EU cân nhắc trừng phạt Gazprombank, Kaspersky Lab của Nga
Ngân hàng Gazprombank và Công ty an ninh mạng Kaspersky Lab của Nga có thể trở thành mục tiêu trong đợt trừng phạt mới của EU.
Văn phòng chi nhánh của ngân hàng Gazprombank ở Moskva, Nga. Ảnh: Reuters
Theo hãng tin Bloomberg, Gazprombank – ngân hàng thường được các công ty EU sử dụng để thanh toán tiền vận chuyển khí đốt cho Nga – đã bị Latvia, Litva, Estonia, Ireland và Ba Lan coi là mục tiêu trừng phạt tiềm năng trong gói trừng phạt mới nhằm vào Moskva. Trước đó, ngân hàng này được miễn hầu hết các lệnh trừng phạt của khối do đóng vai trò quan trọng trong các giao dịch khí đốt.
Năm thành viên EU này cũng đề nghị ngắt Gazprombank cùng một số ngân hàng Nga khác khỏi hệ thống thanh toán quốc tế SWIFT.
Ngoài ra, Ba Lan, Ireland và 3 quốc gia Baltic (gồm Estonia, Latvia và Litva) đã kêu gọi Brussels cấm các thành viên của khối sử dụng sản phẩm của công ty an ninh mạng Kaspersky Lab. Kaspersky Lab nổi tiếng với các sản phẩm diệt virus và nhiều sản phẩm công nghệ khác.
Video đang HOT
Dẫn các nguồn thạo tin, Bloomberg cho rằng động thái này là biện pháp giúp EU thắt chặt các hạn chế hiện có trong giao dịch thuộc lĩnh vực công nghệ với Nga. Ngoài ra, khối này cũng đề xuất hạn chế xuất khẩu công nghệ sang Nga và thêm nhiều hàng hóa – như máy xử lý dữ liệu và thiết bị lưu trữ vào danh sách đen xuất khẩu sản phẩm công nghệ.
Các thành viên EU cũng đưa ra đề xuất tăng cường biện pháp trừng phạt Nga, từ lệnh cấm các sản phẩm khí hóa lỏng (LPG) đến hạn chế hợp tác năng lượng hạt nhân và nhập khẩu kim cương Nga. Danh sách đề xuất cũng bao gồm lệnh cấm bán bất động sản cho các công ty và cá nhân Nga, những người không phải công dân EU, kiểm duyệt chặt chẽ các phương tiện truyền thông.
Thông báo trên được đưa ra chỉ vài ngày sau khi Giám đốc Chính sách đối ngoại của EU Josep Borrell công bố kế hoạch áp đặt các biện pháp trừng phạt mới đối với Moskva. Ông không nêu rõ chi tiết nội dung của kế hoạch, nhưng cho biết khối này sẽ nhắm mục tiêu vào nền kinh tế Nga và lĩnh vực công nghệ nói riêng. EU cũng sẽ đưa một số cá nhân Nga vào danh sách đen.
Hôm 21/9, Tổng thống Vladimir Putin đã ký sắc lệnh động viên một phần tại Nga. Bộ trưởng Quốc phòng Sergei Shoigu cho biết quân đội nước này sẽ huy động thêm 300.000 quân nhân dự bị để hỗ trợ chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine. Theo ông Shoigu, sắc lệnh này sẽ áp dụng với những người có kinh nghiệm trong quân ngũ.
Hôm 23/9, hai nước cộng hòa tự xưng ở vùng Donbass và các khu vực Zaporozhye, Kherson do Nga kiểm soát đã tiến hành trưng cầu dân ý về việc sáp nhập Nga. Các sự kiện này được tổ chức từ ngày 23 -27/9.
Ba Lan tiết lộ kế hoạch của EU về cấm cấp thị thực cho người Nga
Thứ trưởng Ngoại giao Ba Lan Piotr Wawrzyk nói với hãng thông tấn PAP hôm 14/8 rằng Ba Lan đang phát triển dự thảo đề xuất cho phép Liên minh châu Âu (EU) ngừng cấp thị thực cho du khách Nga.
Theo đài RT (Nga), ông Wawrzyk cho biết quyết định về vấn đề này sẽ được đưa ra trong vài tuần tới. Dù không nêu rõ chi tiết của đề xuất nhưng Thứ trưởng Ngoại giao Ba Lan nói rằng mục đích của đề xuất này nhằm thuyết phục một số thành viên chủ chốt trong EU về cấm thị thực toàn diện đối với tất cả công dân Nga.
Ba Lan ủng hộ đình chỉ hoàn toàn thỏa thuận năm 2007 giữa EU và Nga về vấn đề tạo điều kiện thuận lợi cho việc cấp thị thực. Hiệp ước này quy định về việc cấp thị thực cho thời hạn lưu trú dự định không quá 90 ngày trong khoảng thời gian 180 ngày cho công dân của Nga và EU.
Tuy nhiên, theo ông Wawrzyk, không phải tất cả các thành viên EU đều ủng hộ đề xuất đó. Ông cho biết kế hoạch dừng cấp thị thực cho công dân Nga đã bị các thành viên lớn phản đối, như Đức, Pháp và Hà Lan. Ông nói: "Vì không thể vượt qua sự phản kháng của các quốc gia này để đình chỉ thỏa thuận, Ba Lan đang nghiên cứu một giải pháp mới".
Thứ trưởng Wawrzykcho biết Ba Lan đã tiến hành đàm phán với một số nước thành viên EU trong những tuần qua. Đồng thời ông nói thêm rằng Latvia, Litva, Estonia cũng như Cộng hòa Séc và Slovakia đều ủng hộ cách tiếp cận của Ba Lan đối với vấn đề này. Ông nói Ba Lan đang mong chờ quyết định về vấn đề này trong những tuần tới.
Vị quan chức Ba Lan cũng hoan nghênh quyết định của Estonia và Latvia về việc đình chỉ hoặc hạn chế cấp thị thực cho người Nga. Ông cho biết thêm rằng Ba Lan đã không cấp thị thực du lịch cho người Nga trong nhiều tháng nay. Ba Lan chỉ tiếp nhận các nhà ngoại giao, lái xe đến Ba Lan làm việc và các thành viên gia đình của công dân Ba Lan và EU.
Đầu tuần này, Cộng hòa Séc - quốc gia giữ chức chủ tịch luân phiên của EU - cho biết họ sẽ thúc đẩy lệnh cấm toàn diện của EU đối với người Nga. Các thành viên của khối sẽ thảo luận về vấn đề này tại hội nghị cấp bộ trưởng ở Praha vào cuối tháng 8 tới.
Đầu tháng 8, Latvia đã ngừng cấp thị thực cho gần như tất cả công dân Nga với lý do lo ngại về an ninh. Hôm 11/8, Estonia cho biết họ cũng sẽ thực hiện quyết định tương tự. Estonia cũng có kế hoạch cấm những người Nga có thị thực Estonia nhập cảnh bắt đầu từ ngày 18/8. Thủ tướng Estonia Kaja Kallas cũng kêu gọi các quốc gia thành viên EU khác đưa ra lệnh cấm tương tự.
Đài truyền hình YLE đưa tin Chính phủ Phần Lan cũng ủng hộ biện pháp trên và dự kiến thảo luận về các giới hạn cấp thị thực cho người Nga vào ngày 16/8.
Trong khi đó, Đức là một trong số ít các quốc gia EU phản đối động thái này. Thủ tướng Olaf Scholz bày tỏ hoài nghi về một lệnh cấm tiềm tàng, cho rằng nó sẽ làm giảm hiệu quả của các biện pháp trừng phạt khác khi nhắm vào những người vô tội.
Về phần mình, Nga cho rằng biện pháp đề xuất trên mang tính bài ngoại.
Quốc gia thuộc EU cam kết chào đón người Nga Quy trình sẽ phức tạp hơn hiện tại, nhưng Hungary sẽ tiếp tục cấp thị thực Schengen cho người Nga. Đường Vaci Utca ở thủ đô Budapest. Ảnh: Getty Images Hungary sẽ tiếp tục cấp thị thực Schengen cho công dân Nga, dù quá trình này sẽ phức tạp hơn - Bộ trưởng Ngoại giao Hungary Peter Szijjarto cho biết ngày 23/9. Trong...