên cho biết họ chưa sẵn sàng đưa ra kết luận nếu không có thêm dữ liệu để nghiên cứu.
Các chuyên gia có thể họp lần hai trong một tuần hoặc 10 ngày tới, đồng nghĩa vaccine Johnson & Johnson tiếp tục bị đình chỉ trong quãng thời gian đó. Mỹ đã tiêm vaccine Johnson & Johnson cho 7,2 triệu người.
Ấn Độ là vùng dịch lớn thứ hai thế giới với 14.070.890 ca nhiễm và 173.152 ca tử vong, tăng so với hôm trước lần lượt 199.569 và 1.037 ca. Đợt bùng phát dịch thứ hai có tốc độ lây lan nhanh hơn so với đợt dịch đầu tiên hồi giữa năm ngoái, buộc nhiều bang áp dụng các biện pháp phong tỏa ngặt nghèo.
Chính quyền bang Maharashtra, bang giàu có nhất của Ấn Độ và hiện là tâm dịch, đã ra lệnh đóng cửa phần lớn địa điểm công cộng và nơi tập trung đông người, chỉ trừ những nơi được coi là thiết yếu như siêu thị, bệnh viện, ngân hàng và sàn chứng khoán. Mọi nhà máy và cơ sở công nghiệp cũng phải ngừng hoạt động, chỉ trừ một số đơn vị xuất khẩu hoặc sản xuất thiết bị cho những dịch vụ thiết yếu.
Chính phủ Ấn Độ cho rằng dịch bùng phát trở lại do tình trạng tập trung đông người và không đeo khẩu trang kể từ khi các doanh nghiệp được hoạt động trở lại từ tháng hai. Nhiều bang đã lên tiếng về tình trạng thiếu vaccine, dù chương trình tiêm chủng hiện nay chỉ áp dụng cho khoảng 400 triệu trong tổng số 1,35 tỷ người dân Ấn Độ.
Ấn Độ ngày 13/4 cấp phép khẩn cấp vaccine Sputnik V của Nga. Đây là loại vaccine thứ ba được phê duyệt ở nước này, sau Oxford-AstraZeneca và Covaxin, do công ty Ấn Độ Bharat Biotech phát triển.
Brazil là vùng dịch lớn thứ ba thế giới với 13.673.507 ca nhiễm và 361.884 ca tử vong, tăng lần lượt 71.941 và 3.166.
Brazil đang phải trải qua đợt bùng phát Covid-19 mới, khiến các bệnh viện trên cả nước đều sắp bị quá tải. Quốc gia Nam Mỹ này cũng đang vật lộn để đảm bảo đủ vaccine cho dân số 212 triệu người.
Bất chấp ca nhiễm gia tăng, Tổng thống Jair Bolsonaro tiếp tục phản đối phong tỏa và các biện pháp hạn chế khác, đồng thời chỉ trích thống đốc và thị trưởng vì đã thực hiện chúng. Tòa án Tối cao Brazil hôm 8/4 yêu cầu Thượng viện mở cuộc điều tra cách chính phủ Bolsonaro xử lý đại dịch. Tổng thống Brazil sau đó lên tiếng phê phán cuộc điều tra, cho rằng đây là nỗ lực làm suy yếu chính phủ.
Pháp , vùng dịch lớn thứ tư thế giới, ghi nhận 5.149.834 ca nhiễm và 99.777 ca tử vong.
Tất cả các nhà hàng và quán cà phê ở Pháp đã bị đóng cửa 5 tháng qua. Pháp tuần này bắt đầu một đợt phong tỏa, hạn chế mới trên toàn quốc để đối phó tình trạng ca Covid-19 gia tăng.
Việc mở rộng triển khai vaccine đã mang lại sự lạc quan cho những người dân đã mệt mỏi vì phong tỏa. Tất cả người trên 55 tuổi hiện đủ điều kiện để tiêm vaccine. Pháp ngày 14/4 nói rằng họ sẽ giữ kế hoạch tiêm vaccine Johnson & Johnson cho người trên 55 tuổi.
Anh , báo cáo 4.378.305 người nhiễm và 127.161 người chết, tăng lần lượt 2.491 và 38 trường hợp.
Anh, một trong những quốc gia có tỷ lệ tử vong do Covid-19 cao nhất thế giới, có tia hy vọng khi các quán rượu và nhà hàng được phép phục vụ ngoài trời từ ngày 12/4. Các tiệm làm tóc, phòng tập thể hình và bể bơi cũng được mở cửa trở lại.
Từng là quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất ở châu Âu, Anh đã khởi động chiến dịch tiêm chủng thành công cùng với các biện pháp ngăn chặn, giúp giảm 95% ca tử vong và 90% ca bệnh từ tháng một.
Tại Đông Nam Á, Indonesia là vùng dịch lớn nhất khu vực với 1.583.182 ca nhiễm, tăng 5.656, trong đó 42.906 người chết, tăng 124.
Jakarta hôm 10/4 cảnh báo 100 triệu liều vaccine AstraZeneca có thể không được chuyển giao cho Indonesia đúng hạn, do những hạn chế xuất khẩu ở Ấn Độ. Jakarta có kế hoạch đầy tham vọng là tiêm chủng 181 triệu trong tổng số gần 270 triệu dân trong vòng một năm, chủ yếu dựa vaccine Sinovac của Trung Quốc và vaccine AstraZeneca. Quốc gia Đông Nam Á này đã tiêm chủng ít nhất 15,6 triệu liều.
Philippines vùng dịch lớn thứ hai Đông Nam Á, ghi nhận 892.880 ca nhiễm và 15.447 ca tử vong, tăng lần lượt 8.122 và 162 ca.
Philippines đã đình chỉ tiêm vaccine AstraZeneca cho người dưới 60 tuổi sau khi EU xác định đông máu là tác dụng phụ của vaccine, khiến chiến dịch tiêm chủng vaccine chống Covid-19 của nước này bị đình trệ.
Philippines đã nhận được khoảng 2,5 triệu liều vaccine Covid-19, phần lớn từ công ty Sinovac của Trung Quốc. Họ cũng nhận được 525.600 liều AstraZeneca thông qua chương trình Covax, hầu hết đã được tiêm. Nước này dự kiến nhận thêm ba triệu liều AstraZeneca trong những tháng tới.
Campuchia ghi nhận thêm 178 ca nhiễm nCoV và hai ca tử vong, nâng tổng số người mắc Covid-19 lên 4.874, trong đó 35 người đã tử vong. Phần lớn ca nhiễm gần đây ở Campuchia là công nhân may mặc và tiểu thương ở chợ.
Campuchia ra lệnh phong tỏa thủ đô Phnom Penh và thị trấn Takmao từ 15/4 - 28/4, người dân không được rời khỏi nhà trừ vì mục đích thiết yếu, mọi cuộc tụ tập đều bị cấm, chỉ cửa hàng bán đồ thiết yếu được mở cửa. Người dân được phép đi mua thực phẩm và nhu yếu phẩm ba ngày một tuần.
Ca nhiễm tại Campuchia tăng mạnh từ cuối tháng hai khi một ổ dịch được phát hiện trong cộng đồng người Trung Quốc ở nước này. Các bệnh viện ở thủ đô Phnom Penh sắp quá tải và giới chức đang chuyển đổi trường học, hội trường tiệc cưới thành trung tâm điều trị cho những bệnh nhân gặp triệu chứng nhẹ.
Hai đòn giáng vào chiến dịch tiêm chủng châu Âu Tuần trước, EU ra kết luận không tốt đẹp về AstraZeneca, tuần này, họ lại nhận tin xấu về vaccine Johnson & Johnson. Cơ quan quản lý Anh và cơ quan y tế Liên minh châu Âu (EU) giữa tuần trước xác định đông máu là tác dụng phụ rất hiếm của vaccine AstraZeneca. Hôm 13/4, Johnson & Johnson thông báo dừng triển...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Du khách Nga lách lệnh cấm thị thực, tiếp tục du lịch khắp châu Âu

Peru: Phát hiện hài cốt phụ nữ có niên đại 5.000 năm

Liên hợp quốc kêu gọi Ấn Độ, Pakistan kiềm chế sau vụ tấn công ở Kashmir

Ngoại trưởng Nga lên tiếng về việc đạt được thỏa thuận với Mỹ trong vấn đề Ukraine

Ukraine đang chuẩn bị cho 'kịch bản tồi tệ nhất': Mỹ rút toàn bộ viện trợ

Tunisia đốt trại của những người di cư bất hợp pháp

Chuyên gia nói chính sách thuế của Mỹ tạo cơ hội để Trung Quốc tăng ảnh hưởng

Nga nỗ lực ngăn chặn tình hình Iran leo thang

Thuế quan 172% tấn công ngành xuất khẩu thịt lợn Mỹ

Tổng thống Trump bác tuyên bố của Trung Quốc về đàm phán thương mại song phương

Xuất hiện loại vũ khí 'làm mù' chiến tranh điện tử, tái định hình chiến trường Ukraine

Pháp: Tấn công bằng dao tại trường học gây thương vong
Có thể bạn quan tâm

Mẹ biển - Tập 30: Quân nhận ra cha trong tình huống éo le
Phim việt
15:28:04 25/04/2025
Vụ thi thể "sao nhí" một thời bên bờ sông: Tử vong khi đang mang thai, nghi sử dụng chất kích thích
Sao âu mỹ
15:21:56 25/04/2025
Khi kẻ lừa đảo trong bóng đêm nhìn thấu 'con mồi' lộ thông tin cá nhân
Pháp luật
15:18:20 25/04/2025
Lý do Dương Tử 'mất điểm' trong dự án mới?
Hậu trường phim
15:10:32 25/04/2025
Thành Sen thắm màu cờ Tổ quốc đón mừng đại lễ 30/4
Tin nổi bật
15:06:27 25/04/2025
Top phim y khoa Hàn Quốc đáng xem: 'Hospital Playlist' gây sốt suốt bao năm
Phim châu á
15:05:05 25/04/2025
Đạo diễn siêu phẩm kinh dị 'Barbarian' trở lại với tác phẩm mới về loạt vụ mất tích bí ẩn
Phim âu mỹ
14:54:15 25/04/2025
Những thực phẩm dễ bị nhiễm khuẩn nhất
Sức khỏe
14:49:41 25/04/2025
Xôn xao visual em gái "chân dài" của Đặng Văn Lâm, 18 tuổi cao gần 1m80, nhan sắc xinh đẹp hết nấc
Sao thể thao
14:13:52 25/04/2025
Đóng tiền mạng tháng 4/2025 chỉ để theo dõi "concert quốc gia" và cảnh không-có-trên-tivi đỉnh chóp thế này!
Netizen
14:12:03 25/04/2025