EU cân nhắc trừng phạt Gruzia sau các cuộc biểu tình
Ngày 1/12, Liên minh châu Âu (EU) đang xem xét khả năng áp dụng các biện pháp trừng phạt Gruzia sau khi chính phủ nước này quyết định tạm dừng đàm phán gia nhập EU và xuất hiện các cuộc biểu tình quy mô lớn tại thủ đô Tbilisi.
Bà Kaja Kallas, đại diện cấp cao của Liên minh châu Âu về chính sách đối ngoại và an ninh
tại Brussels, Bỉ. Ảnh: THX/TTXVN
Đại diện Cấp cao về Chính sách An ninh và Đối ngoại của EU, bà Kaja Kallas đã lên tiếng ch.ỉ tríc.h việc chính phủ Gruzia sử dụng bạo lực để đối phó với các cuộc biểu tình phản đối, đồng thời cảnh báo rằng điều này có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến quan hệ giữa EU và quốc gia Nam Kavkaz này. Bà Kallas nhấn mạnh rằng bạo lực đối với các cuộc biểu tình ôn hòa là “không thể chấp nhận được” và khẳng định EU đang cân nhắc mọi phương án trừng phạt, bao gồm các biện pháp liên quan đến kinh tế. Tuy nhiên, bà cũng thừa nhận rằng việc đạt được sự đồng thuận giữa 27 quốc gia thành viên EU để triển khai các biện pháp trừng phạt cũng là một thách thức lớn, do sự khác biệt về quan điểm và lợi ích giữa các nước trong khối.
Tình hình căng thẳng tại Gruzia bắt đầu bùng phát từ ngày 28/11, khi Thủ tướng Irakli Kobakhidze tuyên bố tạm dừng đàm phán gia nhập EU cho đến năm 2028. Ông Kobakhidze cho rằng EU đã sử dụng các biện pháp “ép buộc và can thiệp” vào công việc nội bộ của Gruzia. Quyết định trên đã làm bùng nổ làn sóng biểu tình tại thủ đô Tbilisi và nhiều thành phố khác, khi hàng ngàn người dân xuống đường phản đối, cáo buộc chính phủ đi ngược lại nguyện vọng hội nhập châu Âu của người dân. Căng thẳng leo thang khi các cuộc đụng độ dữ dội xảy ra bên ngoài tòa nhà quốc hội, nơi người biểu tình sử dụng pháo sáng và bom xăng, buộc cảnh sát phải đáp trả bằng vòi rồng, hơi cay và bắt giữ người.
Trong khi đó, Tổng thống Salome Zourabichvili – người luôn ủng hộ mạnh mẽ gia nhập EU – đã lên tiếng phản đối gay gắt quyết định của chính phủ.
Mặc dù nhiệm kỳ của bà dự kiến kết thúc trong tháng này, nhưng bà tuyên bố sẽ không rời nhiệm sở cho đến khi một cuộc bầu cử mới được tổ chức.
Đảng cầm quyền Giấc mơ Gruzia dưới sự lãnh đạo của Thủ tướng Irakli Kobakhidze đã giành được gần 54% số phiếu trong cuộc bầu cử gần đây và tiếp tục duy trì quan điểm ủng hộ mối quan hệ cân bằng giữa EU và Nga. Tuy nhiên, ông Kobakhidze không ngần ngại ch.ỉ tríc.h EU và cáo buộc khối này can thiệp vào các vấn đề nội bộ của Gruzia. Căng thẳng càng leo thang khi chính phủ Gruzia thông qua luật buộc các tổ chức nhận hơn 20% tài trợ từ nước ngoài phải đăng ký làm “đại diện nước ngoài”. Động thái này bị nhiều tổ chức quốc tế và trong nước ch.ỉ tríc.h là cản trở tự do báo chí và hạn chế hoạt động của xã hội dân sự.
Tình hình bất ổn tại Gruzia đang đẩy mối quan hệ giữa nước này và phương Tây vào trạng thái căng thẳng chưa từng có. Dù EU chưa công bố các biện pháp cụ thể, nhưng những phát biểu của bà Kaja Kallas cho thấy khối này đang cân nhắc nghiêm túc việc gia tăng sức ép đối với chính quyền Tbilisi. Trước mắt, Gruzia phải đối mặt với những thách thức kép: duy trì ổn định nội bộ giữa làn sóng biểu tình ngày càng lớn và xác định rõ định hướng ngoại giao trong bối cảnh quốc tế đầy áp lực. Khát vọng hội nhập châu Âu của đa số người dân Gruzia tiếp tục là bài toán lớn đặt ra cho chính quyền trong việc cân bằng giữa lợi ích quốc gia và các mối quan hệ quốc tế.
Thủ tướng Estonia từ chức
Đài truyền hình Estonia ERR ngày 15/7 đưa tin Thủ tướng Kaja Kallas và chính phủ của bà đã từ chức.
Chính phủ đương nhiệm sẽ tiếp tục thực hiện nghĩa vụ của mình cho đến khi Nội các mới nhậm chức.
Thủ tướng Estonia Kaja Kallas phát biểu tại Tallinn. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Thủ tướng Kallas đã đệ đơn từ chức lên Tổng thống Alar Karis và Chính phủ đã triệu tập cuộc họp bất thường, tại đó Thủ tướng và toàn bộ thành viên chính phủ đã tuyên bố từ chức.
Bà Kaja Kallas gần đây đã được các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU) lựa chọn giữ chức Đại diện cấp cao về chính sách an ninh và đối ngoại EU cho nhiệm kỳ 5 năm sắp tới.
Bà Kallas sẽ vẫn giữ chức quyền Thủ tướng Estonia cho đến khi chính phủ mới được phê chuẩn vào đầu tháng 8 tới.
EU khởi động đàm phán về tư cách thành viên đối với Ukraine Liên minh châu Âu (EU) sẽ mở các cuộc đàm phán về tư cách thành viên với Ukraine trong ngày 25/6, song màn khởi động tại Luxembourg này sẽ mang tính biểu tượng nhiều hơn là các cuộc đàm phán thực chất. Cờ EU tại Brussels, Bỉ. Ảnh: AFP/TTXVN Theo hãng tin Reuters, các cuộc đàm phán thực chất sẽ chỉ bắt đầu...