EU điều tra vaccine liên quan chứng suy giảm đông máu gây xuất huyết nội
Theo phóng viên TTXVN tại châu Âu, Cơ quan Dược phẩm Liên minh châu Âu (EMA) đang điều tra liệu có vaccine ngừa bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 nào trong số 3 loại đã được khối này phê duyệt đến nay liên quan tới chứng suy giảm đông máu có thể gây xuất huyết nội.
EU điều tra vaccine liên quan chứng suy giảm đông máu gây xuất huyết nội. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN
Thông báo ngày 12/3 của EMA nêu rõ một số trường hợp giảm tiểu cầu miễn dịch, thiếu tiểu cầu trong máu có thể dẫn đến xuất huyết và bầm da, đã được báo cáo theo quy trình giám sát an toàn vaccine của cơ quan này.
EMA nhấn mạnh: “Hiện vẫn chưa rõ liệu có sự liên quan giữa vaccine với những báo cáo về giảm tiểu cầu miễn dịch hay không”. Cơ quan Dược phẩm Liên minh châu Âu cho biết sẽ đánh giá các báo cáo tình hình ở những người đã được tiêm vaccine của Pfizer/BioNTech, AstraZeneca hoặc Moderna.
Video đang HOT
Chương trình tiêm chủng của châu Âu gặp trục trặc trong 2 tuần qua, trong bối cảnh có những báo cáo cho thấy một số trường hợp được tiêm vaccine của hãng AstraZeneca bị chứng rối loạn đông máu. EMA cho biết không có dấu hiệu nào cho thấy các sự cố này là do việc tiêm vaccine gây ra, quan điểm này cũng đã được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tái khẳng định trong ngày 12/3. Trong khi đó, công ty AstraZeneca cũng cho biết không tìm thấy bằng chứng nào về việc gia tăng nguy cơ bị huyết khối tĩnh mạch sâu.
Trong diễn biến liên quan, Ủy ban châu Âu (EC) đã đề xuất giải ngân 12 triệu euro từ Quỹ đoàn kết châu Âu để giúp Serbia trong cuộc chiến chống lại đại dịch COVID-19.
Trang tin Euractiv.rs của Serbia ngày 12/3 dẫn thông báo của phái đoàn EU tại Serbia cho biết số tiền trên sẽ tập trung vào các biện pháp phòng ngừa, giám sát và kiểm soát sự lây lan của dịch bệnh, cũng như mua sắm các thiết bị y tế và bảo hộ cá nhân. Số tiền này cũng sẽ giúp trang trải các chi phí mà Serbia phải gánh chịu trong cuộc chiến chống lại đại dịch.
Theo người đứng đầu Phái đoàn EU tại Serbia Sem Fabrizi, EU đã hỗ trợ Serbia số tiền quyên góp lên tới 17 triệu euro (gần 20,3 triệu USD), kể từ khi đại dịch bắt đầu bùng phát. Ông Fabrizi nêu rõ: “Tín hiệu chính trị mạnh mẽ này cho thấy Serbia – một ứng cử viên gia nhập EU – cũng được coi trọng như các nước thành viên của liên minh”.
Đức xem xét tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho nhóm người trên 65 tuổi
Theo phóng viên TTXVN tại Berlin, Đức đang cân nhắc sửa đổi khuyến nghị tiêm vaccine ngừa COVID-19 của AstraZeneca cho những người dưới 65 tuổi.
Giới chức Đức đánh giá với những dữ liệu mới, trong đó có kết quả nghiên cứu hết sức khả quan tại Scotland, thì loại vaccine này đã cho thấy hiệu quả rất tốt và có thể được xem xét tiêm chủng cho nhóm người trên 65 tuổi.
Vaccine phòng COVID-19 do Công ty AstraZeneca phát triển. Ảnh: PAP/TTXVN
Sau khi Cơ quan Dược phẩm châu Âu (EMA) hồi cuối tháng 1/2021 phê duyệt sử dụng vaccine AstraZeneca ở mọi lứa tuổi các nước Liên minh châu Âu (EU), Chính phủ Đức đã ra khuyến cáo nên tiêm chủng vaccine này với những người dưới 65 tuổi. Viện dẫn chưa có đủ dữ liệu nghiên cứu với nhóm tuổi trên 65, Ủy ban Tiêm chủng Thường trực (Stiko) thuộc Viện Dịch tễ Robert Koch (RKI) cho rằng với những dữ liệu hiện có, trước mắt chỉ nên tiêm vaccine AstraZeneca cho nhóm tuổi từ 18 đến 64.
Tuy nhiên, trong một tháng qua, đã có thêm nhiều kết quả nghiên cứu về hiệu quả của vaccine do Anh và Thụy Điển hợp tác sản xuất, kể cả ở các nhóm tuổi khác nhau, Ủy ban Tiêm chủng Thường trực của Đức đã phải xem xét lại quyết định của mình trong bối cảnh Đức đang tồn kho tới hơn 1 triệu liều vaccine tại các bang.
Việc triển khai tiêm vaccine AstraZeneca đang đối mặt với nhiều khó khăn ở Đức. Trong khi nhóm cao tuổi không được khuyến cáo tiêm chủng thì nhóm dưới 65 tuổi lại bày tỏ lo ngại liên quan các thông tin về tác dụng phụ và hiệu quả thấp hơn so với các loại vaccine khác. Theo người đứng đầu Ủy ban Tiêm chủng Thường trực, thời điểm ra khuyến cáo một tháng trước là Đức chưa có đủ dữ liệu về hiệu quả của vaccine AstraZeneca ở người cao tuổi.
Tuy nhiên hiện nay, với những dữ liệu mới được công bố trong đó có kết quả nghiên cứu hết sức khả quan tại Scotland, thì loại vaccine này đã cho thấy hiệu quả rất tốt và có thể được xem xét tiêm chủng cho nhóm người trên 65 tuổi. Ủy ban Tiêm chủng Thường trực cho biết sẽ sớm cập nhật khuyến cáo mới đối với vaccine này.
WHO: Cần thực hiện nhiều bước phối hợp để đảm bảo tiếp cận công bằng vaccine COVID-19 Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã kêu gọi các quốc gia và nhà sản xuất trên thế giới tăng cường hỗ trợ các quốc gia đang phát triển tiếp cận vaccine ngừa COVID-19. Vaccine phòng COVID-19 do Công ty AstraZeneca phát triển. Ảnh: PAP/TTXVN Phát biểu trước báo giới ngày 26/2, Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus khẳng định cần...