EU dọa đưa 11 nước ra tòa nếu không thực thi luật ngân hàng mới
Ủy ban châu Âu vừa tuyên bố Pháp, Ý và 9 nước khác còn 2 tháng để áp dụng luật mới của EU về việc trợ giúp các ngân hàng phá sản. Nếu không thực hiện, 11 nước này sẽ đối diện với Tòa án công lý châu Âu.
Ủy ban châu Âu vừa cho biết 11 nước thành viên sẽ có thêm 2 tháng để áp dụng luật BRRD – Ảnh: Reuters
Tờ Russia Today cho biết 11 nước trên bao gồm: Pháp, Ý, Hà Lan, Thụy Điển, Romania, Cộng hòa Séc, Bulgaria, Lithuania, Luxembourg, Phần Lan và Malta. Các nước này đã để quá thời hạn quy định áp dụng luật Khôi phục ngân hàng và giải quyết chỉ thị (BRRD).
“Nếu 11 nước trên không thực thi luật này trong vòng 2 tháng tới, Ủy ban sẽ đưa các nước này ra Tòa án công lý châu Âu”, một quan chức EU nói. Tòa án cao nhất của châu Âu được đặt tại Luxembourg, theo Reuters.
BRRD tìm cách bảo vệ người nộp thuế khỏi việc giải cứu cho các ngân hàng gặp khó khăn. Thay vào đó, các chủ nợ và cổ đông góp vốn vào ngân hàng phải thực hiện biện pháp “cứu hộ”.
Video đang HOT
Luật này là biện pháp EU đưa ra để đối phó với cuộc khủng hoảng tài chính xảy ra vào năm 2008 và buộc các nước thành viên phải thực hiện trước hạn chót vào cuối năm 2014.
Đây được coi là trung tâm của Liên minh ngân hàng của EU, thành lập nhằm thiết lập một môi trường tốt hơn cho lĩnh vực tài chính của khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu. Nó giúp chính quyền các nước đủ sức để xử lý hậu quả khi ngân hàng hoặc các hãng đầu tư lớn sụp đổ.
Thu Thảo
Theo Thanhnien
Nợ công khu vực eurozone tăng cao
Tính đến cuối năm 2014, tỉ lệ nợ công của khu vực đồng tiền chung châu Âu (eurozone) tăng cao kỷ lục, ngược lại với chiều hướng giảm của tỉ lệ thâm hụt ngân sách so với GDP của khu vực.
Tỉ lệ nợ công so với GDP của eurozone lên mức cao nhất kể từ khi đồng tiền chung được đưa vào lưu thông - Ảnh: Reuters
Trang báo chí của Ủy ban châu Âu (EC) hôm 21.4 cho hay Cơ quan thống kê của Liên minh châu Âu (Eurostat) vừa công bố số liệu về nợ công ở khu vực đồng tiền chung châu Âu (eurozone).
Theo đó, nợ công của khu vực eurozone tăng 1 điểm phần trăm so với năm 2013, lên mức 91,9% tổng sản phẩm quốc nội (GDP). Đây là mức cao nhất kể từ năm 1999, khi đồng euro được lưu hành.
Có 16 quốc gia trong Liên minh châu Âu (EU) công bố tỉ lệ nợ lớn hơn 60% so với GDP trong năm 2014, theo trang London South East.
Hy Lạp, nước đang bên bờ vực vỡ nợ nếu không thanh toán được 1,06 tỉ USD cho IMF vào tháng tới, là quốc gia có mức nợ công cao nhất EU, chiếm 177,1% GDP vào cuối năm 2014. Nước này đã nhận hai gói cứu trợ tài chính tổng cộng 256 tỉ USD từ EC, Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB), Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF).
Tiếp sau Hy Lạp là Ý với 132,1%, Bồ Đào Nha với 130,2% và Ireland với 109,7%.
Các nước có tỷ lệ nợ công thấp trong khu vực là Estonia (10,6%), Luxembourg (23,6%), Bulgaria (27,6%), Romania (39,8%) và Latvia (40%).
IMF mới đây đã cảnh báo rằng nợ công ở các nước phát triển cùng với nguy cơ giảm phát là mối đe dọa lớn nhất đối với nền kinh tế thế giới.
Ngược với con số nợ công, tỉ lệ thâm hụt ngân sách so với GDP của các quốc gia thuộc eurozone giảm 0,5 điểm phần trăm, từ mức 2,9% trong năm 2013 xuống 2,4% trong năm 2014.
Năm ngoái, chi tiêu công của các nước trong Eurozone tương đương 49% GDP, còn thu ngân sách dừng ở mốc 46,6% GDP. Tỷ lệ này trong EU lần lượt là 48,1% và 45,2% GDP. Nhịp độ tăng trưởng kinh tế thấp cùng nhu cầu tiêu dùng không cao vẫn khiến tỉ lệ nợ công tăng cao, mặc cho chính phủ các nước đã nỗ lực kiềm chế chi tiêu công.
Thu Thảo
Theo Thanhnien
EU bí mật chuẩn bị loại Hy Lạp khỏi Eurozone? Trang mạng Nga ngày 10/4 dẫn nguồn "The Times" cho biết các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) đang chuẩn bị một "kế hoạch bí mật loại Hy Lạp khỏi khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone)" trong trường hợp Athen vào tháng 5 tuyên bố vỡ nợ. Bộ trưởng Tài chính Hy Lạp Yanis Varoufakis (phải) và Chủ tịch...