EU chia rẽ về việc cấm thị thực du lịch với Nga
Các nước châu Âu bất đồng về vấn đề cho phép nhập cảnh đối với người Nga.
Thủ tướng Đức Olaf Scholz. Ảnh: Politico.eu
Theo trang tin Politico.eu ngày 16/8, Thủ tướng Đức Olaf Scholz cho biết ông không ủng hộ lệnh cấm đi lại trên toàn EU đối với công dân Nga.
Cụ thể, nhà lãnh đạo Đức từ chối ủng hộ những lời kêu gọi ngày càng tăng đối với lệnh cấm trên toàn EU đối với việc cấp thị thực du lịch với công dân Nga, ngay cả khi một số quốc gia Bắc Âu hành động đơn phương đưa ra các hạn chế về thị thực của họ.
Phát biểu tại Oslo (thủ đô Na Uy) sau cuộc gặp với các nhà lãnh đạo Bắc Âu, ông Scholz nói: “Đây không phải là cuộc chiến của nhân dân Nga. Chúng ta phải rất rõ ràng về vấn đề đó”.
Trong cuộc họp báo tương tự, Thủ tướng Phần Lan Sanna Marin và người đồng cấp Đan Mạch Mette Frederiksen cho biết, lệnh cấm thị thực nên được thảo luận ở cấp độ EU.
Bà Marin nói với các phóng viên rằng “đây không phải là câu hỏi đen hay trắng, có những mảng màu xám” và nhà lãnh đạo Phần Lan đang thúc đẩy một cách tiếp cận phối hợp trên toàn EU.
Video đang HOT
Về phần mình, Thủ tướng Thụy Điển Magdalena Andersson cho biết Chính phủ nước này đang xem xét về vấn đề trên.
Vấn đề cấm thị thực du lịch với người Nga đang ngày càng gây chia rẽ các nước EU, khi Ukraine tiếp tục kêu gọi áp đặt lệnh cấm. Séc, Litva, Estonia, Latvia và Ba Lan đã ngừng cấp một số thị thực nhất định đối với công dân Nga, Tallinn thậm chí còn thông báo vào giữa tuần trước rằng những người Nga có thị thực Schengen do Estonia cấp sẽ không được phép nhập cảnh vào nước này.
Ông Scholz trước đây đã nghi ngờ về tính hiệu quả của biện pháp này, cho rằng lệnh cấm toàn diện đối với tất cả người Nga sẽ làm suy yếu mục đích và tác dụng của các biện pháp trừng phạt có mục tiêu đã được áp dụng đối với những người ủng hộ cuộc xung đột ở Ukraine.
Bộ trưởng Ngoại giao Séc Jan Lipavský tuần trước cho biết ông muốn nêu vấn đề này tại cuộc họp của các ngoại trưởng EU ở Praha vào cuối tháng 8 này.
Tháng trước, Phần Lan và Estonia là một trong những nước đầu tiên kêu gọi cách tiếp cận toàn EU để giải quyết vấn đề người Nga khai thác “lỗ hổng” trừng phạt cho phép họ di chuyển bằng đường bộ đến EU, khi các lệnh trừng phạt không cho phép sử dụng đường hàng không hoặc tàu hỏa.
Có lo ngại rằng điều này cho phép người Nga sử dụng các sân bay quốc tế như Helsinki như một trung tâm trung chuyển, để đi lại tự do, đi nghỉ và tránh những hậu quả mà các lệnh trừng phạt dự kiến gây ra. Tây Ban Nha, Italy và Hy Lạp là các quốc gia EU cấp thị thực du lịch Schengen nhiều nhất cho người Nga.
Gazprom cho biết chưa có thông tin về việc trả lại tuabin của Nord Stream 1
Tập đoàn năng lượng khổng lồ Gazprom của Nga cho biết họ đã yêu cầu công ty kỹ thuật Siemens của Đức trả lại một tuabin đang được sửa chữa tại Canada, trong bối cảnh có những lo ngại rằng tập đoàn này có thể cắt khí đốt cho châu Âu.
Một trạm nén khí thuộc Nord Stream 1. Ảnh: DW
Nhà cung cấp khí đốt Nga Gazprom mới đây cho biết họ đã yêu cầu công ty kỹ thuật Siemens của Đức cung cấp thông tin chi tiết về việc trả lại một tuabin - đang được bảo trì ở Canada - để đảm bảo hoạt động vận chuyển khí đốt từ đường ống Nord Stream đến châu Âu.
Mặc dù được miễn trừ, Gazprom cho biết họ không biết liệu tuabin - vốn được sử dụng tại một trạm nén cho Nord Stream 1 - có được trả lại hay không.
"Vào ngày 15/7, Gazprom đã gửi yêu cầu chính thức tới Siemens để có được các giấy tờ cho phép xuất khẩu động cơ tuabin khí của trạm Portovaya, một cơ sở quan trọng cho đường ống dẫn khí Nord Stream", công ty cho biết trong một tuyên bố.
Công ty nêu rõ: "Gazprom tin tưởng Tập đoàn Siemens sẽ hoàn thành vô điều kiện các nghĩa vụ của mình đối với việc bảo dưỡng các động cơ tuabin khí, vốn đóng vai trò quan trọng đối với hoạt động của đường ống Nord Stream và cung cấp khí tự nhiên cho người tiêu dùng châu Âu".
Gazprom đang tiến hành bảo trì đường ống trong khoảng thời gian 10 ngày và đã ngừng cung cấp khí đốt qua đường ống dẫn chạy bên dưới biển Baltic.
Các nước châu Âu , đặc biệt là Đức - nơi có đường ống dẫn từ Nga - đang lo ngại về việc nguồn cung cấp khí đốt được nối lại hay không.
Có những lo ngại rằng Moskva có thể sử dụng kế hoạch bảo trì đường ống, vốn đã được lên lịch từ trước, để đóng cửa việc cung cấp khí đốt nhằm đáp trả các lệnh trừng phạt của phương Tây đối với chiến dịch quân sự của Nga ở Ukraine.
Nguồn cung cấp khí đốt qua đường ống đã giảm khoảng 60%, ngay cả trước khi tắt để bảo trì, khi các quan chức đổ lỗi cho các vấn đề với tuabin bơm khí.
Moskva đã nói rằng việc tái khởi động nguồn cung phụ thuộc vào các hành động của phương Tây và điều đó phụ thuộc vào việc ngăn chặn các tác động tiêu cực của các biện pháp trừng phạt trái pháp luật.
Canada đã đưa ra quyết định miễn cho tuabin trên khỏi các lệnh trừng phạt của các quốc gia phương Tây đối với Nga, nhưng Gazprom cho biết họ không có tín hiệu nào cho thấy tuabin sẽ được chuyển trả lại.
Hiện tại, tuabin trên được cho là vẫn còn ở Canada, với người phát ngôn của Siemens cho biết các chuyên gia của công ty đang "làm việc tích cực để có phê duyệt chính thức và đảm bảo hậu cần khác".
Tuần trước, Ukraine đã triệu tập đại sứ Canada và mô tả quyết định trả lại tuabin đã sửa chữa là "không thể chấp nhận được". Quốc hội Ukraine đã đệ đơn kiện, đề nghị tòa án liên bang Canada xem xét lại quyết định.
Thủ tướng Canada Justin Trudeau đã đáp lại những lời chỉ trích, nói rằng các biện pháp trừng phạt "nhằm vào Tổng thống Nga Putin và những người thân cận ông, không được thiết kế để gây hại cho các đồng minh và người dân của chúng ta".
Ông Trudeau cho biết Canada đã đưa ra "quyết định khó khăn" để cho phép vận chuyển các bộ phận này đến Đức nhằm tránh một cuộc khủng hoảng năng lượng lớn có thể xảy ra ở châu Âu và ngăn chặn suy giảm sự ủng hộ từ người dân đối với sự hậu thuẫn của phương Tây đối với Ukraine.
Đằng sau chuyến thăm Phần Lan của Tổng thư ký NATO Nhà lãnh đạo NATO thừa nhận rằng chưa có tiến triển về đàm phán tư cách thành viên NATO của Phần Lan và Thụy Điển. Tổng thư ký Jens Stoltenberg và Tổng thống Phần Lan Sauli Niinist. Ảnh: NATO.int Theo trang web của NATO (nato.int) ngày 12/6, Tổng thư ký của Liên minh này Jens Stoltenberg đang thực hiện chuyến thăm tới Kultaranta,...