EU chấp thuận chứng khoán hóa để hỗ trợ các doanh nghiệp
Với ngân sách dự kiến 1,4 tỷ euro (1,65 tỷ USD), những sản phẩm mới sẽ giúp huy động ít nhất 13 tỷ euro cho vay mới cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) chịu ảnh hưởng của đại dịch COVID-19.
(Nguồn eeas.europa.eu)
Ngày 16/8, Liên minh châu Âu (EU) đã chấp thuận cho phép Quỹ Bảo lãnh châu Âu, do Ngân hàng Đầu tư châu Âu (EIB) quản lý, bảo lãnh cho các đợt chứng khoán hóa để giúp các doanh nghiệp tại 22 quốc gia thành viên EU chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch COVID-19.
Video đang HOT
Chứng khoán hóa là nghiệp vụ phát hành những công cụ tài chính mới bằng cách kết hợp các tài sản tài chính khác lại với nhau, sau đó bán những sản phẩm này cho các nhà đầu tư.
Quá trình này có thể bao gồm bất cứ loại tài sản tài chính nào và thúc đẩy tính thanh khoản trên thị trường.
Trong một tuyên bố, Ủy ban châu Âu (EC) cho biết với ngân sách dự kiến 1,4 tỷ euro (1,65 tỷ USD), những sản phẩm mới sẽ giúp huy động ít nhất 13 tỷ euro cho vay mới cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) chịu ảnh hưởng của đại dịch COVID-19.
Theo số liệu chính thức được công bố cuối tháng trước kinh tế của Khu vực sử dụng đồng tiền chung euro (Eurozone) đã tăng trưởng 2% trong quý 2/2021, khi các doanh nghiệp được mở cửa trở lại đã vực dậy hoạt động kinh doanh sau một thời gian trì trệ do đại dịch COVID-19.
Câu hỏi đặt ra hiện nay là liệu Eurozone có thể duy trì đà phục hồi này hay không, khi biến thể Delta của virus SARS-CoV-2 đang khiến nhiều nước cân nhắc ban hành các lệnh giới hạn hoạt động mới, vốn có thể kìm hãm động lực tăng trưởng của nền kinh tế.
Eurostat , Cơ quan Thống kê của Liên minh châu Âu (EU), cũng cho biết lạm phát của khu vực Eurozone đã tăng lên 2,2%, trên mức mục tiêu của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) là gần, nhưng dưới mức 2%.
Giá tiêu dùng gia tăng, do giá năng lượng và chuỗi cung ứng bị tắc nghẽn, đang trở thành một chủ đề nóng trên chính trường.
Bỉ là một trong những quốc gia đổi mới sáng tạo nhất châu Âu
Phóng viên TTXVN tại Brussels dẫn kết quả một nghiên cứu mới đây của Ủy ban châu Âu (EU) cho thấy Vương quốc Bỉ là một trong số những quốc gia đứng đầu châu lục về đổi mới sáng tạo.
Trụ sở Ủy ban châu Âu tại Brussels, Bỉ. Ảnh: AFP/TTXVN
Nghiên cứu này dựa trên số liệu về hiệu suất nghiên cứu và đổi mới của các nước Liên minh châu Âu (EU) và các nước châu Âu láng giềng của EU. Bảng xếp hạng mà nghiên cứu đưa ra dựa trên khoảng 30 yếu tố liên quan đến 4 nhóm lĩnh vực: điều kiện khung (nguồn nhân lực, sức hấp dẫn của hệ thống nghiên cứu, số hóa), đầu tư, hoạt động đổi mới sáng tạo và các tác động (tính bền vững, xuất khẩu, việc làm). Nghiên cứu và đổi mới là trọng tâm của các chính sách của EU nhằm thúc đẩy tăng trưởng, việc làm và đầu tư ở châu Âu.
Các thế mạnh trong nghiên cứu của Bỉ bao gồm y học, hóa sinh, thống kê và thiên văn học, nghiên cứu vũ trụ, nghiên cứu Biển Bắc và nghiên cứu khí hậu ở Nam Cực. Vương quốc Bỉ đặc biệt được xếp hạng cao về mức độ hấp dẫn của các hệ thống nghiên cứu (thể hiện qua số lượng các nghiên cứu sinh nước ngoài, số lượng các ấn phẩm được trích dẫn và cùng công bố các nghiên cứu quốc tế), việc sử dụng công nghệ thông tin (bao gồm số lượng các chuyên gia về công nghệ thông tin và truyền thông được tuyển dụng) và các mối liên kết (hợp tác công tư trong nghiên cứu và hợp tác giữa các công ty sáng tạo). Những tiến bộ trong các lĩnh vực này đang làm cho cuộc sống của người dân trở nên dễ dàng hơn bằng cách cải thiện các dịch vụ y tế, giao thông và an ninh.
Theo nghiên cứu, cùng với Bỉ, các quốc gia Bắc Âu gồm Thụy Điển, Phần Lan và Đan Mạch, cũng xếp thứ hạng cao trong bảng xếp hạng về đổi mới sáng tạo.
EU bắt đầu giải ngân gói phục hồi sau đại dịch COVID-19 Ngày 3/8, Liên minh châu Âu (EU) đã giải ngân khoản tiền đầu tiên trong gói phục hồi sau đại dịch COVID-19 trị giá 800 tỷ euro cho các quốc gia thành viên. Theo đó, Bỉ nhận được 770 triệu euro, Luxembourg 12,1 triệu euro và Bồ Đào Nha 2,2 tỷ euro. Trụ sở Ủy ban châu Âu tại Brussels, Bỉ. Ảnh: AFP/TTXVN...