EU chia sẻ trách nhiệm tiếp nhận người dân sơ tán từ Ukraine
Các nước thuộc Liên minh châu Âu (EU) sẽ bắt đầu thảo luận về vấn đề “chia sẻ gánh nặng công bằng” trong việc tiếp nhận hàng triệu người dân sơ tán từ Ukraine.
Người Ukraine sơ tán tránh xung đột tới Medyka, Ba Lan, ngày 26/2/2022. Ảnh: THX/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Brussels, phát biểu với báo giới ngày 23/3, Ủy viên châu Âu phụ trách nội vụ Ylva Johansson cho biết EU sẽ không phân bổ số lượng người đi lánh nạn nhất định cho mỗi quốc gia để tránh lặp lại thất bại của cuộc khủng hoảng di cư 2015- 2016 khi 27 quốc gia thành viên tranh cãi gay gắt về việc phân chia hạn ngạch người lánh nạn từ Syria. Bà Johansson nhấn mạnh việc chia sẻ công bằng gánh nặng người di cư đã được các bộ trưởng của 27 quốc gia EU giải quyết tại các cuộc đàm phán khẩn cấp hôm 21/3 vừa qua.
Trong vòng một tháng qua, đã có khoảng 3,5 triệu người từ Ukraine sang các nước EU để lánh nạn, trong đó phần lớn là trẻ em và phụ nữ. EU đã nhanh chóng mở cửa biên giới cho những người này, cấp cho họ quyền cư trú và quyền đi lại tự do, tiếp cận trường học, chăm sóc y tế, nhà ở và thị trường lao động. Những người đi lánh nạn chủ yếu đến Ba Lan, Romania, Slovakia và Hungary.
Video đang HOT
Trước tình hình trên, Ủy ban châu Âu (EC) đã bắt đầu soạn thảo một chỉ số để cân nhắc ảnh hưởng tương đối do xung đột tại Ukraine đối với từng quốc gia thành viên EU, trong đó có tính đến quy mô dân số. Theo chỉ số này, hiện Ba Lan đang đối mặt với thách thức lớn nhất, tiếp theo là Áo, CH Cyprus, CH Séc và Estonia.
Theo bà Dubravka Suica, Ủy viên châu Âu về dân chủ và nhân khẩu học, chỉ trong vòng chưa đầy một tháng, Ba Lan đã tiếp nhận khoảng một triệu trẻ em Ukraine, gần gấp 3 lần số ca sinh bình thường hằng năm ở quốc gia này. Bà nhấn mạnh sự một thay đổi nhân khẩu học đang diễn ra tại châu Âu.
Trong một diễn biến khác, ngày 24/3, Đài truyền hình NHK của Nhật Bản đưa tin chính phủ nước này đang xem xét viện trợ nhân đạo thêm 100 triệu USD cho Ukraine và các nước láng giềng, bổ sung vào khoản viện trợ 100 triệu USD mà Nhật Bản đã thông báo trước đó.
Chính phủ Nhật Bản cũng đang xem xét việc tăng gấp đôi các khoản cho vay khẩn cấp lên tới 200 triệu USD và điều động các nhân viên y tế thuộc Lực lượng Phòng vệ để hỗ trợ những người sơ tán từ Ukraine tại Ba Lan và các quốc gia láng giềng khác.
Nga tiếp tục duy trì liên lạc với Mỹ
Theo hãng tin TASS, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov ngày 3/3 cho biết Moskva đang tiếp tục liên lạc với Washington, chủ yếu thông qua các đại sứ quán, đồng thời cho rằng các cuộc đàm phán Nga-Ukraine tại Belarus có thể mang lại kết quả.
Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov phát biểu tại một hội nghị ở Bắc Kinh, Trung Quốc ngày 30/1/2019. Ảnh (tư liệu): AFP/TTXVN
Ngoài ra, Thứ trưởng Ryabkov cũng tin rằng chiến dịch quân sự của Nga ở Ukraine sẽ đạt được tất cả mục tiêu đề ra.
Trong khi đó, hãng Interfax dẫn lời ông Ryabkov cho hay Moskva đã cảnh báo phương Tây không leo thang căng thẳng với Nga.
Cùng ngày, các binh sĩ Nga đã chuyển hơn 30 tấn hàng viện trợ nhân đạo từ khu vực Belgorod đến các khu định cư của người dân Ukraine gần biên giới Nga-Ukraine ở khu vực Kharkov. Hàng hóa bao gồm các thực phẩm như ngũ cốc, thịt và cá đóng hộp, bánh kẹo và các sản phẩm bánh, kẹo, nước uống đóng chai. Những chuyến hàng nhân đạo đã được trao tận tay người dân tại các khu định cư ở biên giới.
Theo phóng viên TTXVN tại Sydney, cũng trong ngày 3/3, Chính phủ Australia đã phê duyệt hơn 1.000 thị thực cư trú tạm thời cho các công dân Ukraine phải di dời khỏi đất nước do cuộc xung đột Nga - Ukraine, trong đó một số sẽ tới Australia vào cuối tuần này. Bộ trưởng Nhập cư Australia Alex Hawke cho biết tất cả công dân Ukraine ở Australia có thị thực hết hạn trước ngày 30/6 sẽ được tự động gia hạn thêm 6 tháng.
Cùng ngày, Bộ Ngoại giao Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) cho biết công dân Ukraine có đủ tư cách để xin thị thực vào các nước Arab vùng Vịnh. Động thái này được xem là đảo ngược hoàn toàn so với quyết định trước đó, khi mà chính quyền UAE đình chỉ chế độ miễn thị thực đối với công dân Ukraine, trong bối cảnh hàng nghìn người đang phải chạy trốn cuộc xung đột.
Tại phiên họp của Đại hội đồng LHQ ngày 2/3, toàn bộ 6 quốc gia Arab vùng Vịnh đã bỏ phiếu ủng hộ nghị quyết yêu cầu Nga ngay lập tức chấm dứt chiến dịch quân sự và "rút toàn bộ lực lượng vô điều kiện" khỏi lãnh thổ Ukraine.
Dân Ukraine ùn ùn kéo sang Ba Lan, mạng xã hội ngập tin giả Khoảng 100.000 người từ Ukraine đã vào Ba Lan kể từ khi Nga bắt đầu mở cuộc tấn công nhằm vào Ukraine, một nhân viên biên phòng của Ba Lan hôm nay (26/2) nói. "Hôm qua là ngày kỷ lục, các nhân viên biên phòng đã giải quyết cho hơn 47.000 người tới Ba Lan. Chúng tôi sẽ giúp đỡ tất cả mọi...