EU cảnh báo leo thang bạo lực sau khi đàm phán Serbia và Kosovo thất bại
Căng thẳng giữa Serbia và Kosovo đã bùng phát trở lại, có nguy cơ trở thành cuộc khủng hoảng nghiêm trọng nhất giữa hai bên trong những năm gần đây.
Từ trái sang: Tổng thống Serbia Aleksandar Vucic, Đại diện cấp cao của EU về chính sách đối ngoại Josep Borrell, Đặc phái viên EU về Đối thoại Kosovo-Serbia Miroslav Lajcak và nhà lãnh đạo Kosovo Albin Kurti. Ảnh: DPA
Theo mạng tin châu Âu Euractiv.com, EU ngày 21/11 đã cảnh báo về “sự leo thang và bạo lực” sau khi Serbia và Kosovo không đạt được thỏa thuận trong cuộc đàm phán khẩn cấp ở Brussels để chấm dứt mâu thuẫn kéo dài về biển số xe do người thiểu số Serbia ở Kosovo sử dụng.
“Sau nhiều giờ thảo luận, hai bên đã không đạt được một giải pháp vào hôm nay”, đại diện cấp cao EU về chính sách an ninh và đối ngoại Josep Borrell nói với các phóng viên ở Brussels sau cuộc đàm phán kéo dài hơn 8 giờ không có kết quả.
Ông Borrell nêu rõ: “Cả hai bên đều chịu hoàn toàn trách nhiệm về sự thất bại của cuộc đàm phán ngày hôm nay và về bất kỳ sự leo thang bạo lực nào có thể xảy ra trên thực địa trong những ngày tiếp theo”.
Theo ông Borrell, EU đã đưa ra một đề xuất có thể tránh leo thang căng thẳng hơn nữa và đề xuất này đã được Tổng thống Serbia Aleksandar Vui chấp nhận nhưng nhà lãnh đạo Kosovo Albin Kurti không đồng ý.
Video đang HOT
Ông Borrell cũng bày tỏ thất vọng và cho biết ông sẽ thông báo cho các quốc gia thành viên EU về việc cả Serbia và Kosovo “thiếu tôn trọng các nghĩa vụ pháp lý quốc tế của họ, đặc biệt là với Kosovo”, cảnh báo rằng, dựa trên cam kết của họ đối với tiến trình gia nhập EU, cả hai nên hành động phù hợp.
“Điều này gửi một tín hiệu chính trị rất tiêu cực”, ông Borrell nêu quan điểm, đồng thời cho biết thêm rằng tình hình hiện tại sẽ tồi tệ hơn so với hồi đầu tháng 8 năm nay.
“Tôi đã nói rất rõ ràng với cả hai nhà lãnh đạo rằng nếu việc gia nhập EU là mục tiêu cuối cùng của họ, mục tiêu mà cả hai đã cam kết, chúng tôi hy vọng họ sẽ hành động phù hợp với mục tiêu đó”, ông Borrell tuyên bố, đồng thời kêu gọi Kosovo đình chỉ ngay lập tức các bước tiếp theo liên quan đến việc đăng ký lại phương tiện ở phía Bắc Kosovo và yêu cầu Serbia đình chỉ cấp biển số mới, cho phép cả hai bên có “không gian và thời gian để tìm kiếm một giải pháp bền vững”.
Về phần mình, Tổng thống Serbia Vui nói với các phóng viên sau cuộc họp ở Brussels: “Phía Serbia hoàn toàn mang tính xây dựng và chúng tôi đã chấp nhận các văn bản đã được sửa đổi 10 lần, nhưng phía Kosovo không muốn chấp nhận bất cứ điều gì”.
Đáp lại, ông Kurti cho biết Kosovo sẵn sàng tổ chức các cuộc gặp tiếp theo để bình thường hóa quan hệ với Serbia, nhưng không chỉ để giải quyết một vấn đề duy nhất. Ông Kurti nói: “Chúng tôi không thể biến mình thành những nhà lãnh đạo chỉ giải quyết vấn đề về biển số ô tô mà không đề cập đến cách bình thường hóa quan hệ giữa hai bên”.
Trong khi đó, người phát ngôn của EU Peter Stano cho biết “bất kỳ tuyên bố nào cho rằng EU đang từ bỏ đề xuất bình thường hóa quan hệ giữa Kosovo và Serbia, vốn được Đức, Pháp và Mỹ ủng hộ, là sai sự thật”.
Ông Stano lưu ý phía EU mong muốn cả hai bên “tránh leo thang, điều này đòi hỏi họ phải hành động ngay lập tức – Kosovo ngừng thực hiện các hình phạt và Serbia không ban hành biển số xe mới”. Ông Stano nhấn mạnh: “Không thể có bất kỳ cuộc đàm phán nào về bình thường hóa quan hệ với mối đe dọa bạo lực hiện tại”.
Tuy nhiên, chính quyền Kosovo cho biết họ sẽ bắt đầu phạt tiền từ này 22/11, khi thời hạn bắt đầu thực hiện phạt tiền đối với những công dân không xuất trình biển đăng ký ô tô do các cơ quan Kosovo cấp hết hạn. Kế hoạch theo từng giai đoạn bao gồm các cảnh báo, phạt tiền và nặng hơn là cấm lái xe vì từ chối đổi biển số với lệnh cấm hoàn toàn có hiệu lực vào tháng 4 tới.
Kosovo, vẫn chưa được Serbia công nhận độc lập và là nơi sinh sống của đa số người dân tộc Albania, muốn khoảng 10.000 chủ sở hữu ô tô người Serbia sống ở Kosovo vẫn mang biển số Serbia được cấp trước năm 1999 chuyển sang biển số do Kosovo cấp.
Kế hoạch này đã vấp phải sự phản kháng mạnh mẽ và đôi khi trở thành bạo lực của những người Serbia sống ở phía Bắc Kosovo mà họ cho rằng đã bị Serbia khuấy động.
Kể từ ngày 1/11, khi Kosovo bắt đầu thực hiện kế hoạch từng bước đăng ký lại những chiếc ô tô có biển số của Serbia, căng thẳng giữa Kosovo và Serbia đã gia tăng.
Giới chức ngoại giao và quốc phòng EU thảo luận về an ninh quốc tế
Trong các ngày 14-15/11, Hội đồng Đối ngoại và Quốc phòng Liên minh châu Âu (EU) nhóm họp tại Brussels, Bỉ, với nhiều nội dung lớn cần bản thảo.
Đại diện cấp cao phụ trách chính sách an ninh và đối ngoại của Liên minh châu Âu (EU), ông Josep Borrell phát biểu tại Brussels, Bỉ. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Brussels, phát biểu với báo giới, Đại diện cấp cao của EU về chính sách an ninh và đối ngoại, ông Josep Borrell, cho biết trong ngày 14/11, Hội đồng Đối ngoại và Quốc phòng EU sẽ đưa ra quyết định khởi động Sứ mệnh Huấn luyện, hỗ trợ quân sự cho quân đội Ukraine (EUMAM). Nhiệm vụ sẽ được triển khai trong vài tuần tới tại Ba Lan và Đức, với mục tiêu huấn luyện khoảng 15.000 binh sĩ Ukraine.
Chủ đề thứ hai sẽ được thảo luận là tình hình Tây Balkan. Theo quan chức EU, châu Âu đang bên bờ vực của một cuộc khủng hoảng mới liên quan đến vấn đề vùng lãnh thổ Kosovo của Serbia. Do đó, các nước cần thảo luận về cách thức tháo gỡ khủng hoảng và tìm kiếm một cách tiếp cận mang tính cấu trúc.
Ngoài ra, hồ sơ hạt nhân Iran cũng được đưa vào chương trình nghị sự, trong đó có việc thảo luận về một gói trừng phạt mới và việc khôi phục lại thỏa thuận hạt nhân lịch sử giữa Iran và các cường quốc thế giới.
Ngoài 3 vấn đề trên, Hội đồng Đối ngoại và Quốc phòng EU cũng xem xét tình hình an ninh ở khu vực Hồ Lớn của châu Phi.
Căng thẳng sắc tộc bùng phát trở lại ở Bắc Kosovo Hàng trăm người dân tộc Serbia đã biểu tình ở khu vực phía Bắc Kosovo ngày 6/11 khi tranh cãi về vấn đề biển số xe làm gia tăng căng thẳng đang diễn ra giữa Serbia và Kosovo. Người Serbia ở Kosovo biểu tình ở đô thị Bắc Mitrovica ngày 6/11/2022. Ảnh: AFP Quyết định của chính quyền Kosovo về việc cấm dần...