EU cảnh báo hậu quả luật an ninh Hong Kong
Lãnh đạo EU kêu gọi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hủy ban hành luật an ninh Hong Kong, hoặc phải chịu “hậu quả rất tiêu cực”.
“Luật an ninh có nguy cơ làm suy yếu nguyên tắc ‘một quốc gia, hai chế độ’. Chúng tôi cũng đã nói rõ rằng Trung Quốc có nguy cơ chịu hậu quả rất tiêu cực nếu họ xúc tiến ban hành luật này”, Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen cho biết hôm 22/6 tại buổi họp báo ở Brussels, Bỉ sau hội nghị trực tuyến với Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường cùng ngày.
Tại cuộc họp, hai bên thảo luận về tình hình Hong Kong, song truyền thông Trung Quốc không đề cập những gì ông Lý nói về đặc khu hành chính này. Dự luật an ninh Hong Kong dự kiến được Trung Quốc thông qua vào ngày 30/6.
“Liên minh châu Âu (EU) đã liên lạc với các đối tác G7 của chúng tôi về vấn đề này và hôm nay chúng tôi đã nói rõ quan điểm của mình với lãnh đạo Trung Quốc, đồng thời kêu gọi họ xem xét lại”, bà von der Leyen nói. “Tất nhiên họ có quan điểm khác chúng tôi, nhưng đây là quan điểm rất rõ ràng của EU và chúng tôi đã chuyển đến lãnh đạo Trung Quốc”.
Dù cảnh báo hậu quả Trung Quốc phải chịu nếu ban hành luật an ninh Hong Kong, bà von der Leyen từ chối nêu cụ thể về các biện pháp mà EU sẽ thực hiện.
Video đang HOT
Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen tại buổi họp báo ở Brussels, Bỉ hôm 22/6. Ảnh: Reuters.
Trung Quốc cuối tuần qua đã hé lộ các điều khoản chính thức của dự luật an ninh Hong Kong. Theo dự luật, cơ quan được Trung Quốc đại lục thành lập có tên là Văn phòng Ủy viên An ninh Quốc gia Trung Quốc đại lục tại Đặc khu Hành chính Hong Kong, chịu trách nhiệm phân tích tình hình an ninh quốc gia ở Hong Kong và đưa ra khuyến nghị về các chiến lược và chính sách quan trọng.
Văn phòng này sẽ “theo dõi, giám sát, hợp tác và hỗ trợ” chính quyền đặc khu trong bảo vệ an ninh quốc gia, thu thập và phân tích thông tin tình báo liên quan đến an ninh quốc gia và xử lý các vụ án liên quan theo luật an ninh. Cơ quan này và các “cơ quan nhà nước có liên quan” của đại lục cũng sẽ thực thi quyền tư pháp với một số vụ đe dọa an ninh quốc gia.
Trong khi đó, chính quyền Hong Kong sẽ thành lập một “ủy ban bảo vệ an ninh quốc gia” do trưởng đặc khu đứng đầu, với ít nhất 10 ủy viên, trong đó có cảnh sát trưởng và quan chức đứng đầu ngành hải quan. Ủy ban an ninh này sẽ có một ủy viên là cố vấn chính quyền trung ương, trong khi trưởng đặc khu Hong Kong có quyền chỉ định các thẩm phán từ bộ máy tư pháp hiện nay để chủ trì các phiên tòa.
Dự thảo luật cũng yêu cầu chính quyền Hong Kong hoàn thiện điều luật an ninh đặc khu càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, quyền diễn giải điều luật này sẽ thuộc về Ủy ban Thường vụ quốc hội Trung Quốc và Bắc Kinh bảo lưu quyền phủ quyết trong “một số vụ hiếm hoi nhất định”.
Luật an ninh do Ủy ban Thường vụ quốc hội Trung Quốc thông qua một khi được thi hành sẽ có hiệu lực cao hơn bất cứ điều luật nào của Hong Kong mâu thuẫn với nó.
Trung Quốc phản đối Tuyên bố chung của 4 nước về Hong Kong
Đại sứ quán Trung Quốc tại Anh hôm nay (29/5) phản đối tuyên bố chung của 4 nước Anh, Mỹ, Australia và Canada.
Ngay sau khi Ngoại trưởng 4 nước Anh, Mỹ, Australia và Canada ra Tuyên bố chung về Hong Kong, Đại sứ quán Trung Quốc tại Anh hôm nay (29/5) đã lên tiếng phản đối tuyên bố này.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (trái) và Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường bấm nút biểu quyết về dự thảo luật an ninh quốc gia mới cho Hong Kong ngày 28/5. Ảnh: AFP
Theo nội dung đăng tải trên trang thông tin chính thức, người phát ngôn của Đại sứ quán Trung Quốc tại Anh gọi Tuyên bố chung của Ngoại trưởng 4 nước là "can thiệp công việc của Hong Kong và nội bộ của Trung Quốc", do vậy Bắc kinh bày tỏ sự "không hài lòng mạnh mẽ và kiên quyết phản đối", đồng thời hối thúc các quốc gia ngừng "nhúng tay" vào công việc của Hong Kong và can thiệp vào nội bộ của Trung Quốc.
Người phát ngôn cho rằng, mục tiêu cuối cùng và nội dung cốt lõi của Tuyên bố chung Trung Quốc - Anh là Trung Quốc thu hồi lại Hong Kong, trong đó không có bất cứ từ ngữ hay điều khoản nào trao cho Anh việc phải chịu trách nhiệm về Hong Kong sau khi trở về với Trung Quốc. Bất cứ quốc gia nào cũng không được dùng Tuyên bố này làm cái cớ để can thiệp vào công việc của Hong Kong và công việc nội bộ của Trung Quốc.
Tuyên bố của Đại sứ quán Trung Quốc nhấn mạnh, việc Quốc hội nước này ra quyết định xây dựng luật an ninh quốc gia là kịp thời, cần thiết, do các hoạt động ly khai, khủng bố bạo lực ngày càng gia tăng tại Hong Kong, thế lực bên ngoài cấu kết với lực lượng "chống Trung Quốc gây rối Hong Kong", lợi dụng đặc khu này để tiến hành các hoạt động gây nguy hại đến an ninh quốc gia của Trung Quốc, thách thức nghiêm trọng chủ quyền, an ninh quốc gia và lợi ích phát triển của nước này.
Cũng theo tuyên bố này, việc xây dựng luật bảo vệ an ninh quốc gia là quyền lập pháp quốc gia của Trung Quốc. Việc lập pháp Điều 23 trong Luật Cơ bản Hong Kong chưa hoàn thành đã gây nên tình trạng "không phòng bị" của Hong Kong trong bảo vệ an ninh quốc gia. Với vai trò cơ quan quyền lực tối cao, Quốc hội Trung Quốc đã thực thi quyền lực và trách nhiệm của mình.
Tuyên bố cũng cho rằng, bảo vệ an ninh quốc gia là ý nghĩa cốt yếu và nền tảng sống còn của nguyên tắc "một đất nước hai chế độ" và việc làm này của Quốc hội Trung Quốc có lợi cho việc duy trì sự tự trị cao độ của Hong Kong cũng như sự tự do thực thi quyền lợi của người dân đặc khu này. Đây là phản ứng đầu tiên của Trung Quốc đưa ra sau tuyên bố của một số nước về luật an ninh quốc gia tại Hong Kong.
Thủ tướng Lý Khắc Cường: Mỹ và Trung Quốc có lợi ích chung rộng rãi Thủ tướng Lý Khắc Cường khẳng định quan hệ Mỹ-Trung có ý nghĩa vô cùng quan trọng không chỉ với người dân mỗi nước mà còn với cả thế giới. Phát biểu tại buổi họp báo sau khi kết thúc kỳ họp lần thứ 3 Quốc hội Trung Quốc khóa 13, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường khẳng định, mặc dù hai...