EU cảnh giác với căng thẳng Kosovo – Serbia
Việc đóng cửa biên giới và các vụ xả súng đã ảnh hưởng tiêu cực đến các cuộc đàm phán do EU làm trung gian trong nhiều tháng giữa Kosovo và Serbia.
Các binh sĩ NATO làm nhiệm vụ trong một nhiệm vụ gìn giữ hòa bình ở Kosovo. Ảnh: AFP
Trong tuần qua, căng thăng kéo dài giữa Serbia và Kosovo đã lên đến đỉnh điểm, với các chướng ngại vật mới được dựng lên và Serbia đặt quân đội trong trạng thái sẵn sàng chiến đấu cao khi Kosovo triển khai cảnh sát tới các khu vực phía Bắc, nơi có đa số người Serbia sinh sống.
Trong khi Serbia tuyên bố hôm 28/12 rằng các rào cản mới sẽ được dỡ bỏ trong vòng 48 giờ, nguồn gốc của bất đồng vẫn tồn tại và những nghi ngờ đang gia tăng về một thỏa thuận do EU tạo điều kiện giữa hai bên sẽ được hoàn tất trước thời hạn dự kiến vào tháng 3/2023.
“Tôi cho rằng một số vấn đề đã được giải quyết, nhưng căng thẳng vẫn còn cao. Mức độ ngờ vực vẫn cao hơn bao giờ hết”, Miroslav Laják, đại diện đặc biệt của EU về đối thoại Serbia – Kosovo và các vấn đề Tây Balkan, cho biết ngày 30/12.
“Điều thực sự quan trọng bây giờ là không để tình hình trở thành một cuộc khủng hoảng khác, nhưng vấn đề là các nhà lãnh đạo của Kosovo và Serbia phải tạo ra bầu không khí thuận lợi cho các cuộc thảo luận hiệu quả về bình thường hóa quan hệ”, ông Laják nêu rõ.
Video đang HOT
Ông Laják khẳng định những nỗ lực này sẽ tiếp tục, cho rằng hạn chót vào tháng 3/2023 để có giai đoạn chuyển tiếp nhằm đạt được thỏa thuận, nhưng cộng đồng quốc tế đang cảm thấy tình hình cấp bách hơn trong việc giải quyết căng thẳng Serbia – Kosovo do xung đột Nga – Ukraine đang diễn ra.
Tuy nhiên, Maja Bjelo, nhà phân tích chính sách tại Trung tâm Chính sách và An ninh Belgrade, cho biết: “Hiện tại, rất khó để kỳ vọng về một kết quả tích cực trong các cuộc đàm phán giữa Serbia và Kosovo”.
Đợt bùng phát căng thẳng mới nhất bắt đầu vào đầu tháng 12 này khi Kosovo điều cảnh sát đến khu vực phía Bắc có đa số người Serbia sinh sống sau thông báo rằng các cuộc bầu cử sẽ được tổ chức trong khu vực để thay thế các quan chức người Serbia ở Kosovo, những người đã từ chức hàng loạt vào tháng 11/2022.
Phản ứng với quyết định này, cộng đồng người Serbia ở Kosovo đã dựng nhiều chướng ngại vật và rào chắn. Người Serbia ở Kosovo hiện cũng từ chối tham gia cuộc bầu cử mới cho đến khi yêu cầu của họ được đáp ứng. Những yêu cầu này gồm có việc thực hiện một thỏa thuận do EU tạo điều kiện nhằm giúp họ gia tăng quyền lực ở Kosovo.
EU đã tạo điều kiện cho các cuộc gặp giữa các nhà lãnh đạo Serbia và Kosovo kể từ năm 2011, cố gắng thúc đẩy các thỏa thuận về các vấn đề nổi cộm – chẳng hạn như đăng ký biển số xe, điều đã gây ra căng thẳng từ tháng 7/2022.
Châu Âu đối mặt với rắc rối lớn ở Kososo
Theo hãng thông tấn Thổ Nhĩ Kỳ Anadolu, đại diện cấp cao về chính sách đối ngoại và an ninh Liên minh châu Âu (EU) Josep Borrell ngày 15/12 đã kêu gọi Serbia và Kosovo tổ chức đối thoại để bình thường hóa quan hệ.
Người đứng đầu chính sách đối ngoại của EU Josep Borrell kêu gọi Serbia, Kosovo quay lại đối thoại. Ảnh: Anadolu
"Trong những ngày qua, châu Âu đã phải đối mặt với những rắc rối lớn ở phía Bắc Kosovo. Tôi kêu gọi các nhà lãnh đạo khu vực làm dịu tình hình và quay trở lại đối thoại, đó là quan điểm duy nhất của châu Âu về Kosovo và Serbia", ông Josep Borrell cho biết khi đến dự cuộc họp của Hội đồng Châu Âu tại Brussels.
Ông Borrell nhấn mạnh rằng cần hạn chế căng thẳng để tránh leo thang: "Điều cực kỳ quan trọng là những rắc rối này phải dừng lại, các rào chắn được dỡ bỏ, để tình hình ổn định trở lại và quay lại các cuộc thảo luận. Đó là cuộc thảo luận về đề xuất mà chúng tôi đưa ra nhằm tìm kiếm một giải pháp toàn diện và lâu dài cho những căng thẳng giữa Serbia và Kososo".
Trong bối cảnh tình hình tiếp tục diễn biến phức tạp giữa Serbia và Kosovo, đặc phái viên Mỹ Gabriel Escobar và đại diện đặc biệt của EU Miroslav Lajcak đã gặp nhà lãnh đạo Kosovo Albin Kurti tại Pristina hôm 13/12 và Tổng thống Serbia Aleksandar Vucic tại Belgrade vào ngày 14/12.
Mỹ kêu gọi dỡ bỏ phong tỏa ở Kosovo trong bối cảnh EU thông báo chuẩn bị triển khai thêm lực lượng an ninh.
Các chuyến thăm diễn ra sau khi người Serbia ở phía Bắc Kosovo chặn các con đường chính để phản đối việc bắt giữ cựu sĩ quan cảnh sát người Serbia Dejan Pantic.
Kosovo, nơi chủ yếu có người Albania sinh sống, tách khỏi Serbia năm 1999 và tuyên bố độc lập năm 2008. Nhưng Serbia không công nhận điều này và coi tỉnh cũ của họ là một phần lãnh thổ của mình.
Căng thẳng giữa hai bên bùng lên vào tháng trước khi Kosovo yêu cầu người dân tộc Serbia đổi biển số xe có từ trước năm 1999 thành biển số do họ cấp. Quyết định này đã khiến người dân tộc Serbia ở Kosovo rút khỏi tất cả các cơ quan chính quyền.
Một cuộc bầu cử sớm dự kiến được tổ chức tại bốn đô thị phía bắc Kosovo vào ngày 18/12 tới sau khi các đại diện sắc tộc Serbia từ chức.
Nhưng Kosovo đã hoãn cuộc bầu cử vì những lo ngại về an ninh và cuộc bỏ phiếu sẽ được chuyển sang tháng 4/2023.
Đầu tháng này, một số trung tâm bầu cử đã bị hư hại và có tiếng súng nổ ở những khu vực đó, làm dấy lên lo ngại căng thẳng leo thang.
Cảnh sát Kosovo đã bắt giữ một số người dân tộc Serbia mà họ cho là có liên quan đến các cuộc tấn công khác nhau ở phía Bắc.
EU cảnh báo leo thang bạo lực sau khi đàm phán Serbia và Kosovo thất bại Căng thẳng giữa Serbia và Kosovo đã bùng phát trở lại, có nguy cơ trở thành cuộc khủng hoảng nghiêm trọng nhất giữa hai bên trong những năm gần đây. Từ trái sang: Tổng thống Serbia Aleksandar Vucic, Đại diện cấp cao của EU về chính sách đối ngoại Josep Borrell, Đặc phái viên EU về Đối thoại Kosovo-Serbia Miroslav Lajcak và nhà...