EU đang xem xét kiện lên WTO về lệnh cấm nhập khẩu của Nga
Liên minh châu Âu đang xem xét việc kiện Nga lên Tổ chức Thương mại Thế giới về lệnh cấm nhập khẩu nông sản từ Châu Âu.
Trả lời phỏng vấn tờ báo Đức Frankfurter Algemeine Zeitung, Ủy viên Thương mại Liên minh châu Âu Karel De Gucht nói rằng, Liên minh châu Âu đang chuẩn bị việc khởi kiện và có thể sẽ gửi đơn lên Tổ chức Thương mại Thế giới vào giữa tháng 9 tới. Tuy nhiên, đến nay, quyết định cuối cùng về việc vẫn chưa được thông qua.
Ủy viên Thương mại Liên minh châu Âu Karel De Gucht
Video đang HOT
Ba Lan là một trong số các nước “sốt sắng” đòi kiện Nga bởi vì lệnh cấm vận nông sản của Nga đã gây thiệt hại nặng nền cho thị trường tiêu thụ hoa quả của nước này.
Trong khi đó, một số các nước khác tỏ ra thận trọng về quyết định vừa nêu do lo ngại sẽ ảnh hưởng đến mối quan hệ sau này với Nga.
Trước đó, ngày 7/8, để đáp trả các lệnh trừng phạt Nga của phương Tây, Tổng thống Putin đã ký sắc lệnh cấm nhập khẩu thịt bò, thịt lợn và hàng nông sản từ Liên minh châu Âu, Mỹ, Na Uy, Canada, Australia trong thời hạn một năm.
Theo VOV
Hội đồng Nhân quyền LHQ kêu gọi ngừng bắn ở dải Gaza
Trước tình hình bạo lực ngày càng leo thang, gây ra nhiều thương vong cho thường dân tại các vùng lãnh thổ Palestine bị chiếm đóng và Israel, theo yêu cầu của 22 nước thành viên và 17 nước quan sát viên, ngày 23/7/2014, Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc đã tiến hành Phiên họp Đặc biệt về tình hình nhân quyền tại các vùng lãnh thổ Palestine bị chiếm đóng.
Phiên họp có sự tham gia của đại diện 193 nước thành viên Liên hợp quốc, và Cao uỷ Nhân quyền Liên hợp quốc, Trợ lý Tổng thư ký Liên hợp quốc về nhân đạo, và nhiều tổ chức quốc tế và tổ chức phi chính phủ khác.
Khai mạc Phiên họp, Cao uỷ Nhân quyền Liên hợp quốc và Trợ lý Tổng thư ký Liên hợp quốc về nhân đạo đã phát biểu về tình hình nhân đạo và bảo đảm quyền con người trong bối cảnh bạo lực leo thang từ giữa tháng 6/2014 tại các vùng lãnh thổ Palestine, đặc biệt là tại Gaza, và tại Israel, gây ra nhiều thương vong cho thường dân, nhất là phụ nữ và trẻ em, phá hoại nhiều cơ sở, dịch vụ phục vụ người dân như y tế, giáo dục, nước sạch...
Dù có ý kiến đa chiều về nguồn gốc của bạo lực và trách nhiệm của các bên liên quan, phát biểu của đại diện từ gần 80 quốc gia và gần 30 tổ chức quốc tế đều chia sẻ sự quan ngại sâu sắc trước sự leo thang của bạo lực, khẳng định yêu cầu cấp bách hiện nay là chấm dứt ngay bạo lực để tạo điều kiện cho công tác hỗ trợ nhân đạo cho các khu vực bị ảnh hưởng, đồng thời tạo thuận lợi cho việc nối lại hòa đàm tìm giải pháp cơ bản và lâu dài cho cuộc xung đột trên cơ sở hai nhà nước Palestine và Israel cùng tồn tại trong hòa bình và an ninh.
Phát biểu tại phiên họp, Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Nguyễn Trung Thành, Trưởng Phái đoàn Việt Nam tại Liên hợp quốc, WTO và các tổ chức quốc tế khác tại Geneva nêu rõ, Việt Nam đang theo dõi sát sao và chia sẻ quan ngại sâu sắc của cộng đồng quốc tế về tình hình bạo lực tại các vùng lãnh thổ Palestine, như đã được thể hiện trong phát biểu của Tổng thư ký Liên hợp quốc ngày 20/7.
Việt Nam kêu gọi các bên liên quan tôn trọng luật pháp quốc tế về nhân đạo và nhân quyền, chấm dứt bạo lực chống lại thường dân, ngừng bắn, sớm nối lại các cuộc đàm phán hoà bình và tạo điều kiện cho các hoạt động cứu trợ nhân đạo. Đại sứ Nguyễn Trung Thành cũng kêu gọi các bên liên quan kiềm chế, tránh đối đầu, cùng với cộng đồng quốc tế thúc đẩy đối thoại, hợp tác chân thành để Phiên họp Đặc biệt đạt được kết quả xây dựng, góp phần giải quyết thực chất vấn đề trên thực địa.
Với 29 phiếu thuận, trong đó có Việt Nam,17 phiếu trắng và 01 phiếu chống của Hoa Kỳ, Hội đồng Nhân quyền đã thông qua nghị quyết về tình hình nhân quyền tại các vùng lãnh thổ Palestine bị chiếm đóng với nội dung chính là lên án các hành vi bạo lực chống lại thường dân của tất cả các bên, yêu cầu chấm dứt bạo lực, và quyết định thành lập một Uỷ ban có nhiệm vụ tìm hiểu thông tin tại thực địa để báo cáo tại Khoá 28 Hội đồng Nhân quyền (dự kiến sẽ họp vào tháng 3/2015).
Theo_VnMedia
Mỹ sẵn sàng kiện Trung Quốc ra WTO Mỹ kêu gọi Trung Quốc giảm bớt vai trò của nhà nước trong hoạch định kinh tế, dỡ bỏ rào cản với doanh nghiệp nước ngoài. Đại diện Thương mại Mỹ Michael Froman (bìa trái) tại cuộc gặp gần đây với các quan chức Trung Quốc ở Bắc Kinh Ảnh: The New York Times Chính phủ Mỹ hôm 24/12 kêu gọi Trung Quốc...