EU đạt mục tiêu tiêm chủng cho 70% người trưởng thành
Ngày 31/8, Ủy ban châu Âu (EC) cho biết 70% người trưởng thành ở Liên minh châu Âu (EU) đã được tiêm đủ liều vaccine ngừa COVID-19, đạt mục tiêu mà liên minh này đặt ra vào đầu năm nay.
Tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho người dân tại Paris, Pháp. Ảnh: AFP/TTXVN
Điều này có nghĩa là ít nhất 255 triệu người ở EU đã được tiêm 2 liều vaccine của Pfizer/BionTech, hoặc AstraZeneca, hoặc Moderna hoặc 1 liều của Johnson & Johnson.
Tháng 1 vừa qua, EC tuyên bố vào mùa hè năm nay, các nước thành viên EU cần phải tiêm chủng cho ít nhất 70% người dân trưởng thành của mình. Điều này có nghĩa là mỗi quốc gia trong số 27 nước thành viên EU cần phải đạt được mục tiêu này trước tháng 9.
Việc đạt được mục tiêu trên là một cột mốc quan trọng trong chiến lược tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 của EU sau khi khởi đầu một cách chậm chạp. Tuy nhiên, dù đạt được mục tiêu chung nhưng chiến dịch tiêm chủng tại EU vẫn bộc lộ những điểm khác biệt lớn giữa các quốc gia thành viên, trong đó một số nước đã vượt chỉ tiêu tiêm chủng, trong khi những nước nghèo hơn ở khu vực phía Đông lại có tỷ lệ thấp hơn nhiều.
Video đang HOT
Theo dữ liệu của Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh châu Âu (ECDC), Malta hiện đã tiêm chủng đầy đủ cho hơn 90% người trưởng thành. Tỷ lệ này ở Ireland và Bồ Đào Nha là hơn 80%, Pháp – hơn 70%. Trong khi đó, ở khu vực phía Đông, Bulgaria mới chỉ tiêm chủng đầy đủ cho 20% người trưởng thành, Romania – 30%. Tại Croatia, Latvia, Slovenia và Slovakia, có khoảng 50% số người từ 18 tuổi trở lên đã được tiêm vaccine ngừa COVID-19 đầy đủ.
Trên mạng xã hội Twitter, Chủ tịch EC Ursula von der Leyen nhấn mạnh EU cần tiếp tục thúc đẩy chiến dịch tiêm chủng và cũng cần hỗ trợ phần còn lại của thế giới trong công tác này.
Mỹ sắp tiêm liều vaccine Covid-19 thứ ba cho hơn 5 triệu người
Hơn 5 triệu người Mỹ sẽ đủ điều kiện tiêm nhắc lại vaccine Covid-19 vào cuối tháng 9 năm nay, theo kế hoạch ứng phó với biến thể Delta của chính quyền Joe Biden.
Liều vaccine tăng cường dự kiến được tiêm cách liều đầu tiên 8 tháng. Kế hoạch phụ thuộc vào một số bước quan trọng trong tuần tới. Trong đó, Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) cần chính thức tuyên bố liều ba vaccine Pfizer và Moderna là an toàn. Đây là hai loại vaccine tung ra đầu tiên và được sử dụng nhiều nhất ở nước này.
Pfizer đã đệ trình các dữ liệu cần thiết lên FDA. Moderna và Viện Y tế Quốc gia vẫn đang nghiên cứu xem nên tiêm nửa liều hay cả liều, hy vọng kết quả có trong thời gian sớm nhất. Giám đốc điều hành của Moderna, ông Stephane Bancel, cho biết công ty có kế hoạch nộp hồ sơ lên FDA vào tháng 9.
Giới chức sẽ công bố chiến lược tiêm cụ thể trong cuộc họp của Nhà Trắng ngày 18/8. Người sinh sống tại viện dưỡng lão, nhân viên y tế và nhân viên cấp cứu là nhóm được ưu tiên, giống với chương trình tiêm chủng ban đầu. Tiếp theo là người lớn tuổi khác và phần còn lại của dân số nói chung.
Giới chức dự kiến sử dụng cùng loại vaccine với hai liều đầu tiên cho người dân. Điểm tiêm chủng chính là nhà thuốc.
Cơ quan quản lý dược phẩm không khuyến khích người dân tự ý tiêm liều tăng cường. Họ lưu ý FDA vẫn chưa đưa ra dữ liệu an toàn và hiệu quả của chúng. Giới chức hy vọng chương trình tiêm bổ sung sẽ được thực hiện tuần tự, có tổ chức, chứ không chỉ dựa trên nỗi lo sợ của bất cứ ai.
Tiến sĩ Danny Avula, điều phối viên vaccine của bang Virginia, cho biết đã có hàng nghìn cơ sở đủ khả năng tiêm liều tăng cường mà không cần có sự điều chỉnh. "Điều khiến chương trình tiêm chủng hồi tháng 1 đến tháng 4 gấp gáp và rối loạn là hạn chế về nguồn cung", ông nói.
Y tá chuẩn bị một liều vaccine Johnson & Johnson tại điểm tiêm chủng ở thành phố New York, tháng 4/2021. Ảnh: AP
Đến nay, chính phủ đã dự trữ hơn 100 triệu liều vaccine chỉ để sử dụng cho chiến dịch tiêm tăng cường. Hàng chục triệu liều khác đã được chuyển đến các hiệu thuốc và cơ sở y tế. Rất nhiều lô vaccine dự kiến giao trong mùa thu này.
Tại cuộc phỏng vấn ngày 17/8, bác sĩ và người đứng đầu các bệnh viện nhìn chung ủng hộ tiêm liều vaccine thứ ba. Tiến sĩ Matthew Harris, giám đốc chương trình tiêm chủng tại Hệ thống Northwell Health, New York, cho biết: "Tôi nghĩ chúng ta sắp hết cả cơ hội thứ hai. Điều khiến tôi lo ngại là khả năng vaccine không hiệu quả trên biến thể. Nếu đây là cách để đi trước, tôi hoàn toàn đồng tình".
Giới chức liên bang cũng mong muốn tiêm bổ sung cho người đã dùng vaccine Johnson & Johnson loại một liều. Song chính phủ mới triển khai vaccine này hồi tháng 3, trên khoảng 14 triệu người. Con số ít hơn nhiều so với 155 triệu người đã tiêm vaccine Pfizer hoặc Moderna. Dữ liệu từ thử nghiệm lâm sàng của Johnson & Johnson sẽ được trình lên FDA vào cuối tháng này.
Giới chức lo ngại nếu không tiêm bổ sung, người đã chủng ngừa có thể nhiễm nCoV và trở nặng trong những tháng tới do hai yếu tố xảy ra đồng thời: tác động mạnh mẽ của biến thể Delta và khả năng bảo vệ từ vaccine bị suy yếu.
Dữ liệu từ Bộ Y tế Israel được xem như dấu hiệu cảnh báo. Nó cho thấy miễn dịch từ vaccine suy yếu trong tháng 6 và tháng 7, một thời gian sau tiêm chủng. Đối với người từ 65 tuổi trở lên đã tiêm vaccine Pfizer trong tháng 1, hiệu quả ngăn ngừa triệu chứng nặng giảm xuống còn 55%. Tuy nhiên, biên độ sai số rất lớn. Các chuyên gia cho biết dữ liệu từ nghiên cứu khác tích cực hơn.
Australia nhấn mạnh tiêm chủng là chìa khóa để hạn chế tử vong Ngày 31/8, Thủ tướng Australia Scott Morrison đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tiêm vaccine ngừa COVID-19, theo đó chỉ ra sự khác biệt rõ rệt về tỷ lệ tử trong đợt bùng phát lớn nhất ở bang Victoria vào năm 2020 và làn sóng biến thể Delta hiện đang tấn công bang New South Wales (NSW). Nhân viên y tế...