EU dỡ bỏ các hạn chế đối với Burundi
Theo phóng viên TTXVN tại Brussels, Hội đồng châu Âu ngày 8/2 đã bãi bỏ quyết định đưa ra vào năm 2016 nhằm áp đặt các biện pháp đối với Burundi như ngừng hỗ trợ tài chính và giải ngân quỹ vì lợi ích trực tiếp của chính quyền hoặc các tổ chức ở quốc gia này.
Do đó, việc bãi bỏ quyết định này sẽ cho phép Liên minh châu Âu (EU) khởi động lại hợp tác với Burundi.
Trụ sở Ủy ban châu Âu tại Brussels, Bỉ. Ảnh: AFP/TTXVN
Việc dỡ bỏ các hạn chế của EU đối với Burundi là kết quả của tiến trình chính trị hòa bình bắt đầu trong cuộc tổng tuyển cử hồi tháng 5/2020, mang lại tia hy vọng cho người dân Burundi. Kể từ cuộc bầu cử năm 2020, EU đã ghi nhận những tiến bộ mà chính quyền Burundi đạt được về nhân quyền, quản trị và pháp quyền, cũng như các cam kết trong lộ trình cải thiện hơn nữa các mặt này.
Ngoài ra, một số lượng lớn người tị nạn đã tự nguyện quay trở lại Burundi và hợp tác với cộng đồng quốc tế trong đó có các nước láng giềng đã được tái khởi động. Những tiến bộ mới sẽ mang lại lợi ích cho tất cả người dân Burundi, đặc biệt là thông qua việc thực hiện lộ trình trong khuôn khổ đối thoại chính trị đang diễn ra giữa EU và Burundi.
Video đang HOT
EU sẵn sàng cùng các đối tác quốc tế khác hỗ trợ các nỗ lực không ngừng của chính quyền Burundi nhằm ổn định và củng cố các thể chế dân chủ, thúc đẩy quyền con người, khả năng quản trị và pháp quyền cũng như thực hiện các cam kết trong lộ trình cải thiện hơn nữa những mặt này.
Các nước có tỷ lệ tiêm vắc xin Covid-19 thấp nhất thế giới
Burundi, Cộng hòa Dân chủ Congo và Haiti là những quốc gia có tỷ lệ chủng ngừa Covid-19 thấp nhất thế giới.
Theo thống kê của Our World in Data, chỉ 0,1% dân số Burundi đã tiêm chủng đầy đủ, tương đương hơn 6.000 người.
Ở CHDC Congo, 0,4% người dân đã tiêm ít nhất một liều vắc xin Covid-19, trong khi ở Haiti, con số này vào khoảng 1%.
Ảnh minh họa: Medium
Ở các nước có thu nhập thấp, chỉ 5,5% dân số đã tiêm chủng đầy đủ chống lại Covid-19. Trong khi đó, tại các nước có thu nhập cao, 72% dân số đã tiêm chủng đầy đủ với ít nhất hai liều. Nhiều nơi đã tiến hành tiêm tăng cường mũi 3.
Bất ổn và xung đột dân sự khiến một số quốc gia có tỷ lệ tiêm chủng thấp khó tin, khi các cuộc chiến khiến người dân khó tiếp cận với vắc xin.
Tại Yemen, nơi nội chiến bùng phát từ năm 2014, chưa đến 2% dân số đã tiêm vắc xin chống lại Covid-19. Dù nội chiến kết thúc vào năm 2018 nhưng Nam Sudan cũng có tỷ lệ tiêm chủng thấp, khoảng 2%.
Nhiều quốc gia khác ở châu Phi, bao gồm Chad, Madagascar và Tanzania, có tỷ lệ tiêm vắc xin từ 1,5% đến 4% dân số.
Nam Phi, nơi chủng virus Omicron có khả năng lây truyền cao lần đầu tiên được xác định vào năm 2021, mới tiêm vắc xin cho dưới một phần ba dân số.
Trong khi đó, dưới 30% dân các quốc gia và vùng lãnh thổ ở vùng Caribe như Jamaica, Saint Lucia, Saint Vincent & Grenadines đã tiêm vắc xin chống lại Covid-19.
Vào tháng 10/2021, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đặt mục tiêu các quốc gia tiêm chủng xong cho 70% dân số vào giữa năm 2022 nhưng nhiều nơi đang bị tụt lại phía sau.
Tuần trước, Tổng giám đốc WHO, Tedros Adhanom Ghebreyesus, cho biết, Covid-19 có thể không còn là tình trạng y tế khẩn cấp toàn cầu vào năm 2022 nếu thế giới thực hiện thành công một số giải pháp bao gồm đảm bảo quyền tiếp cận công bằng với vắc xin.
Mesfin Teklu Tessema, Giám đốc y tế của Ủy ban Cứu hộ Quốc tế, đánh giá bất bình đẳng về vắc xin chỉ kéo dài đại dịch.
"Mỗi ca bệnh đều làm tăng nguy cơ trở nặng và nhập viện cho những người dễ bị tổn thương, cũng như khả năng xuất hiện các biến thể mới. Để cứu người và bảo vệ hệ thống y tế quá tải, chúng ta cần xây dựng một bức tường miễn dịch toàn cầu thông qua tiêm chủng", Tessema nói.
WHO kêu gọi các nước không dỡ bỏ vội vàng toàn bộ biện pháp chống dịch COVID-19 Ngày 2/2, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã kêu gọi các quốc gia trên thế giới tiến hành dỡ bỏ các biện pháp hạn chế được áp đặt để chống dịch COVID-19 theo cách chậm rãi và từng bước, trong bối cảnh dữ liệu gần đây cho thấy sự tăng mạnh số ca tử vong liên quan vì COVID-19 trên toàn...