EU công bố thời điểm kế hoạch cắt giảm tiêu thụ khí đốt có hiệu lực
Theo công báo chính thức của Liên minh châu Âu (EU) số ra ngày 8/8, kế hoạch của EU về cắt giảm tiêu thụ khí đốt trên toàn khối ở mức 15% nhằm ứng phó với cuộc khủng hoảng năng lượng sẽ có hiệu lực vào ngày 9/8.
Thông báo nhấn mạnh sau khi xem xét nguy cơ cận kề đối với an ninh nguồn cung khí đốt, kế hoạch trên sẽ có hiệu lực do vấn đề đã trở nên khẩn cấp. Mục đích của kế hoạch là giúp EU tăng dự trữ khí đốt kịp thời cho mùa Đông. Các nước thành viên sẽ nỗ lực hết sức để cắt giảm tiêu thụ khí đốt ở mức ít nhất 15% vào giai đoạn từ giữa tháng 8 đến tháng 3/2023, dựa trên mức tiêu thụ trung bình của 5 năm trước.
Ngày 5/8 vừa qua, các nước thành viên EU đã chính thức thông qua kế hoạch khẩn cấp của khối nhằm cắt giảm lượng khí đốt tiêu thụ, trong bối cảnh các nước đang cố gắng tiết kiệm nhiên liệu cho mùa Đông tới do nguồn cung khan hiếm. Theo thông báo của Cộng hòa Séc, quốc gia hiện giữ chức Chủ tịch luân phiên của EU, thỏa thuận này đã được các nước EU phê chuẩn, ngoại trừ Hungary và Ba Lan.
Hungary là quốc gia duy nhất phản đối thỏa thuận cắt giảm lượng khí đốt tiêu thụ tại cuộc họp của EU cách đây 2 tuần. Nước này hiện đang đàm phán với Nga để nhập khẩu thêm khí đốt. Trong khi đó, Ba Lan cũng không phê chuẩn thỏa thuận này dù trước đó cũng ủng hộ thỏa thuận.
Cuối tháng 7, các nước EU đã đạt được thỏa thuận về việc cắt giảm 15% lượng khí đốt tiêu thụ và giảm sự phụ thuộc vào nguồn cung khí đốt của Nga trước thềm mùa Đông. Trước khi leo thang căng thẳng vì chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga tại miền Đông Ukraine, Nga cung cấp khoảng 40% khí đốt tiêu thụ tại EU.
Quan chức Nga chỉ rõ nguyên nhân EU rơi vào khủng hoảng năng lượng
Từ ngày 27/7, đường ống dẫn khí đốt Dòng chảy phương Bắc 1 (Nord Stream 1) dẫn khí đốt từ Nga sang châu Âu, chỉ hoạt động với khoảng 20% công suất tối đa.
Tuy nhiên, theo một quan chức cao cấp của Nga, nguyên nhân Liên minh châu Âu (EU) rơi vào khủng hoảng năng lượng hiện nay nằm ở lệnh trừng phạt Nga sau khi xung đột ở Ukraine bùng nổ.
Đường ống dẫn khí đốt Dòng chảy phương Bắc 1 tại Lubmin, Đức. Ảnh: AFP/TTXVN
Trả lời phỏng Times Radio ngày 7/8, Phó Đại diện thường trực thứ nhất của Nga tại Liên hợp quốc, ông Dmitry Polyansky cho hay các thủ tục mang tính kỹ thuật liên quan đường ống dẫn khí Dòng chảy phương Bắc 1 không thể hoàn thành do các lệnh trừng phạt chống lại Nga của châu Âu và Anh, và chính vì thế mà các nước thuộc Liên minh châu Âu (EU) đang rơi vào tình trạng khủng hoảng năng lượng.
Theo phóng viên TTXVN tại Nga, trả lời câu hỏi về lý do tại sao Nga cắt giảm nguồn cung cấp khí đốt cho châu Âu, qua đó tạo thêm áp lực lên các nhóm người dân dễ bị tổn thương ở châu Âu và Anh, ông Polyansky cho biết: "Liên quan đến tình hình hiện tại của Dòng chảy phương Bắc, tôi tin rằng đã được giải thích chi tiết, rằng có một số quy trình kỹ thuật nhất định cần được hoàn thành nhờ thiết bị của đường ống Dòng chảy phương Bắc, và điều này không thể thực hiện được do các lệnh trừng phạt chống Nga". Quan chức ngoại giao Nga khẳng định: "Nga đã và vẫn là nhà cung cấp khí đốt đáng tin cậy cho châu Âu".
Kể từ ngày 27/7, đường ống dẫn khí đốt Dòng chảy phương Bắc 1 dẫn khí đốt từ Nga sang châu Âu, chỉ hoạt động với khoảng 20% công suất tối đa do hai tuabin khí ngừng hoạt động. Một tuabin được công ty Siemens Energy ở Canada sản xuất, đã được gửi tới Montreal để sửa chữa. Tuy nhiên, do các lệnh trừng phạt của Ottawa chống lại Moskva, nhà sản xuất ban đầu đã từ chối trả lại thiết bị đã sửa chữa, nhưng sau nhiều lần Đức yêu cầu, công ty này đã quyết định trả lại.
Vào ngày 25/7, Tập đoàn năng lượng Gazprom của Nga thông báo về việc buộc phải ngừng hoạt động của một động cơ tuabin khác tại trạm máy nén Portovaya do hết thời hạn hoạt động giữa các lần đại tu. Hiện nay chỉ còn lại 1 tuabin hoạt động.
Hiện phía EU chưa bình luận gì về quan điểm trên của quan chức ngoại giao Nga.
Nga dừng cung cấp khí đốt, Bulgaria lập cơ quan ứng phó khủng hoảng năng lượng Tập đoàn Gazprom của Nga đã đình chỉ hoàn toàn việc cung cấp khí đốt cho công ty Bulgargaz của Bulgaria do không thanh toán bằng đồng ruble đúng hạn. Hiện nay, Bulgaria đối mặt với sự hỗn loạn và đổ vỡ đang diễn ra trong ngành năng lượng. Đường ống dẫn khí tại trạm nén khí Bulgartransgaz ở Ihtiman, Bulgaria ngày 5/5/2022....