EU có thể gửi hàng tỉ USD tiền của Nga cho Ukraine vào mùa hè
Đợt đầu tiên trị giá hơn 3 tỷ USD có thể được giải ngân vào tháng 7, theo tờ Financial Times.
Châu Âu dự định chuyển tiền lãi từ tài sản đóng băng của Nga cho Ukraine. Ảnh: Getty Images
Theo đài RT, tờ Financial Times ngày 12/3 đưa tin Ủy ban châu Âu đang thúc đẩy kế hoạch cấp cho Kiev tới 3 tỷ euro (3,2 tỷ USD) từ những khoản lợi nhuận tạo ra từ tài sản Nga bị EU phong tỏa, trong bối cảnh hỗ trợ tài chính từ Mỹ ngày càng suy yếu.
Bài báo cho biết Brussels đang nhanh chóng đưa ra quyết định thu giữ tiền lãi kiếm được từ các tài sản Nga được giữ tại công ty thanh toán bù trừ Euroclear, bắt đầu từ tháng 2 năm nay trở đi.
Tờ báo dẫn lời các quan chức EU cho biết, đợt tiền đầu tiên có thể được gửi tới Kiev sớm nhất là vào tháng 7 nếu Brussels có thể đảm bảo được sự chấp thuận của tất cả các thành viên trong khối. Đề xuất này dự kiến sẽ được đưa ra trước hội nghị thượng đỉnh các nhà lãnh đạo EU vào tuần tới.
Phương Tây đã đóng băng khoảng 300 tỷ USD tài sản nắm giữ của Ngân hàng Trung ương Nga kể từ khi bắt đầu cuộc xung đột Ukraine hai năm trước. Công ty Euroclear có trụ sở tại Brussels nắm giữ khoảng 191 tỷ euro (205 tỷ USD) trong số đó và đã tích lũy gần 4,4 tỷ euro tiền lãi trong năm qua.
Theo báo cáo, Brussels sẽ giải ngân từ 2 – 3 tỷ euro tiền lãi do tài sản bị đóng băng tạo ra trong năm nay, tùy thuộc vào lãi suất. Các quan chức EU ước tính rằng tổng lợi nhuận thu được từ các quỹ của Nga do Euroclear nắm giữ có thể đạt 20 tỷ euro vào năm 2027.
Vấn đề khai thác tài sản của Nga ngày càng trở nên quan trọng kể từ khi gói viện trợ trị giá 60 tỷ USD của Mỹ cho Ukraine bị Quốc hội do đảng Cộng hòa lãnh đạo chặn lại, khiến Kiev phải tìm kiếm các nhà tài trợ thay thế.
Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen tháng trước đã đề xuất sử dụng số tiền thu được để gửi vũ khí tới Ukraine thay vì tái thiết như kế hoạch ban đầu.
Video đang HOT
Quan chức phụ trách chính sách đối ngoại của EU Josep Borrell cũng cho biết hồi đầu tháng rằng khối có thể sử dụng lợi nhuận từ tài sản bị phong tỏa của Nga để mua vũ khí cho Ukraine thông qua Cơ sở Hòa bình châu Âu, một cơ chế ngoài ngân sách được sử dụng để chuyển vũ khí cho Ukraine. Theo Financial Times, các thành viên khối hiện đang đàm phán về khoản tăng thêm 5 tỷ euro cho quỹ này, cũng như các lựa chọn đầu tư vào ngành công nghiệp quốc phòng Ukraine.
Trong khi đó, một số nước phương Tây vẫn bị chia rẽ về việc dùng tài sản phong tỏa của Nga để viện trợ cho Ukraine. Trong khi Mỹ và Anh ủng hộ việc trực tiếp tịch thu tài sản, một số quốc gia thành viên EU, bao gồm cả Pháp và Đức, gần đây đã cảnh báo rằng động thái này có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sự ổn định tài chính và làm xói mòn niềm tin vào vị thế đồng tiền dự trữ của đồng euro.
Moskva đã cảnh báo nghiêm khắc rằng họ sẽ đáp trả tương xứng nếu phương Tây tịch thu tài sản của Nga bị phong tỏa ở nước ngoài. Bộ Tài chính Nga hồi tháng trước cảnh báo rằng bản thân các quốc gia phương Tây vẫn nắm giữ cổ phần ở Nga và có thể gặp nguy hiểm nếu tài sản bị đóng băng của Nga bị khai thác.
Cuối tuần trước, truyền thông Mỹ cũng đưa tin một số thành viên Đảng Cộng hòa hàng đầu tại Hạ viện Mỹ đang xây dựng kế hoạch cho Ukraine vay tiền từ 300 tỷ USD tài sản của Nga bị Mỹ phong tỏa sau khi xung đột bắt đầu ở Ukraine.
Trước thông tin này, nhà báo người Nga Dan Lazare bình luận với đài Sputnik rằng, việc trao tài sản bị tịch thu của Nga cho Ukraine sẽ phá vỡ hệ thống tài chính toàn cầu. Ông cũng cảnh báo rằng hành động này sẽ tương đương với việc Mỹ tuyên chiến với Nga.
Ông Lazare cảnh báo: “Đó là một bước đi rất nguy hiểm. Thật sự rất ngạc nhiên khi toàn bộ hệ thống đang xuống dốc với tốc độ ngày càng tăng đáng kể… [Việc khai thác tài sản của Nga] sẽ khiến Saudi Arabia và Trung Quốc hoảng sợ. Toàn bộ hệ thống tài chính toàn cầu dựa trên ý thức hợp tác hợp pháp, nhưng nếu bạn vi phạm điều đó, bạn sẽ phá vỡ toàn bộ hệ thống.”
Tài sản Nga 'gặp nguy': Mỹ đã định đoạt, EU bất chấp bất đồng nội bộ ủng hộ Ukraine, Kiev sốt sắng
Ủy ban Thượng viện Mỹ vừa thông qua Dự luật tịch thu tài sản của Nga để ủng hộ Ukraine.
Theo nội dung Dự luật vừa được Thượng viện phê chuẩn sẽ giúp tạo tiền đề cho việc tịch thu tài sản Nga đang bị phong tỏa ở một số nơi và giao chúng cho Ukraine để tái thiết, sau tác động của chiến dịch quân sự của Nga tại nước này, theo Reuters.
Khu Khu nghỉ dưỡng Kamchia được mô tả là một vùng đất của Nga trên bờ biển Bulgaria. (Nguồn: euractiv.com)
Ngày 24/1, Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ đã bỏ phiếu với tỷ lệ ủng hộ chưa từng có 20-1 cho "Đạo luật Xây dựng lại thịnh vượng và cơ hội kinh tế (REPO) cho người Ukraine".
Nếu Dự luật được cả Thượng viện và Hạ viện Mỹ thông qua, cũng như được Tổng thống Joe Biden ký thành Luật, như Nhà Trắng dự kiến, đạo luật này sẽ mở đường cho việc Washington lần đầu tiên tịch thu tài sản của ngân hàng trung ương từ một quốc gia mà nước này không có chiến tranh.
Thượng nghị sĩ Ben Cardin, Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại của đảng Dân chủ lạc quan về việc Dự luật sẽ trở thành Luật - lưu ý rằng, nó đã nhận được sự ủng hộ rộng rãi, từ cả đảng Dân chủ và Cộng hòa tại Thượng viện và Hạ viện, cũng như từ chính quyền của Tổng thống Biden.
Ủy ban Đối ngoại Hạ viện cũng đã thông qua một dự luật tương tự một cách khá "nhẹ nhàng", khi nhận được sự ủng hộ áp đảo của lưỡng đảng. Ông Cardin cho biết, ông kỳ vọng Thượng viện do Đảng Dân chủ chi phối và Hạ viện do Đảng Cộng hòa chiếm đa số sẽ có thể giải quyết những khác biệt giữa hai dự luật.
EU, Mỹ, Nhật Bản và Canada đã phong tỏa khoảng 300 tỷ USD tài sản của Ngân hàng Trung ương Nga vào năm 2022, khi Nga triển khai chiến dịch quân sự tại Ukraine. Tuy nhiên, trong đó chỉ có khoảng 5 - 6 tỷ USD bị phong tỏa ở Mỹ, phần lớn được giữ ở châu Âu - nằm ở Kho Lưu ký chứng khoán trung tâm Euroclear của Bỉ.
Trong khi đó, theo tin từ Ukrinform, Thủ tướng Vương quốc Anh Rishi Sunak và người đồng cấp Bỉ Alexander De Croo đã đồng ý tiếp tục các hành động chung về các biện pháp trừng phạt chống lại Nga và tịch thu tài sản bị phong tỏa của nước này để ủng hộ Ukraine.
Cũng liên quan việc thâu tóm tài sản Nga, mới đây Bulgaria đánh tiếng đã để mắt tới việc thu giữ khu nghỉ dưỡng thuộc sở hữu của Nga trên bờ Biển Đen.
Bulgaria vốn là quốc gia thành viên EU duy nhất chưa áp đặt lệnh trừng phạt đối với bất kỳ cá nhân hoặc tổ chức nào của Nga trong danh sách trừng phạt của EU, vì nước này hiện chưa có công cụ để thực thi các lệnh trừng phạt như vậy.
Hiện các nhà lập pháp Bulgaria thuộc phe đa số cầm quyền đang soạn thảo một dự luật cho phép chính phủ tịch thu khu du lịch Kamchia của Nga, theo Euractiv. Khu nghỉ dưỡng này được mô tả là một vùng đất của Nga trên bờ biển Bulgaria, vốn đã hoạt động hơn 14 năm. Khu nghỉ dưỡng Kamchia thuộc sở hữu của Thành phố Moscow, nhưng được quản lý tại Bulgaria bởi các công dân Bulgaria không chính thức chịu lệnh trừng phạt của EU.
Mới đây, truyền thông Bulgaria đưa tin, Cơ quan quản lý tài sản Nga đã yêu cầu bổ nhiệm người đứng đầu Tập đoàn Dầu mỏ khổng lồ Lukoil của Nga làm Giám đốc Trung tâm Kamchia. Theo số liệu gần nhất được chính quyền Bulgaria công bố năm 2019, khoảng 300.000 người Nga sở hữu hơn 500.000 bất động sản tại Bulgaria.
Về phần Ukraine, mới đây, Tổng thống nước này Zelensky đã bày tỏ rõ hy vọng Hội đồng châu Âu sẽ giải tỏa 50 tỷ Euro cho Ukraine vào ngay ngày 1/2 tới, tại trong cuộc gặp với ông Manfred Weber, Chủ tịch Đảng Nhân dân châu Âu (EPP) và Lãnh đạo Nhóm đảng Nhân dân châu Âu thuộc Nghị viện châu Âu, theo thông tin từ website của Tổng thống Ukraine.
"Chúng tôi đang trông đợi vào việc EU sẽ giải tỏa khoản hỗ trợ 50 tỷ EUR cho Ukraine tại cuộc họp đặc biệt của Hội đồng châu Âu vào ngày 1/2", ông Zelensky đã nêu rõ đề nghị với Lãnh đạo Đảng Nhân dân châu Âu tại cuộc trò chuyện.
Tổng thống Ukraine cũng cho biết, các bên cũng đã thảo luận chi tiết về tiến bộ của Kiev trên con đường hội nhập châu Âu. Trong bối cảnh Mỹ gặp khó khăn trong việc cung cấp thêm viện trợ quân sự cho Ukraine, các quan chức EU có ý định xem xét một kế hoạch mới cho phép Kiev nhận viện trợ quân sự trị giá hàng chục tỷ USD, bất chấp những bất đồng nội bộ trong Liên minh.
Tỏ ra sốt sắng không kém, trong cuộc gặp với ông Manfred Weber, Thủ tướng Ukraine Denys Shmyhal cũng nói về sự cần thiết phải tăng cường các biện pháp chống lại Nga, như một phần của việc chuẩn bị gói trừng phạt thứ 13 và tịch thu tài sản Nga đang bị phong tỏa ở EU, theo thông báo liên quan trên Telegram của Thủ tướng.
"Nội dung cuộc gặp bao gồm việc tiếp tục hỗ trợ toàn diện cho Ukraine từ Nghị viện châu Âu và tất cả các tổ chức châu Âu. Chúng tôi đã thảo luận về sự cần thiết phải tăng cường các biện pháp trừng phạt chống lại Nga trong quá trình chuẩn bị gói thứ 13. Tôi đã nêu vấn đề tịch thu tài sản bị phong tỏa của Nga ở EU", ông Shmyhal cho biết.
"Chúng tôi mong đợi những quyết định mạnh mẽ hơn nữa từ những người bạn châu Âu của chúng tôi", Thủ tướng Ukraine bày tỏ tin tưởng.
Trước các động thái mới nhất của Ukraine và phương Tây, Moscow cũng cảnh báo "đáp trả tương xứng". Nga tuyên bố đã nắm trong tay danh sách tài sản của Mỹ, châu Âu và các tài sản khác sẽ bị tịch thu trả đũa, nếu phía bên kia có động thái tịch thu tài sản của nước này.
Hãng thông tấn RIA (Nga) tính toán khi Điện Kremlin trả đũa, phương Tây sẽ mất đi khối tài sản và các khoản đầu tư trị giá gần 300 tỷ USD, nếu họ tịch thu tài sản bị đóng băng của Nga để giúp tái thiết Ukraine. RIA đã trích dẫn dữ liệu cho thấy, đầu tư trực tiếp của EU, các nước G7,Australia và Thụy Sỹ vào Nga tính tới cuối năm 2022 đạt tổng cộng 288 tỷ USD.
EU có thể tước quyền biểu quyết của Hungary để viện trợ Ukraine Các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) đang xem xét khả năng tước quyền biểu quyết của Hungary nhằm đạt được thỏa thuận viện trợ bổ sung cho Ukraine. Tờ Financial Times dẫn lời các quan chức cho biết, EU có thể áp dụng Điều 7 của Hiệp ước Liên minh châu Âu năm 2007, cho phép tước quyền biểu quyết...