EU chia rẽ về vấn đề thay đổi hiệp ước của khối
Một báo cáo gần đây cho thấy các công dân của Liên minh châu Âu (EU) mong muốn khối này trở nên công bằng, đoàn kết hơn và đi đầu trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu, đồng thời đưa ra các quyết định nhanh chóng ngay cả khi các quyết định đó loại bỏ nguyên tắc đồng thuận tuyệt đối trong một số vấn đề.
Trụ sở Ủy ban châu Âu ở Brussels, Bỉ. Ảnh: AFP/TTXVN
Báo cáo trên là kết quả 1 năm tham vấn ý kiến của hàng trăm công dân của EU trong khuôn khổ “Hội nghị Tương lai của châu Âu” nhằm đề xuất một số ý tưởng giúp khối có thể đáp ứng tốt ứng tốt hơn kỳ vọng của người dân. Tổng cộng có 49 kiến nghị sẽ được Nghị viện châu Âu (EP), chính phủ các nước EU và Ủy ban châu Âu (EC) xem xét. Các kiến nghị tập trung vào 9 vấn đề gồm biến đổi khí hậu và môi trường, kinh tế, di cư, chuyển đổi kỹ thuật số, dân chủ, giáo dục, các giá trị và pháp quyền, y tế và vị thế của EU trên thế giới.
Mục đích của kiến nghị là nhằm chấm dứt sự phân biệt đối xử đối với tất cả người châu Âu trên toàn khối và kêu gọi khối này “mạnh dạn và hành động nhanh chóng” để đi đầu trong vấn đề môi trường và khí hậu, thông qua khuyến khích giao thông bền vững và trở thành “một nền kinh tế tuần hoàn”.
Đáng chú ý, các kiến nghị kêu gọi EU loại bỏ nguyên tắc đồng thuận tuyệt đối trong các quyết định của EU về chính sách đối ngoại và an ninh, thuế, tài chính, một số lĩnh vực tư pháp và nội vụ, an sinh xã hội… Nguyên tắc này thường bị chỉ trích là làm chậm hoặc thậm chí cản trở sự phát triển của EU. Nếu bỏ quyền phủ quyết, EU sẽ chỉ cần 15/27 nước thành viên (tương đương 65% dân số của khối) ủng hộ để thông qua quyết định quan trọng.
Những thay đổi như vậy sẽ đòi hỏi phải sửa đổi các hiệp ước của EU và là một quá trình lâu dài, khó khăn, cần đến sự nhất trí. Bản kiến nghị đã vấp phải sự phản đối của 1/3 các thành viên EU, bao gồm Bulgaria, Séc, Đan Mạch, Estonia, Phần Lan, Latvia, Litva, Malta, Slovenia và Thụy Điển. Họ cho rằng trong bối cảnh khối đang phải đối mặt với các tác động kinh tế hậu đại dịch COVID-19, cuộc xung đột tại Ukraine và biến đổi khí hậu, thì một quá trình thay đổi hiệp ước kéo dài như hiện nay sẽ chỉ lấy đi nguồn lực giải quyết các vấn đề cấp bách hơn và dẫn đến sự chia rẽ mới.
Tuy nhiên, Chủ tịch EC Ursula von der Leyen cho rằng việc bỏ phiếu nhằm đạt được sự đồng thuận tuyệt đối về các chính sách quan trọng sẽ không mang lại hiệu quả, nếu như EU muốn đẩy nhanh việc đưa ra quyết định. Phát biểu trước EP ngày 9/5, bà von der Leyen nhấn mạnh EU nên đóng vai trò lớn hơn trong một số lĩnh vực như y tế, hoặc quốc phòng. Bà khẳng định sẵn sàng ủng hộ thay đổi hiệp ước của EU khi cần thiết để đáp ứng các nguyện vọng của người dân về tương lai của khối.
Video đang HOT
Trong khi đó, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cũng tuyên bố ủng hộ việc thay đổi các hiệp ước của EU.
Nghị sĩ châu Âu thừa nhận các lệnh trừng phạt Nga không có tác dụng
Ngày 8/5, nghị sĩ Nghị viện châu Âu (EP) Clare Daly thừa nhận các đòn trừng phạt chống Nga, trong đó bao gồm cả lệnh cấm vận dầu khí, sẽ không có tác dụng.
Châu Âu sẽ thiệt hại nặng nề nếu tẩy chay nguồn dầu khí Nga. Ảnh: RT
Theo hãng tin RT (Nga), trong một bài phát biểu cùng ngày, nghị sĩ người Ireland Clare Daly nói rằng cấm vận dầu khí Nga sẽ không giúp chấm dứt cuộc chiến hiện nay tại Ukraine.
Bà Clare Daly nhấn mạnh: "Không phải vì tôi ủng hộ Tổng thống Vladimir Putin, mà vì các biện pháp trừng phạt sẽ không có hiệu quả. Trừng phạt không bao giờ giúp chấm dứt một cuộc chiến... Nếu châu Âu không mua dầu khí Nga, người khác sẽ mua. Người dân châu Âu sẽ phải trả cái giá đó".
Trong tuần này, Liên minh châu Âu (EU) đã đề xuất cấm vận hoàn toàn dầu lửa của Nga vào cuối năm nay. Có tin cho rằng Brussels đã chấp nhận các trường hợp miễn trừ đối với Hungary và Slovakia, hai nước có nền kinh tế phụ thuộc sâu vào nguồn cung cấp năng lượng từ Nga.
Nghị sĩ Clare Daly đánh giá Nga "rõ ràng" phải chịu trách nhiệm về tình hình ở Ukraine và làn sóng người tị nạn chạy khỏi nước này. Song đồng thời, bà cũng lập luận rằng phương Tây cũng góp phần vào cuộc xung đột. "Chúng ta không thể làm ngơ trước vai trò của EU và Mỹ. Đó không phải là bào chữa cho Nga. Đơn giản là để lý giải, bởi vì bạn không thể giải quyết một vấn đề nếu bạn không hiểu gốc rễ của nó", bà Daly nói.
Toàn cảnh nhà máy lọc dầu Slovnaft ở Bratislava, Slovakia ngày 3/5/2022. Ảnh: AFP/TTXVN
Nhà lập pháp này cũng nhắc lại phát biểu của Giáo hoàng Francis trong tuần qua rằng việc mở rộng về phía đông của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) "có lẽ đã tạo điều kiện" dẫn tới chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga ở Ukraine. Theo bà Daly, bằng cách gửi thêm vũ khí cho chính quyền Kiev, phản ứng của EU và Chính phủ Ireland gần như là đã leo thang chiến tranh và đảm bảo cuộc chiến ấy tiếp tục.
Kể từ khi chiến sự bùng nổ ngày 24/2, Mỹ và các nước phương Tây đã liên tiếp áp đặt các lệnh trừng phạt chống lại Nga, liên quan tới một loạt lĩnh vực từ tài chính, ngân hàng cho tới năng lượng.
Riêng EU đã thông qua 5 gói trừng phạt, trong đó có lệnh cấm vận đối với than đá đã được 27 nước nhất trí thông qua. Gói trừng phạt này cũng có lệnh cấm xuất khẩu hàng hóa trị giá 10 tỷ euro cho Nga, trong đó có các mặt hàng công nghệ cao, và đóng băng tài sản của một số ngân hàng Nga. Ngoài ra, EU cũng đang mở rộng các mặt hàng cấm nhập khẩu từ Nga, trong đó có nguyên liệu thô và thiết bị quan trọng, ước tính trị giá 5,5 tỷ euro mỗi năm.
Theo hãng tin TASS, ngày 17/4, Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen đã để ngỏ khả năng về gói trừng phạt thứ 6 của phương Tây nhằm vào Nga liên quan tới chiến dịch quân sự của Moskva tại Ukraine. Trong cuộc phỏng vấn báo Bild am Sonntag (Đức), bà von der Leyen cho biết Liên minh châu Âu (EU) đang xem xét các biện pháp trừng phạt nhằm vào lĩnh vực ngân hàng, cụ thể là ngân hàng lớn nhất nước Nga Sberbank vốn chiếm 37% hoạt động ngân hàng của Nga. Ngoài ra, các biện pháp hạn chế nhằm vào lĩnh vực năng lượng Nga cũng đang được thảo luận. Bà cho biết EU đang phát triển các "cơ chế linh hoạt" cho phép đưa dầu mỏ vào gói trừng phạt tiếp nhằm vào Nga.
Chủ tịch EC Ursula von der Leyen phát biểu tại phiên họp Nghị viện châu Âu ở Strasbourg, Pháp. Ảnh: AFP/ TTXVN
Mới nhất, Mỹ ngày 8/5 đã công bố nhiều biện pháp trừng phạt đài truyền hình và các doanh nghiệp Nga, cũng như hạn chế thị thực đối với khoảng 2.600 quan chức Nga và Belarus.
Theo một quan chức cấp cao của chính quyền Mỹ, Giám đốc điều hành ngân hàng Gazprombank của Nga nằm trong danh sách "đen" gồm Alexy Miller và Andrey Akimov. Ngoài ra, 8 giám đốc điều hành của ngân hàng Sberbank - nắm giữ 1/3 tài sản thuộc khối ngân hàng Nga, ngân hàng Công nghiệp Moskva và 10 chi nhánh cũng bị áp đặt lệnh trừng phạt. Quan chức này khẳng định: "Các biện pháp trừng phạt hôm nay (8/5) là sự tiếp nối của việc loại bỏ Nga khỏi hệ thống kinh tế và tài chính toàn cầu".
Ngoài ra, quan chức này cho biết các biện pháp kiểm soát xuất khẩu mới nhằm trực tiếp làm suy giảm năng lực của Nga, bao gồm hạn chế đối với động cơ công nghiệp, xe ủi đất, sản phẩm gỗ và quạt. Bên cạnh đó, Liên minh châu Âu (EU) cũng đang tiến hành các biện pháp hạn chế bổ sung đối với sản phẩm hóa học liên quan trực tiếp tới chiến dịch quân sự của Nga ở Ukraine.
Nhà Trắng cho biết thêm công ty sản xuất vũ khí Promtekhnologiya của Nga, cùng 7 công ty vận tải biển và 1 công ty tàu kéo sẽ bị trừng phạt. Ủy ban Điều hành hạt nhân sẽ đình chỉ giấy phép xuất khẩu nguyên vật liệu hạt nhân đặc biệt tới Nga. Ngoài ra, Nhà Trắng sẽ trừng phạt 3 đài truyền hình lớn của Nga, gồm truyền hình NTV, Russia-1 và One Russia, cấm tất cả các công ty Nga được phép tiếp cận các dịch vụ tư vấn và kế toán của các công ty Mỹ.
Bộ Ngoại giao Mỹ cũng đã công bố một loạt các lệnh cấm, hạn chế thị thực đối với 2.500 sĩ quan quân đội Nga và các lực lượng được Nga hậu thuẫn ở Ukraine, đồng thời xác định 8 công ty liên quan đến hàng hải của Nga và bổ sung 69 tàu vào danh sách trừng phạt của Bộ Tài chính Mỹ.
Trụ sở Bộ Ngoại giao Nga ở Moskva, ngày 10/9/2020. Ảnh: AFP/TTXVN
Về phía Nga, Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov ngày 4/5 cho biết Nga đang theo dõi quá trình chuẩn bị gói trừng phạt thứ 6 của EU và đánh giá theo nhiều kịch bản khác nhau. Bình luận về những thông tin liên quan gói trừng phạt thứ 6 của EU, ông Peskov cho rằng đến nay, tất cả mới chỉ là kế hoạch đang được thảo luận và Moskva đang theo dõi quá trình này. Ông Peskov nhấn mạnh các quốc gia đang cố gắng gây tổn hại cho Nga bằng cách áp đặt các biện pháp trừng phạt cũng đang phải trả giá đắt và hậu quả của các biện pháp này đối với người dân châu Âu sẽ tăng lên mỗi ngày.
Trước đó, theo hãng tin TASS của Nga hôm 3/5, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ký sắc lệnh áp dụng các biện pháp trả đũa kinh tế đặc biệt liên quan đến các hành động Moskva coi là thiếu thân thiện của một số quốc gia nước ngoài và tổ chức quốc tế.
Thông báo của Điện Kremlin cho biết theo sắc lệnh, văn bản này cấm các cơ quan nhà nước các cấp, các tổ chức và cá nhân thuộc thẩm quyền của LB Nga thực hiện các giao dịch và nghĩa vụ đối với các cá nhân và pháp nhân nước ngoài đã bị áp dụng các biện pháp hạn chế trả đũa, cũng như cấm xuất khẩu nguyên liệu thô và sản phẩm từ Nga có lợi cho những cá nhân và thực thể mà nước này đã trừng phạt.
EU trao thêm quyền cho Europol trong thu thập và sử dụng dữ liệu Nghị viện châu Âu (EP) ngày 4/5 đã nhất trí trao thêm quyền cho Cơ quan cảnh sát châu Âu (Europol) trong cuộc chiến chống tội phạm có tổ chức, trong đó cho phép cơ quan này phối hợp chặt chẽ hơn với các chính phủ không thuộc Liên minh châu Âu (EU) và chia sẻ thông tin cá nhân với các công...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Indonesia ban hành cảnh báo hàng không mức cao nhất do núi lửa phun trào

Nga phóng số lượng UAV nhiều kỷ lục vào Ukraine

Cháy nhà tại Ấn Độ làm ít nhất 17 người tử vong

Chính sách nhập cư của Tổng thống Trump đe dọa nguồn thu lớn của Đại học Columbia

Bot AI thao túng thị trường: Mối đe dọa mới với tài chính toàn cầu

Xu hướng của một số đồng tiền châu Á chủ chốt sau đợt tăng giá so với USD

Hamas đề nghị trao trả một nửa số con tin còn sống

ASEAN lên kế hoạch thành lập quỹ tiền tệ riêng

Syria sáp nhập các nhóm vũ trang vào Bộ Quốc phòng

Ngoại trưởng Mỹ: Washington phản đối "đàm phán vô tận" về Ukraine

ASEAN tìm cách mở rộng tư cách thành viên trong RCEP và CPTPP

Tổng thống Mỹ yêu cầu Walmart 'gánh chịu thuế quan' thay vì tăng giá
Có thể bạn quan tâm

Cuộc sống hiện tại của nữ diễn viên từng là mỹ nhân cổ trang, bị chó cắn hủy dung
Hậu trường phim
23:51:50 18/05/2025
Phim 18+ ngập cảnh nóng nhận tràng pháo tay 9 phút ở Cannes 2025, nữ chính diễn hay đến mức netizen đòi trao ngay Oscar
Phim âu mỹ
23:48:29 18/05/2025
Thanh Hằng khoe chân dài miên man, vợ NSND Công Lý chán nản
Sao việt
23:25:35 18/05/2025
NSND Quang Thọ hát live với dàn nhạc ở tuổi 75 khiến khán giả nể phục
Nhạc việt
23:22:43 18/05/2025
Công an TP.HCM bắt 2 nghi phạm cho sinh viên vay nặng lãi lên đến 360%/năm
Pháp luật
23:13:21 18/05/2025
Nói xấu nhau trên Facebook, 2 nữ sinh gọi nhiều bạn bè tham gia hỗn chiến
Tin nổi bật
23:13:19 18/05/2025
Cẩm Ly bật khóc khi nhìn ảnh một ca sĩ qua đời năm 41 tuổi vì đột quỵ
Tv show
22:45:36 18/05/2025
Justin Bieber bị nghi gia nhập giáo phái gây tranh cãi
Sao âu mỹ
22:41:12 18/05/2025
Lộ thông tin gây tranh cãi về cuộc "hẹn hò" bí mật của IU và nam thần V (BTS)
Sao châu á
22:26:34 18/05/2025
Chiêm ngưỡng vẻ đẹp của Honda Click 125 2025: Siêu tiết kiệm xăng, giá từ 37,5 triệu đồng
Xe máy
21:45:03 18/05/2025