EU điều tra Italy liên quan việc cắt giảm nhựa sử dụng một lần
Ngày 23/5, Ủy ban châu Âu (EC) thông báo đang điều tra Italy vì cho rằng nước này không thực hiện các hướng dẫn nhằm hạn chế sử dụng các sản phẩm nhựa dùng một lần.
Italy là một trong những nước đầu tiên ủng hộ các nỗ lực của châu Âu nhằm giảm thiểu tình trạng ô nhiễm do đồ nhựa sử dụng một lần, song trong những năm gần đây quốc gia này phản đối việc mở rộng các quy định liên quan.
Năm 2021, Italy đã bị Liên minh châu Âu (EU) điều tra và phát hiện rằng các quy định của nước này về sản phẩm nhựa sử dụng một lần không tuân thủ các quy định của EU. Sau đó, Italy chính thức “chuyển đổi” các quy định của EU về sản phẩm nhựa dùng một lần thành luật. Tuy nhiên, vấn đề này một lần nữa gây chú ý vào năm ngoái, khi Italy và Phần Lan cảnh báo sẽ nới lỏng các quy định của EU về bao bì nhựa dùng một lần.
Thông báo của EC cho biết Italy đã không thực hiện “đầy đủ và chính xác” các quy định về đồ nhựa sử dụng một lần, vốn được coi là đóng vai trò thiết yếu trong Chiến lược về nhựa và Kế hoạch hành động kinh tế tuần hoàn của EU.
Nội các Italy cùng ngày xác nhận đã nhận được thông báo điều tra của EC.
Video đang HOT
Theo EC, Italy có thời gian 2 tháng để khắc phục các vấn đề được nêu trong kế hoạch trên. Nếu không tuân thủ, quốc gia này có thể sẽ phải chịu các biện pháp trừng phạt của EC.
Rác thải nhựa: Từ ô nhiễm môi trường đến cản trở tăng trưởng kinh tế
Tổ chức Nghiên cứu Khoa học và Công nghiệp khối thịnh vượng chung Australia (CSIRO) và Đại học Toronto (Canada) ngày 5/4 công bố một nghiên cứu cho thấy hiện có tới khoảng 11 triệu tấn rác thải nhựa gây ô nhiễm đang nằm sâu dưới đáy đại dương.
Túi nilon trôi dạt vào Vịnh Botnia ở gần Pietarsaari vào cuối mùa xuân khi băng trên biển đang tan chảy, ngày 3/5/2023. Ảnh: AFP/TTXVN
Nhóm các nhà nghiên cứu từ CSIRO và Đại học Toronto đã sử dụng hai mô hình dự đoán để ước tính số lượng và sự phân bố của rác thải nhựa dưới đáy biển. Nhà khoa học cấp cao Denise Hardesty tại CSIRO, người đã đóng góp cho nghiên cứu này, cho biết đây là ước tính đầu tiên trên thế giới về lượng rác thải nhựa dưới đáy đại dương và nơi nó tích tụ.
Theo bà Hardesty, mỗi năm lại có hàng triệu tấn rác thải nhựa được thải ra biển nhưng khó có thể đưa ra con số chính xác về số lượng rác thải nằm sâu dưới đáy đại dương. Vì vậy, nghiên cứu đã phát hiện ra rằng đáy đại dương đã trở thành nơi chứa hầu hết rác thải nhựa với số lượng ước tính từ 3 triệu tấn đến 11 triệu tấn.
Ước tính trên được đưa ra dựa trên dữ liệu từ các robot điều khiển từ xa (ROVs) và sử dụng những tấm lưới nặng được kéo dọc theo đáy đại dương. Theo dữ liệu từ ROV, khối lượng rác thải nhựa dưới đáy biển tập trung xung quanh các lục địa, với 46% trong tổng số lượng rác này nằm ở độ sâu hơn 200m và 54% còn lại nằm ở độ sâu từ 200 m đến 11.000m.
Theo Chương trình Môi trường của Liên hợp quốc (UNEP), hơn 400 triệu tấn nhựa được sản xuất hàng năm, một nửa trong số đó là nhựa dùng một lần, và chỉ gần 10% đồ nhựa dùng một lần được tái chế. Ước tính khoảng 19-23 triệu tấn rác thải nhựa đang đọng lại ở sông, hồ và biển.
Trước đó, các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) tháng 12/2023 đã ủng hộ thực hiện luật mới về giảm thiểu rác thải bao bì, đồng thời nhất trí xây dựng những quy định riêng có liên quan cho những sản phẩm đặc thù.
Luật về rác thải bao bì được Ủy ban châu Âu (EC) công bố hồi năm 2022 trong nỗ lực kiềm chế lượng rác thải bao bì đã gia tăng tới 20% trong một thập kỷ qua tại EU. Đây là hệ lụy từ hoạt động mua sắm trực tuyến và thói quen mua hàng "gói và mang đi".
Các quốc gia EU đều nhất trí ủng hộ một số mục tiêu chính trong luật mới, trong đó có quy định toàn bộ bao bì đóng gói sản phẩm đều phải được thiết kế để có thể tái chế vào năm 2030. Bên cạnh đó, các quốc gia EU ủng hộ đề xuất loại bỏ những loại túi nilon, nhựa sử dụng một lần như túi mỏng đựng trái cây và rau quả, chai lọ mini đựng dầu gội đầu, các loại đĩa, cốc và hộp dùng một lần sử dụng phục vụ đồ ăn uống tại nhà hàng phục vụ thức ăn nhanh.
Các quốc gia EU cũng cho rằng nên được trao quyền quyết định đối với một số trường hợp ngoại lệ trong những ngành đặc thù như rau quả hữu cơ. Trong khi đó, Nghị viện châu Âu ủng hộ một số miễn trừ đối với các mục tiêu như tái sử dụng bao bì ngành rượu vang...
Mặc dù vậy, một số quốc gia EU, trong đó có Phần Lan, bày tỏ phản đối do lo ngại quy định này sẽ gây thiệt hại cho ngành sản xuất giấy và công nghiệp bột giấy.
Ủy viên phụ trách môi trường EU Virginijus Sinkevicius nhấn mạnh tính cấp thiết phải giải quyết vấn đề rác thải bao bì. Quan chức này gọi việc rác thải bao bì tăng nhanh hơn tốc độ tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) là điều "không thể chấp nhận". Trung bình mỗi người dân châu Âu thải ra gần 180kg rác thải bao bì/năm.
Bao bì là một trong những ngành chính ngốn nhiều nguyên liệu thô nhất của EU khi có khoảng 40% tổng lượng nhựa và 50% tổng lượng giấy sử dụng trên toàn EU là dành để sản xuất bao bì. Theo đó, nếu không hành động, ước tính tới năm 2030, EU sẽ chứng kiến mức tăng hơn 19% rác thải bao bì, và riêng rác thải nhựa thậm chí còn tăng 46%. EU đặt mục tiêu tới năm 2040 sẽ giảm lượng rác thải nhựa khoảng 15% so với mức của năm 2018.
Cảnh báo về hệ quả của việc sử dụng tràn lan sản phẩm nhựa và sự bế tắc trong việc tái chế nhựa, nhật báo Le Monde nhận định dường như không có gì có thể làm chậm sự tăng trưởng của thị trường vật liệu nhựa, dự kiến sẽ tăng gấp ba vào năm 2060. Thêm vào đó, việc tái chế cũng đang gặp khó khăn và không có sản phẩm thay thế nào đáp ứng được nhu cầu và yêu cầu của thị trường. Tình trạng này đang làm dấy lên lo ngại về tình trạng ô nhiễm môi trường kéo dài trong tương lai.
Năm 2022, doanh thu thị trường nhựa của Pháp ước tính dao động từ 416 tỷ euro đến 551 tỷ euro (445,74 - 590,40 tỷ USD), tùy theo nguồn thông tin khác nhau, trong đó có 43 tỷ euro liên quan đến hoạt động tái chế.
Tại Pháp, Cơ quan Chuyển đổi Sinh thái (ADEME) đánh giá thị trường thu gom nhựa để tái chế có giá trị khoảng 200 triệu euro và thị trường nhựa phái sinh có giá trị khoảng 500 triệu euro. Đây là một cơ hội kinh doanh lớn đối với một số người, nhưng lại là một thảm họa đối với người khác.
Gọi là thảm họa, bởi vì năm 2021, Quỹ Thiên nhiên Thế giới (WWF) đã xác nhận rằng những thiệt hại do nhựa gây ra đối với xã hội, môi trường và kinh tế cao "gấp mười lần" so với chi phí sản xuất ra nhựa. WWF dự đoán: "Nếu cộng đồng quốc tế không nỗ lực hạn chế sản xuất, cái giá phải trả cho ô nhiễm nhựa sẽ sớm lên tới 7.100 tỷ USD/năm, tương đương với 6.520 tỷ euro, lớn hơn cả GDP của Đức, Australia và Canada cộng lại".
Pháp cấm đồ dùng một lần tại các nhà hàng bán đồ ăn nhanh từ năm 2023 Từ ngày 1/1/2023, các nhà hàng bán đồ ăn nhanh tại Pháp sẽ không được phép sử dụng các đồ dùng một lần để phục vụ các thực khách ăn tại chỗ. Đây là một lệnh cấm theo Luật kinh tế tuần hoàn được đưa ra hồi tháng 2/2020 nhằm chống lãng phí và khuyến khích tái chế. Cốc nhựa dùng một lần...