EU chịu áp lực phải ‘vá lỗ hổng’ khí đốt của Nga
Một số nước EU lo ngại rằng việc điều chỉnh chương trình mua khí đốt chung được thiết kế để hạn chế phụ thuộc vào Nga có thể sẽ cho phép chúng đi vào “qua cửa sau”.
EU chưa trừng phạt khí đốt của Nga nhưng đã đặt mục tiêu cho khối là giảm dần nhập khẩu từ Moskva vào năm 2027. Ảnh: Sputnik
Theo Politico.eu, Ủy ban châu Âu (EC) mới đây đã khởi động đợt mua khí đốt lần thứ ba, nhằm đảm bảo nhu cầu của các nước thành viên trước mùa Đông, cũng như tránh phụ thuộc vào nguồn cung năng lượng của Nga.
Cụ thể, EU đang tìm cách biến việc mua khí đốt tự nhiên chung trở thành nền tàng lâu dài, nhưng một dự thảo khác cho thấy họ có thể cho phép nhập khẩu từ Nga – làm suy yếu ý tưởng đằng sau toàn bộ kế hoạch.
Tại cuộc họp của các đại sứ EU cuối tuần trước, các nước đã đồng ý rằng Tây Ban Nha, nước giữ chức Chủ tịch luân phiên Hội đồng châu Âu, phải khắc phục lỗ hổng và ngăn chặn Nga tiếp cận chương trình này, theo các nhà ngoại giao từ hai nước EU.
Nền tảng này nhằm mục đích kiềm chế việc tăng giá bằng cách khai thác sức mua chung của khách hàng EU và kết nối người mua và người bán; điều quan trọng là nó loại khí đốt của Nga bằng cách cấm mua hàng từ các điểm nhập cảnh vào Liên minh châu Âu được Moskva sử dụng để xuất khẩu nhiên liệu qua đường ống.
Video đang HOT
Nhưng một dự thảo khác đề xuất về một kế hoạch lâu dài mới sẽ loại bỏ bất kỳ đề cập nào đến các điểm nhập hàng bị cấm, thay vào đó chọn một điều khoản lỏng lẻo hơn cho phép Ủy ban châu Âu “quyết định tạm thời giới hạn, trong một thời hạn cố định, nhập khẩu khí đốt tự nhiên từ Nga hoặc Belarus” trong một số điều kiện nhất định, bao gồm cả trường hợp “cần thiết để bảo vệ các lợi ích an ninh thiết yếu của [các quốc gia]“.
Aura Sabadus, nhà phân tích cấp cao của công ty thông tin thị trường ICIS cho biết, sự thay đổi đó mang lại “lời mời cởi mở cho các công ty năng lượng Nga đến và bán” khí đốt của họ trên cơ sở thực tế sẽ trở thành một sàn trao đổi khí đốt lâu dài của EU, vì điều khoản mới theo mặc định có cả Moskva trong kế hoạch.
Chuyên gia Sabadus giải thích, mặc dù các công ty có quyền đàm phán các hợp đồng thực tế bên ngoài nền tảng sau khi Ủy ban châu Âu giúp kết nối họ, nhưng điều đó sẽ “khuyến khích” nguồn cung của Nga.
Hiện các nước EU muốn Chủ tịch Hội đồng châu Âu Tây Ban Nha đảm bảo “các quy định về hạn chế cung cấp khí đốt tự nhiên bao gồm [khí tự nhiên hóa lỏng] từ Nga hoặc Belarus thông qua cơ chế này”.
EU chưa trừng phạt khí đốt của Nga nhưng đã đặt mục tiêu cho khối là giảm dần nhập khẩu từ Moskva vào năm 2027. Một số nước EU như Hungary và Áo tiếp tục mua khí đốt qua đường ống từ Nga, trong khi các nước khác như Tây Ban Nha và Pháp mua khí đốt tự nhiên hóa lỏng của Moskva.
Theo các nhà ngoại giao từ ba nước EU, sự thay đổi trên đã khiến các quốc gia như Ba Lan, Estonia, Latvia và Litva lo lắng. Phản hồi những lo ngại này, Ủy ban châu Âu cho biết họ sẵn sàng giải quyết vấn đề, trong khi Tây Ban Nha dự kiến sẽ soạn thảo những thay đổi pháp lý cụ thể.
Một nhà ngoại giao EU cho biết, rủi ro lớn nhất không phải là các công ty Nga sẽ trực tiếp tham gia nền tảng này mà họ có thể làm như vậy thông qua các nước thứ ba, chẳng hạn như Thổ Nhĩ Kỳ, vì công ty năng lượng nhà nước Botaş của nước này có thể mua khí đốt từ Nga thông qua đường ống TurkStream.
Trong khi đó, 2 nhà ngoại giao cho biết vấn đề của EU là việc cấm thương mại tại các điểm nhập cảnh cụ thể trong luật có thể vi phạm các quy tắc của Tổ chức Thương mại Thế giới.
Người dân một số nước EU tìm đến củi giữa cơn khủng hoảng nhiên liệu
Người dân Latvia đang đổ xô đi xin giấy phép nhặt củi rừng trong bối cảnh quốc gia châu Âu này chật vật với cuộc khủng hoảng năng lượng sau khi cấm nguồn cung Nga.
Người dân Latvia được phép nhặt cành cây thừa từ hoạt động đốn gỗ về sử dụng. Ảnh: Getty Images
Theo kênh truyền hình RT, trong một thông báo ngày 13/6 của công ty cổ phần "Rừng Nhà nước Latvia" - cơ quan cấp phép cho người dân đi nhặt cành cây thừa từ hoạt động đốn cây, đơn xin đã tăng gấp 5 lần trong tháng qua.
Tuy nhiên, một đại diện của công ty - ông Edmunds Linde - đã cảnh báo rằng trong tương lai gần, lượng gỗ dư thừa từ hoạt động chặt cây mà người dân có thể sử dụng cũng có nguy cơ giảm.
"Xét điều kiện thị trường đối với gỗ dùng để sản xuất năng lượng, số lượng gỗ dư thừa ở một số khu vực trong rừng sẽ giảm đi", đại diện Linde nói với đài Latvian Radio News Service.
Trước đó, công ty năng lượng Latvia Latvijas Gaze cảnh báo chi phí khí đốt cho các gia đình ở Latvia dự kiến tăng gần 90%, sau khi nước này công bố kế hoạch tăng thuế khí đốt tự nhiên từ 65,6% đến 89,9%, tùy thuộc vào mức tiêu thụ của mỗi hộ.
Theo công ty, hóa đơn khí đốt cho các gia đình có mức tiêu thụ hàng năm lên đến 250m3 sẽ tăng 65,6%, từ 1,1 euro/m3 lên 1,8 euro/m3. Trong khi đó, đối với khách hàng tiêu thụ đến 500m3, thuế khí đốt sẽ tăng 74,7%.
Nhiều người dân Latvia hiện tìm cách chuyển sang hệ thống sưởi và nấu ăn bằng củi, dẫn đến tình trạng thiếu hụt củi tạm thời trên thị trường Latvia.
Đầu tháng 4, người đứng đầu nhà điều hành kho chứa khí đốt tự nhiên của Latvia thông tin các nước Baltic bao gồm Latvia, Estonia và Lithuania không còn nhập khẩu khí đốt tự nhiên của Nga nữa. Thay vào đó, thị trường Baltic sẽ được phục vụ bằng trữ lượng khí đốt được lưu trữ dưới lòng đất ở Latvia.
Ngoài Latvia, một quốc gia châu Âu khác là Ba Lan trước đó cũng tạo điều kiện giúp người dân lấy củi dễ dàng hơn trong bối cảnh giá năng lượng tăng cao và thiếu nguồn than. Thứ trưởng Bộ Khí hậu và Năng lượng Ba Lan Edward Siarka cho biết người dân có thể vào rừng lấy cành cây làm nhiên liệu nếu được các đơn vị lâm nghiệp địa phương cho phép.
Romania đề xuất cấm toàn bộ hàng hoá Nga Thủ tướng Romania Ion-Marcel Ciolacu cho rằng Liên minh châu Âu (EU) nên ngừng nhập khẩu khí đốt tự nhiên và các loại hàng hóa khác của Nga, dù biện pháp quyết liệt này sẽ khiến khối "mất đi một chút thoải mái" do giá cả tăng cao hơn. Thủ tướng Romania Ion-Marcel Ciolacu. Ảnh: Getty Images Theo đài RT (Nga), phát biểu...