EU chuẩn bị các biện pháp trừng phạt mới nhằm vào Nga
Các biện pháp trừng phạt này có thể được áp đặt một cách nhanh chóng nếu thỏa thuận hòa bình Minsk bị phá vỡ.
Ngoại trưởng Anh Philip Hammond ngày 6/3 cho biết, Liên minh châu Âu (EU) sẽ chuẩn bị cho các biện pháp trừng phạt mới nhằm vào Nga liên quan đến cuộc khủng hoảng Ukraine.
Các biện pháp trừng phạt này có thể được áp đặt một cách nhanh chóng nếu thỏa thuận hòa bình Minsk bị phá vỡ.
Cả chính phủ và lực lượng đối lập Ukraine hiện đều cáo buộc lẫn nhau vi phạm thỏa thuận hòa bình đạt được vào tháng trước.
Ngoại trưởng Anh Philip Hammond
Ông Hammond cho biết, EU vẫn đoàn kết trong việc áp đặt biện pháp trừng phạt nhằm vào Nga.
Các biện pháp trừng phạt sẽ có tác dụng cho đến khi thỏa thuận hòa bình được thực hiện đầy đủ.
Video đang HOT
Ngoại trưởng Anh cũng nhấn mạnh, Anh không có kế hoạch cung cấp vũ khí ngay lập tức cho Kiev và điều này phụ thuộc nhiều vào tình hình tại phía đông Ukraine.
Ông Hammond nói: “Đến thời điểm này, Anh chưa cung cấp vũ khí sát thương cho Ukraine. Tuy nhiên tình hình đang diễn biến rất nhanh và chúng tôi sẽ không bác bỏ bất cứ điều gì trong tương lai”.
Khoảng 6.000 người đã thiệt mạng trong các cuộc giao tranh kể từ khi cuộc khủng hoảng Ukraine nổ ra vào năm ngoái.
Cuộc xung đột cũng khiến mối quan hệ giữa Nga và phương Tây rơi xuống mức thấp nhất kể từ sau chiến tranh Lạnh.
Mỹ và châu Âu cho rằng, Nga vũ trang cho lực lượng đối lập Ukraine, nhưng Nga nhiều lần phủ nhận những cáo buộc này./.
Phạm Hà
Theo_VOV
Anh sẽ điều đặc nhiệm giải cứu con tin trong tay IS?
Chính phủ Anh đang xem xét kế hoạch đưa đặc nhiệm SAS tập kích vào Syria để giải cứu con tin bị phiến quân IS dọa giết.
Ngày 3/9, Bộ Ngoại giao Anh cho hay họ đang xem xét kế hoạch điều lực lượng đặc nhiệm SAS thực hiện một cuộc tập kích bí mật nhằm giải cứu con tin người Anh đang nằm trong tay phiến quân Nhà nước Hồi giáo (IS).
Ngoại trưởng Anh Philip Hammond khẳng định chính phủ Anh sẽ "xem xét mọi khả năng có thể" để có thể đưa con tin này về nước an toàn. Người này đã xuất hiện trong phần cuối của video chặt đầu nhà báo Mỹ thứ hai Steven Sotloff, và phiến quân IS đe dọa sẽ biến anh thành nạn nhân tiếp theo.
Ngoại trưởng Anh Philip Hammond
Phát biểu sau cuộc họp khẩn của Ủy ban Khẩn cấp Chính phủ Anh (COBR), ông Hammond cho hay không quân Anh đã sẵn sàng thực hiện các cuộc không kích vào phiến quân IS nếu chiến dịch này mang lại lợi ích
Trong đoạn video được coi là "xác thực" trên, kẻ hành hình cũng có giọng nói y hệt như "chiến binh thánh chiến John", một phần tử cực đoan gốc Anh đã vượt biên tới Syria để chiến đấu cho phiến quân và là kẻ đã chặt đầu nhà báo James Foley cách đây 2 tuần.
Với giọng điệu đe dọa, chiến binh nói giọng London này tuyên bố: "Chúng ta nhân cơ hội này cảnh báo chính phủ các nước tham gia vào liên minh ma quỷ với Mỹ chống lại Nhà nước Hồi giáo phải rút lui và để cho chúng ta được yên".
Nhà báo Sotloff bị phiến quân chặt đầu
Ngoại trưởng Hammond thừa nhận rằng trước đây, đặc nhiệm Mỹ đã từng mở chiến dịch giải cứu nhà báo Foley và các con tin khác nhưng không thành công vì không đến đúng địa điểm. Bởi vậy, mặc dù không loại trừ khả năng sử dụng lực lượng đặc nhiệm để giải thoát con tin, song ông Hammond vẫn tỏ ra rất thận trọng và không tiết lộ nhiều thông tin.
Ngoài ra, ông này khẳng định vụ chặt đầu nhà báo Sotloff sẽ không thay đổi "đường lối chiến lược" hiện nay của Anh đối với các vụ không kích nhắm vào phiến quân IS, và Anh nhiều khả năng sẽ tham gia vào chiến dịch ném bom này với Mỹ nếu điều đó là "có lợi".
Lực lượng đặc nhiệm SAS của Anh
Ngoại trưởng Anh tuyên bố: "Những hành động chặt đầu của phiến quân IS sẽ không làm thay đổi chiến lược của chúng tôi. Chúng tôi sẽ đối xử với IS với tư cách là một mối đe dọa lớn hơn đối với người dân Anh và cả con tin đang nằm trong tay chúng".
Đây là sự thay đổi đáng kể về mặt lập trường của Anh, bởi trước đây họ tuyên bố chỉ không kích khi có yêu cầu của người Iraq. Cho tới nay, Mỹ vẫn đang là quốc gia duy nhất thực hiện các vụ tấn công bằng bom và tên lửa xuống lực lượng phiến quân IS và góp phần ngăn chặn đà tiến công như vũ bão của phiến quân.
Theo Khampha
Các nước EU "trở mặt" với nhau vì Ukraine Những tranh cãi về việc nên hay không cung cấp vũ khí sát thương cho chính phủ Ukraine cũng như tăng cường lệnh trừng phạt chống lại Nga đang trở thành 2 đề tài gây chia rẽ sâu sắc trong khối EU. Cung cấp vũ khí sát thương Việc nên hay không nên cung cấp vũ khí sát thương cho quân chính phủ...