EU chuẩn bị các lệnh trừng phạt mới chống lại Nga
Các nước thành viên EU đang chuẩn bị đưa ra các biện pháp trừng phạt bổ sung đối với Nga khi ngày kỷ niệm hai năm xung đột Ukraine đang đến gần, tờ Financial Times đưa tin hôm thứ Tư 24/1, trích dẫn những người quen thuộc với các cuộc thảo luận.
Ảnh minh họa
Gói trừng phạt thứ 13 được cho là sẽ bao gồm các lệnh cấm đi lại mới, và phong tỏa tài sản nhắm vào các doanh nghiệp và cá nhân Nga bị cáo buộc có liên quan đến hoạt động quân sự của Moscow ở Ukraine. Các nguồn tin nói với hãng tin rằng gói này cũng sẽ bao gồm quyết định tịch thu thu nhập được tạo ra từ tài sản bị đóng băng của Nga ở EU.
Video đang HOT
Tuy nhiên, các biện pháp trừng phạt mới khó có thể bao gồm lệnh cấm nhập khẩu nhôm của Nga, cũng như không nhắm tới xuất khẩu nhiên liệu hạt nhân và khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) của Nga, do thiếu sự đồng thuận giữa các quốc gia thành viên về các biện pháp này, các nguồn tin khẳng định.
EU đã áp đặt 12 đợt trừng phạt đối với Nga kể từ khi bắt đầu xung đột Nga-Ukraine vào tháng 2 năm 2022. Các biện pháp này nhằm mục đích làm suy yếu nền kinh tế nước này. Tuy nhiên, mặc dù Nga phải chịu suy thoái trong năm đầu tiên của cuộc xung đột, nhưng nền kinh tế nước này đã ổn định kể từ đó, phần lớn nhờ những thay đổi chính sách tài khóa kịp thời và sự chuyển hướng phần lớn thương mại của nước này sang châu Á.
Moscow đã nhiều lần gọi các biện pháp trừng phạt của EU là “bất hợp pháp” nhưng họ cho rằng cho đến nay chúng đã tỏ ra không thành công.
Theo Valentina Matvienko, chủ tịch Thượng viện Quốc hội Nga, nước này sẽ tiếp tục chịu đựng áp lực trừng phạt khi phương Tây không ngừng gây bất ổn cho nước này.
“Chúng ta cần hiểu rằng áp lực trừng phạt bất hợp pháp đối với đất nước chúng ta sẽ không biến mất – nó sẽ còn tồn tại trong một thời gian dài. Đối với mọi thành công, và mọi thành tích của chúng ta, đối thủ của chúng ta sẽ cố gắng đáp trả bằng những hạn chế, lệnh cấm mới, thậm chí những hành động gây bất lợi cho chính họ… Nhưng mọi người đều hiểu rằng mục tiêu chính của họ, giấc mơ của họ – gây ra sự thất bại chiến lược cho Nga – sẽ không trở thành sự thật “, ông Matvienko nói tại cuộc họp Quốc hội hôm thứ Tư 24/1.
Đan Mạch triển khai UAV giám sát tại Bắc Cực và Bắc Đại Tây Dương
Đan Mạch chi 2,74 tỷ crown (400 triệu USD) để tăng cường công tác giám sát và do thám tại Bắc Cực và Bắc Đại Tây Dương bằng máy bay không người lái (UAV) tầm xa.
Đây là một phần trong thỏa thuận khung rộng hơn của nước này nhằm nâng cao năng lực quốc phòng và đáp ứng các mục tiêu của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).
Trong thông báo ngày 19/1, Bộ Quốc phòng Đan Mạch cho biết các UAV tầm xa sẽ giúp theo dõi các hoạt động quân sự và dân sự tại Bắc Cực và Bắc Đại Tây Dương, đảm bảo Đan Mạch có thể đáp ứng tốt hơn các mục tiêu của NATO.
Trước đó, ngày 18/1, Bộ trưởng Quốc phòng Troels Lund Poulsen tuyên bố trong tương lai, Đan Mạch cần phải có trách nhiệm lớn hơn về an ninh đối với toàn bộ khu vực này. Điều này đồng nghĩa với việc Copenhagen cần phải sử dụng sức mạnh nhiều hơn tại Bắc Cực và Bắc Đại Tây Dương.
Biển băng đang thu hẹp dần tại Bắc Cực đã thúc đẩy cuộc chạy đua giữa các cường quốc thế giới giành quyền kiểm soát tài nguyên và các tuyến hàng hải tại đây. Đan Mạch chịu trách nhiệm an ninh và quốc phòng đảo Greenland ở Bắc Cực và quần đảo Faroe ở Bắc Đại Tây Dương - hai vùng lãnh thổ thuộc chủ quyền của nước này.
Ngoại trưởng Lavrov: Nga không thể tin tưởng phương Tây Ngoại trưởng Sergei Lavrov cho rằng xung đột Ukraine đã giúp Nga vượt qua quan niệm sai lầm rằng nước này có thể tin tưởng vào phương Tây. Hôm 18/1, phát biểu tại cuộc họp báo về chính sách ngoại giao của Nga vào năm 2023, Ngoại trưởng Sergei Lavrov lập luận rằng hoạt động quân sự của Nga ở Ukraine đã mang...